- Bạn đang cần tìm mua một dịch vụ Hosting?
- Làm sao biết được mình nên quan tâm những thông số nào khi mua hosting?
Ngày nay Có nhiều nhà cung cấp hosting và các thông số hosting khác nhau: dung lượng, băng thông, loại Hosting và giá cả,.... Vì vậy việc lựa chọn để mua hosting như thế nào phù hợp với nhu cầu thực của doanh nghiệp là một điều không mấy dễ dàng.
Bài viết sau đây Hostify.vn sẽ giúp bạn hiểu thêm về các thông số Hosting. Và sẽ giúp bạn đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho mình.
1. Những thông số cơ bản cần quan tâm trước khi mua hosting
1.1. Disk Space: Dung lượng thông số hosting cơ bản cần đặc biệt lưu ý
Disk Space (Dung lượng lưu trữ) đây được xem là khoảng trống của ổ đĩa, và biểu thị cho sức chứa của gói host đó. Điều mặc định là các gói hosting sẽ có dung lượng chứa khác nhau, bạn chỉ được phép tải file, upload mã nguồn trong giới hạn sức chứa của gói host. Dung lượng lưu trữ của các gói host có thể là vài GB thậm chí lên đến vài TB.
Bạn nên chọn Hosting có dung lượng bao nhiêu là đủ?
- Thông thường đối với một website nhỏ hoặc vừa thì mỗi tháng từ 1GB đến 5GB dữ liệu.
- Cách tính rất đơn giản: Kích thước trang x Số lượt xem trang dự kiến mỗi tháng. Ví dụ: Kích thước trang trung bình của bạn là 30KB và lượt xem trung bình là 50/ tháng = 0,03MB x 50.000 = 1,5 GB.
- Nếu bạn thường xuyên upload hình ảnh, bài viết, thông tin dịch vụ với chất lượng cao thường xuyên, thì bạn cần 1 Hosting có dung lượng lớn và ngược lại. Mức trung bình sẽ là 1-2GB.
Bạn nên chọn những gói host có dung lượng cao hơn dung lượng mà bạn ước tính. Vì trong quá trình hoạt động bạn sẽ có nhiều dữ liệu phát sinh khiến website nặng hơn rất nhiều.
1.2. Bandwidth (băng thông)
Là lượng dữ liệu mà web của bạn có thể chuyển đến máy tính người dùng trong 1s. Điều đó có nghĩa là gói host có nhiều băng thông thì lượng thông tin của website có thể được di chuyển đến người dùng cùng lúc sẽ nhanh hơn. Yếu tố này quyết định khá lớn ở việc website của bạn load nhanh hay chậm, khách hàng hài lòng hay không. Nếu bạn là một doanh nghiệp kinh doanh online thì điều tiên quyết cho sự thành công đó chính là giữ chân khách hàng trên website của bạn điều đó có 1 phần góp công không nhỏ của băng thông đấy. (Đi link về bài viết băng thông là gì?)
* Các loại băng thông:
Theo phạm vi sử dụng:
- Băng thông trong nước: Dùng để tương tác giữa các máy chủ trong nước, thích hợp cho việc sử dụng mạng nội bộ.
- Băng thông quốc tế: Sử dụng để trao đổi tương tác giữa các quốc gia.
Theo dung lượng sử dụng:
- Băng thông nhà cung cấp cam kết: Khi mua hosting nhà cung cấp sẽ giới hạn dung lượng cố định nếu bạn dùng vượt thì phải trải thêm phí.
- Băng thông được chia sẻ: Dùng cho nhiều máy chủ chia sẻ khác nhau
- Băng thông riêng: Trả phí cho phần băng thông đã sử dụng và không phải chia sẻ với người khác.
1.3. Addon domain
Là tên miền có thể sử dụng song song với tên miền chính. Nếu bạn quan tâm đến việc chạy song song nhiều trang web riêng biệt cùng mục lúc vì là một doanh nghiệp đa ngành nghề, sản phẩm thì nên lưu tâm đến thông số này nhé!
1.4. Parked domain
Parked Domain hiểu đơn giản là tên miền phụ, nó được đại diện cho tên miền chính. Tức là khi click vào tên miền này sẽ về lại trang web có tên miền chính của bạn, nó chỉ là đại diện cho tên miền chính chứ không phải chạy một website khác.
1.5. Tài khoản MSSQL hoặc MySQL (Số lượng cơ sở dữ liệu database)
Biểu thị cho lượng database của từng gói host. Thường thì các website khác nhau sẽ chạy một database riêng khác nhau.
1.6. Bảng điều khiển Control Panel
Chính là hệ thống quản trị Hosting, thường thì đối với các hosting Windows sẽ sử dụng Plesk Parallel còn hosting Linux sẽ dùng Cpanel, DirectAdmin.
1.7. Tài khoản FTP
Là cổng giao tiếp giúp máy tính của bạn dễ dàng giao tiếp và upload file lên host. Muốn đăng nhập vào tài khoản này bạn cần phải có: địa chỉ IP host, user name và mật khẩu dùng để đăng nhập vào host và cổng giao thức kết nối là 21.
1.8. Địa chỉ email
Chính là email được tạo nên dựa theo tên miền doanh nghiệp của bạn và chạy trực tiếp trên hosting. Các nhà cung cấp sẽ không khuyến khích bạn sử dụng loại email này vì tính ổn định không cao cũng như dung lượng khá thấp. Thay vào đó hãy sủ dụng email server để có độ ổn định cao mang đến độ tin cậy, tạo sự uy tín đối với khách hàng và đối tác nhé
2. Những thông số nâng cao, mang tính kỹ thuật
2.1. Dung lượng SSD là gì?
Đây là ổ cứng chdung lượng lưu trữ giúp Hosting hoạt dộng nhanh và khi mua Host trong đó bao gồm dung lượng các tập tin (dữ liệu website), dung lượng của My SQL Database (phần mềm tạo và quản lý các cơ sở dữ liệu) và dung lượng của email. Đây là thông số khá quan trọng, nó liên quan đến khả năng lưu trữ của website sau này.
2.2. CPU là gì?
Là số lượng nhân CPU được sử dụng tối đa đối với mỗi gói Host nhất định, số liệu này cũng giống CPU máy tính vậy. Điều này có nghĩa là với mỗi một core nếu bạn được phép sử dụng 100% của một nhân trên máy chủ và khi host hết tổng số % CPU gói Host thì sẽ xảy ra lỗi 503 (máy chủ trang web ngừng hoạt động).
Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này:
- Số lượng khách truy cập cùng lúc quá cao vượt ngưỡng giới hạn của gói hosting
- Quá nhiều tác vụ “lớn” diễn ra cùng 1 lúc: upload dữ liệu, backup dữ liệu, cài đặt theme, restore,…
- Bị tấn công, ….
- Mẹo giúp bạn khắc phục tình trạng CPU vượt quá giới hạn:
- Dùng một site vệ tinh chia sẻ dữ liệu và đi back link về về website của bạn. Đây là cách giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều tài nguyên của host.
- Cấu trúc lại cơ sở dữ liệu trong PHP MyAdmin.
- Dung lượng RAM (Physical Memory): Vì là thông số bộ nhớ vật lý được cấp riêng cho mỗi gói Host nên dung lượng RAM sẽ bị tiêu hao trong các quá trình xử lý mã nguồn. Đối với các mã nguồn xảy ra nhiều lỗi, phát sinh nhiều vấn đề thì sẽ tốn nhiều bộ nhớ hơn. Tài nguyên sử dụng ở đây là tài nguyên động – nghĩa là tùy mỗi thời điểm nó xử lý nó sẽ có thể tăng lên hay giảm xuống. Cũng như CPU khi host đã dùng hết số RAM được cung cấp thì sẽ phát sinh ra lỗi 503.
Việc bạn mua Hosting và hiểu rõ các thông số kèm theo rất cần thiết nó khiến bạn yên tâm rằng mọi thứ phù hợp với và sẽ giúp website của bạn hoạt động tốt.
2.3. Chứng chỉ SSL là gì?
Đây là dấu tích xanh giúp gia tăng độ bảo mật cũng như tăng thứ hạng SEO webiste trên các công cụ tìm kiếm google, bing… Đa phần các nhà cung cấp hosting ngày nay đều sẽ free phần SSL này, mặc dù là hàng free nhưng chất lượng và sự tin cậy khá tốt, được cộng đồng công nhận. Tuy nhiên bạn vẫn có thể lựa chọn những dịch vụ SSL trả phí khác đầy đủ chức năng và chuyên nghiệp hơn.
2.4. Phiên bản PHP là gì?
Nếu website của bạn sử dụng ngôn mã nguồn WordPress thì đây cũng là thông số bạn nên lưu ý. Hầu hết các host ngày nay đều hỗ trợ PHP. Bạn cần lưu ý đến phiên bản PHP mà host hỗ trợ:
- PHP/FI
- PHP 3.x
- PHP 4.x
- PHP 5.x
- PHP 6.x
- PHP 7.x
Có rất nhiều thông số kỹ thuật bạn cần để tâm để có thể lựa chọn được gói hosting phù hợp dành cho website của mình. Tại HOSTIFY.VN chúng tôi cung cấp các gói hosting có thông số như sau phù hợp với như cầu của từng doanh nghiệp khác nhau, mời bạn tham khảo: https://www.hostify.vn/wordpress-hosting
Hy vọng bài viết đã đem lại nhiều kiến thức hữu ích cho bạn về những thông số cơ bản đến nâng cao của gói hosting bất kỳ từ các nhà cung cấp mà bạn cần nắm để phục vụ cho việc lựa chọn gói hosting dành riêng cho mình. Ngoài những thông số trên còn có những thông số kỹ thuật chuyên sâu hơn mà rất ít khi chúng ta dùng đến cũng như quan tâm đến chúng.
Bạn hãy yên tâm khi lựa chọn dịch vụ Hosting tại Hostify.vn đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi sẽ giới thiệu rõ các thông số kỹ thuật phù hợp với website ngành nghề kinh doanh của bạn!
Nếu cần thêm sự hỗ trợ về dịch vụ, vui lòng liên hệ ngay với Hostify.vn theo Hotline: 0247 1012 369 (Phím 1) hoặc để lại thông tin tại đây, sẽ có đội ngũ tư vấn viên liên hệ lại bạn nhé.
*** Xem thêm các bài viết liên quan:
- Hosting là gì? Tổng quan kiến thức về Hosting cho người mới
- Sự khác nhau giữa Hosting Windows và Hosting Linux
- Hosting nào phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ?