Sitemap là bản đồ của một website, nó bao gồm danh sách tất cả các URL có trên trang web mà mọi người có thể truy cập. Thông thường sitemap sẽ hiển thị dưới dạng biểu đồ cây, nó như một bản đồ người quản trị web vẽ ra để chỉ đường cho bots của các công cụ tìm kiếm dễ dàng để truy cập và tìm thấy các URL có trên website.
Gia tăng tốc độ index của web: Tốc độ index nhanh là một vấn đề sống còn đối với một website dạng tin tức. Việc tao sitemap sẽ giúp gia tăng tốc độ index của các trang web trên site.
Cải thiện index của trang web: Với sitemap thì tất cả những thay đổi dù nhỏ nhất trên các site con cũng được Google bots chú ý và thu thập dữ liệu. Sitemap sẽ thông báo cho Google bots về những trang không có sự thay đổi trên site.
Phát hiện những lỗi phát sinh tiềm ẩn trên site: Có sitemap là một lợi thế khi Google bots luôn di chuyển trên website dễ dàng. Ngoài việc thu thập dữ liệu nhanh thì nó còn giúp phát hiện những lỗi phát sinh tiềm ẩn trên website của bạn và cảnh báo cho chúng ta qua Google Search Console.
Cung cấp siêu dữ liệu của từng website đến Google: gồm các thông tin như web update lần cuối khi nào? Tầm quan trọng của các trang đó đối với URL khác trên site.
Cơ bản, site map có thể được chia thành 2 loại: XML và HTML sitemaps. Khác biệt chính giữa cả 2 là XML chủ yếu dùng cho search engine và HTML site map được viết cho người dùng của website.
XML sitemap được dùng cho search engine và chứa các metadata chung với URLs của website. Nó chứa thông tin như URL được cập nhật lần cuối vào khi nào? Thay đổi được thực hiện sớm nhất như thế nào?..
Xem thêm>>> Plugin wordpress là gì? Tổng hợp 10 plugin wordpress free nên dùng
HTML sitemap chủ yếu cho người dùng vì cung cấp việc chuyển hướng dễ dàng. Nó cho người dùng biết Contact Us hoặc Shopping Cart là gì. Không những có ý nghĩa cho người dùng còn giúp đẩy nhanh việc tăng thứ hạng của website của bạn vì tính thân thiện.
Cả 2 HTML và XML sitemaps đều cho phép site được dễ dàng crawl bởi search engines. Chúng tôi khuyên nên dùng cả 2 cái, một cho search engine và một cho người dùng. Việc này sẽ đảm bảo bạn không bị mất điểm SEO, cũng đảm bảo việc tối ưu cho người dùng.
Dù bạn có website lớn hay nhỏ, website mới hay cũ hoặc là blog. Thì sitemaps cũng rất quan trọng trong mọi trường hợp. Đối với blogs không có nhiều backlinks, một sitemaps có thể giúp tranh chóng tạo index cho trang blog.
Việc tạo XML sitemap cho wordpress có rất nhiều cách. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn tạo sitemap thông qua plugin của wordpress với 2 cách.
Yoast SEO là một plugin khá phổ biến và được dùng rộng khắp để cải thiện SEO của website. Đảm nhiệm các yếu tố kỹ thuật liên quan đến nội dung và giúp cho bạn tạo độ chính xác cho từ khóa, tag H1 và H2, tính dễ đọc,…
Bước 1: Đầu tiên bạn cần cài đặt và kích hoạt plugin Yoast SEO cho wordpress.
Bước 2: Sau khi đã kích hoạt plugin Yoast SEO xong, ở menu SEO bạn chọn Feature rồi bật On của tính năng XML sitemap rồi nhấn Lưu thay đổi (Save changes) ở dưới.
Bước 3: Sau đó click vào xem XML sitemap để xem thử sitemap đã được tạo chưa.
Là một plugin được nhiều người dùng song song với plugin Yoast SEO.
Bước 1: Cài đặt và kích hoạt Google XML Sitemap từ directory plugin chính thức của WordPress.
Bước 2: Sau khi quá trình kích hoạt thành công, nó sẽ tự động tạo sitemap cho website của bạn.
Bước 3: Bạn có thể mở trang cấu hình plugin bằng việc nhấn Settings rồi chọn XML sitemap để xem sitemap URL của wordpress.
Để tạo HTML sitemap cho wordpress thì bạn cần phải dùng Plugin WP Sitemap Page
Bước 1: Cài đặt và kích hoạt plugin Plugin WP Sitemap Page trên website wordpress
Click vào Plugin → Add new → Tìm kiếm từ khóa WP Sitemap Page → Install Now → Activate.
Bước 2: Tiếp theo cài đặt trang mới và thêm [wp_sitemap_page] shortcode nơi bạn muốn HTML sitemap hiển thị.
Bước 3: Xuất bản trang và truy cập URL để xem HTML sitemap của bạn.
Bạn đã tạo sitemap thành công tuy nhiên bạn không biết sitemap đó có lỗi hay không? Chính vì vậy bạn nên khai báo sitemap sau khi đã tạo với Google Search Console (một tool webmaster của Google). Nếu bạn không khai báo sitemap thì Google vẫn có thể nhận ra các thay đổi về sitemap tuy nhiên sẽ tốn nhiều thời gian hơn. Để tốt nhất cho công việc của mình bạn nên chủ động làm điều này để tìm ra các lỗi nhanh chóng.
Bước 1: Truy cập https://search.google.com/search-console/welcome
Bước 2: Nhập tên miền website cần khai báo
Bước 3: Truy cập “Crawl” => “Sitemaps”
Bước 4: Click mục “Add/Test Sitemap” ở góc phải
Bước 5: Điền sitemap.xml
Bước 6: Nhấn “Gửi”
Bây giờ hãy cho Google bots vài ngày để xử lý yêu cầu của bạn và crawl site của bạn.
Với các bước đơn giản vậy thôi là bạn đã khai báo thành công sitemap với Google, nếu có bất ký lỗi phát sinh nào Google sẽ gửi cảnh báo cho bạn thông qua email quản trị website.
Thông tin liên hệ tư vấn