Search Engine Optimization là gì? Tối ưu SEO là gì?

Search engine optimization là gì?

Search Engine Optimization (viết tắt SEO) là một quy trình nâng cao thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm như Google, giúp người dùng có thể tìm thấy website dễ dàng hơn trên bảng kết quả tìm kiếm.

Search Engine Optimization là gì? Tối ưu SEO là gì
Search Engine Optimization là gì?

Những ai cần đến Search Engine Optimization?

Bất kỳ những ai muốn tiếp cận khách hàng nhanh chóng thông qua các công cụ tìm kiếm mà không tốn quá nhiều chi phí thì đều sẽ cần đến SEO.

Những người cần sử dụng SEO thường sẽ là:

Người quản lý website: Tập tành thực hành SEO trên website và muốn bán hàng đem lại doanh số, tiết kiệm chi phí.

Chủ của doanh nghiệp: Muốn phát triển kinh doanh, quảng bá thương hiệu lâu dài qua các công cụ tìm kiếm.

Người làm marketing: muốn nâng cao doanh số và tiết kiệm ngân sách cho công ty.

Những ai đang muốn hướng nghiệp làm SEO để làm việc cho doanh nghiệp hay phát triển thương hiệu cho cá nhân sau này.

Tối ưu SEO là gì?

Google sử dụng hơn 200 yếu tố để xếp hạng trang web của bạn, con số 200 quá lớn để bắt đầu do vậy một lời khuyên cho bạn là nên tìm hiểu trước các yếu tố để tối ưu SEO quan trọng, chúng tôi sẽ giới thiệu ngay sau đây nhé.

Content: Tạo content hướng tới những cụm từ được người dùng tìm kiếm và có nội dung hướng đến trải nghiệm người dùng. 

Crawlable: Cần đảm bảo khả năng truy cập, thu thập và lập chỉ mục cho các công cụ tìm kiếm.

Links: Chất lượng và số lượng của các link liên kết

User Intent: Làm thỏa mãn ý định của người tìm kiếm

Uniqueness: Thêm sự độc đáo, ấn tượng cho Content của bạn, chỉ có ở bạn

EAT: Content được tạo từ người có chuyên môn tốt để có được sự tin cậy, qua đó tạo được thẩm quyền

Freshness: Tính tươi mới của content cả những content mới, và update content cũ

Speed: Tốc độ tải trang nhanh là một yếu tố quan trọng về tăng trải nghiệm người dùng của bạn.

CTR: Cải thiện tỷ lệ Click đến trang của bạn từ trang kết quả tìm kiếm.

Mobile Friendly: Trang web của bạn thân thiện với tất cả các thiết bị và đặc biệt là dành cho mobile.

Quy trình thực hiện Search Engine Optimization

Quy trình thực hiện Search Engine Optimization
Quy trình thực hiện Search Engine Optimization

Để SEO thành công, bạn nên lập kế hoạch có chiến lược và thực hiện theo quy trình, chúng tôi gợi ý phân tích và đưa ra quy trình SEO 6 bước như sau:

Phân tích website (Audit site)

Nghiên cứu: Từ khóa, Topic, đối tượng người dùng và mức độ cạnh tranh.

Tối ưu hóa SEO On-site: Thực hiện các phương tối ưu trên site bạn có thể làm chủ được nó

Tạo và tối ưu Content có giá trị, tạo trải nghiệm tốt cho người dùng.

Tối ưu SEO Off-site (xây dựng liên kết, quảng bá website…): thực hiện những phương pháp tối ưu bên ngoài site của bạn.

Đánh giá, đo lường và cải tiến điều chỉnh chiến lược SEO cho vòng đời tiếp theo.

Lợi ích Search Engine Optimization mang lại cho doanh nghiệp

SEO là một kênh thu hút khách hàng bền vững & liên tục tăng trưởng

Tối ưu SEO cho website của bạn cơ hội đạt top tìm kiếm Google, đồng nghĩa với việc thu hút hàng ngàn traffic tự nhiên đến website. Và bạn có thể duy trì kết quả này trong 1 thời gian rất dài vì cơ bản, website bạn đã được tối ưu hóa cho SEO, được Google nhận dạng tốt và bạn chỉ cần duy trì chúng.

Tăng tỷ lệ ROI

ROI (Return On Investment) là tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư, ROI càng cao chứng tỏ hoạt động doanh nghiệp càng hiệu quả.

Ước tính lợi nhuận thu được từ lượng traffic đổ về, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi của từng từ khóa mang lại, tăng doanh thu.

Phân tích và đánh giá được hiện trạng website doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu.

Hơn nữa, nhờ hiệu quả Search Engine Optimization, Doanh nghiệp bạn có thể tối ưu kinh phí marketing cho quảng cáo bằng cách triển khai các chiến lược phối hợp SEO-PPC.

Khoản đầu tư mang tính dài hạn

Khác với quảng cáo, khi bạn ngừng đầu tư quảng cáo cũng tắt theo, Search Engine Optimization mang lại kết quả dài hạn sau khoản thời gian tối ưu hiệu quả. Website của bạn vẫn nằm top, vẫn thu hút traffic tự nhiên hoàn toàn miễn phí, vẫn đem về khách hàng dù không cần triển khai gì nhiều.

Lợi ích Search Engine Optimization
Lợi ích Search Engine Optimization

Linh hoạt, điều hướng khách hàng theo mong muốn

Website cũng là một dạng Owned Media – kênh truyền thông do “chính chủ” sở hữu. Bởi vì website là owned media nên nó sẽ có các lợi ích mà chỉ có owned media mới có.

Ví dụ như khi có một campaign mới đi chẳng hạn, website mình có thể dễ dàng điều hướng user trên trang theo cách mình muốn như internal links, banner website… Mà lại không tốn thêm chi phí nào.

Cải thiện UX/UI của người dùng trên website

Bởi vì Google sẽ dựa theo hành vi khách hàng để đánh giá chất lượng website của bạn, cân nhắc có nên đưa trang web bạn lên TOP list hay không? Vậy nên, tối ưu SEO sẽ vừa giúp website được Google đánh giá cao, vừa giúp ghi điểm trong mắt khách hàng vì tối ưu UX/UI tốt.

Hiểu rõ hành vi của khách hàng tiềm năng

Các chiến lược Search Engine Optimization được xây dựng bám sát cùng với hành trình khách hàng, từng bước thực thi đều gắn liền với hành vi của khách hàng tiềm năng, làm rõ hơn đối tượng mục tiêu và tập trung vào tăng tỷ lệ chuyển đổi một cách hiệu quả sẽ tăng doanh thu.

Xây dựng, củng cố và phát triển thương hiệu bền vững

Hầu hết người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm Google hay các công cụ tìm kiếm khác sẽ không bao giờ dừng lại ở việc tìm kiếm một từ khóa hay click vào một website trên kết quả tìm kiếm rồi hoàn tất.

Người dùng có xu hướng tìm kiếm những từ khóa có liên quan thêm rất nhiều và nhiều lần cho đến khi có được thông tin một cách đầy đủ nhất.

Công cụ hỗ trợ SEO

Các công cụ tối ưu Onpage

  • SEOquake
  • SEO Site Checkup
  • Robots.txt Generator
  • XML Sitemaps
  • Schema Creator
  • Google Pagespeed Insights đo tốc độ load

Các công cụ phân tích liên kết

  • Ahrefs
  • Open site explorer
  • Moz Link Explorer

Các công cụ tối ưu content

  • Rank Math
  • Ahrefs SEO toolbar
  • Google Keyword Planner
  • SERP Robot
  • Keywordtool.io
  • Google Trend

Công cụ cải thiện UX/UI

  • Google PageSpeed Insights
  • SERP Simulator
  • Google Mobile Friendly Test

Công cụ nghiên cứu từ khóa (keyword)

  • Google Keywords Planner
  • Ahrefs
  • Keywordtool.io
  • Spineditor.com

Các công cụ phân tích website của bạn

  • Ahrefs
  • Website Auditor
  • Google Search Console
  • SEO Web Page Analyzer

Công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa

  • Rank Tracker (trong bộ công cụ của SEO Powersuite)
  • Ahrefs

Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã hiểu được Search Engine Optimization là gì rồi đúng không nào? Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết nhé.

Xem thêm: Seo Entity là gì?11 gợi ý triển khai Entity hiệu quả 2022

Thông tin liên hệ tư vấn

Một bình luận

Đã tắt bình luận.