Portfolio nghĩa là gì? Cách phân biệt CV và Portfolio dễ dàng

Có một vài thuật ngữ mà các designer không thể không biết, đặc biệt như là portfolio. Một bản portfolio đẹp sẽ là điểm cộng vô cùng lớn của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Vậy portfolio là gì? Portfolio khác gì với CV? Hãy cung Hostify theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Portfolio nghĩa là gì?

Portfolio là tổng hợp toàn bộ các dự án mà ứng viên đã từng tham gia thực hiện. Thông tin của Portfolio thể hiện năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm của các ứng viên qua quá trình học tập, làm việc. Portfolio được các nhà tuyển dụng chú ý bởi đây là tài liệu giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan nhất về khả năng của ứng viên.

Portfolio nghĩa là gì?
Portfolio nghĩa là gì?

Những thông tin không thể thiếu của một bản Portfolio

Một bộ Portfolio đầy đủ không thể thiếu những thông tin sau đây:

Thông tin bảo hộ quyền sở hữu: Bạn hãy ghi rõ đây là tác phẩm thuộc quyền sở hữu của bạn hoặc đơn vị bạn đã từng hợp tác, được bảo mật hoàn toàn và không ai có quyền sao chép.

Triết lý công việc: Cách nhìn nhận của bản thân bạn về lĩnh vực đang theo đuổi.

Mục tiêu nghề nghiệp: Thường là mục tiêu sự nghiệp của bạn trong vòng 05 năm tiếp theo.

Sơ yếu lý lịch: Là thông tin cá nhân cơ bản, có thể chèn đường dẫn URL đến hồ sơ cá nhân của bạn khi làm Portfolio online.

Kỹ năng: Cần điền từ 03 – 05 kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực đang theo đuổi vào Portfolio. Phần này có thể bổ sung thêm thư tiến cử, nhận xét của giáo viên, khách hàng hoặc đối tác của dự án bạn đã từng tham gia.

Bằng cấp/chứng chỉ/sản phẩm từng thực hiện: Portfolio cần có giấy tờ chứng minh bằng cấp, file tài liệu về các dự án bạn đã từng làm để giúp nâng tầm giá trị Portfolio trong mắt nhà tuyển dụng.

Portfolio được trình bày theo hình thức nào?

Portfolio nghĩa là gì?
Hình thức trình bày của Portfolio

Portfolio bản in: Đây là loại Portfolio được dùng phổ biến nhất, có thể in ra thành quyển sách mỏng khổ A4, A3, A5 hoặc catalog.

Portfolio PDF: Loại hình này thường phù hợp để gửi Portfolio online.

Portfolio dạng website: Loại hình này cho phép nhiều khách hàng tiếp cận bạn hơn, phù hợp đối với những người làm freelance.

Portfolio dạng video: những ứng viên cho vị trí diễn xuất, trình diễn sẽ cần làm Portfolio tổng hợp kinh nghiệm đứng trước ống kính.

Khi nào ứng viên nên dùng Portfolio để gửi cho doanh nghiệp?

Mặc dù đều là hồ sơ xin việc, tuy nhiên không phải lúc nào nhà tuyển dụng cũng yêu cầu ứng viên nộp cả Portfolio. Tất cả ứng viên khi xin việc đều cần CV, nhưng Portfolio chỉ cần thiết nếu doanh nghiệp muốn hiểu rõ hơn về năng lực của ứng viên. Thông thường, Portfolio được sử dụng trong lĩnh vực thiết kế, truyền thông – quảng cáo, xây dựng… Bởi những ngành nghề này thường làm việc theo dự án, chiến dịch, việc thể hiện qua Portfolio sẽ dễ dàng, đầy đủ và chi tiết hơn.

Cách phân biệt CV và Portfolio dễ dàng

CV là một bản tóm tắt những thông tin gồm trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng liên quan tới công việc mà ứng viên muốn ứng tuyển, để lại ấn tượng ban đầu cho nhà tuyển dụng về ứng viên mà họ đang xét tuyển.

Thông qua các khái niệm CV và Portfolio, bạn đã có thể hình dung được những điều cơ bản cần có trong 2 mẫu này. Tuy nhiên, để phân biệt CV và Portfolio lại không hề đơn giản. Có nhiều đặc điểm mà bạn cần xem xét để chắc chắn rằng mẫu đơn mà mình sử dụng là phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Portfolio nghĩa là gì?
Cách phân biệt CV và Portfolio dễ dàng

Về độ dài

Trên thực tế không có một quy định hay nguyên tắc cụ thể nào về độ dài của CV và Portfolio. Tuy nhiên, độ dài của 2 mẫu này hoàn toàn khác nhau và nhiều người đã “ngầm” mặc định rằng đó là độ dài phù hợp nhất.

Đầu tiên, CV không quá dài, thông tin được trình bày thường chỉ gói gọn trong 1 – 2 mặt giấy A4. Nếu dài hơn, CV thường sẽ không được đánh giá cao vì các thông tin được trình bày quá dài dòng, không có trọng tâm và không “hấp dẫn” nhà tuyển dụng.

Đối với Portfolio, ứng viên có thể thoải mái trình bày các thông tin liên quan đến kỹ năng và năng lực của bản thân, các dự án, sản phẩm đã thực hiện. Portfolio càng dài, càng nhiều thông tin thì chứng tỏ ứng viên là người có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm làm việc.

Nội dung thông tin

Giống như khái niệm đã đề cập, CV là nơi tập hợp các thông tin cơ bản về ứng viên như lý lịch, học vấn, kinh nghiệm làm việc, thành tích… Các thông tin này đều được trình bày khá ngắn gọn, dễ hiểu và chọn lọc các điểm nổi bật nhất để điền vào CV.

Phần nội dung thông tin của Portfolio nghiêng hẳn về các sản phẩm, dự án và các loại giấy tờ liên quan đến kinh nghiệm làm việc của ứng viên. Lưu ý, Portfolio vẫn chứa các thông tin tương tự như CV là lý lịch cá nhân, học vấn… tuy nhiên chỉ được trình bày ngắn gọn để làm nổi bật phần năng lực, kinh nghiệm làm việc của các ứng viên.

Các ngành phù hợp

Không phải ngành nghề nào cũng có thể sử dụng CV để ứng tuyển và Portfolio cũng vậy. Do đó bạn cần biết cách phân biệt CV và Portfolio nên được sử dụng trong ngành nào thì mới có thể tạo được ấn tượng tốt cho các nhà tuyển dụng.

Một số ngành thường được yêu cầu nộp CV như hành chính nhân sự, kinh doanh, tài chính… Đối với Portfolio thì các ngành như thiết kế, báo chí truyền thông, quảng cáo… sẽ phù hợp hơn vì nhà tuyển dụng thường muốn tìm hiểu các tác phẩm, dự án của ứng viên.

Đăng ký Website mới tại đây >>> Giải pháp website trọn gói Hostify

Thông tin liên hệ tư vấn