Domain Controller là gì? Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, những khái niệm hay thuật ngữ công nghệ sẽ không còn xa lạ với người dùng.
Domain Controller (DC), một thuật ngữ phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay. Vậy Domain-Controller là gì? Có những loại DC nào và cách thức hoạt động ra sao? Mời bạn đọc cùng khám phá câu trả lời tại bài viết dưới đây.
Domain Controller là một khái niệm cần phải có sự am hiểu chính xác mới giải nghĩa được. Trước tiên chúng ta cần hiểu khái niệm đơn giản là Domain.
Domain là một hệ thống gồm có người dùng, ứng dụng, tài nguyên internet, máy chủ dữ liệu,… kết nối với nhau. Chúng được quản lý theo một bộ quy tắc chung với những cấu trúc riêng biệt.
Domain-Controller là hệ thống máy chủ với chức năng quản lý một Domain cố định. Domain này có bản chất giống như Server chúng ta gặp hàng ngày. Domain – controller chịu trách nhiệm quản lý an ninh mạng và những vấn đề liên quan đến dữ liệu. DC có nhiệm vụ như người gác cổng chịu trách nhiệm xác thực và ủy quyền các User.
Thông thường, một Domain có thể sở hữu, được quản lý bởi nhiều Domain Controller cũng được. Mỗi một máy chủ phải được cài đặt, khởi tạo Active Directory nếu muốn trở thành một DC.
Dựa vào những thông tin trên bạn có thể thấy rằng đây là một phần quan trọng trong hệ thống điều hành phần mềm của doanh nghiệp. DC góp phần không nhỏ trong việc bảo mật, quản lý thông tin và các dữ liệu quan trọng một cách hiệu quả, an toàn nhất.
Additional Domain Controller là gì, nó là một phát minh được dùng để cân bằng sự truyền tải giữa các DC hiện có. Ngoài ra nếu Domain-controller bị lỗi thì Additional domain-controller có thể thay thế để xác thực. Đây là chức năng thiết lập 2 domain controller chạy song song. Cả hai sẽ bổ trợ cho nhau và giúp đảm bảo sự hoạt động liên tục của hệ thống.
Như chúng tôi đã phân tích ở trên, chức năng và vai trò của Domain Controller là lưu trữ, phân tích và bảo mật hệ thống nội bộ. DC có những ưu điểm và nhược điểm sau đây:
Có thể lưu trữ được mọi đối tượng thông tin, dữ liệu với nhiều định dạng khác nhau từ các Domain Forest.
Quy trình lưu trữ diễn ra rất đơn giản, hiệu quả và an toàn hơn các hình thức khác.
Bên cạnh hai ưu điểm trên, DC cũng có những hạn chế như:
Một domain được ấn định với chức năng như một máy chủ của danh mục chung, hệ thống chung.
Những đối tượng không thuộc Domain thì một nhóm thuộc tính sẽ được thực hiện sao lưu bộ phận Domain đó. Cuối cùng, danh mục chung sẽ lưu trữ một bản sao mềm hoàn chỉnh và bản sao chỉ có thể đọc.
Hiện nay có hai loại hình DC cơ bản được sử dụng rộng rãi. Hai loại hình này có những đặc điểm, tính năng và cách sử dụng khác nhau.
Loại DC này có khả năng lưu trữ các thông tin, hình ảnh, dữ liệu mật, tài nguyên một cách cẩn thận. Primary Domain Controller sẽ thực hiện các thao tác trong cơ sở dữ liệu bên trong các thư mục chính. Đó chính là các Windows Server của cá nhân, công ty hay doanh nghiệp nào đó.
Khi PDC cũ đang bị lỗi hoặc gặp vấn đề thì một PDC sẽ được đưa lên để hỗ trợ. PDC phụ sẽ giúp cân bằng khối lượng công việc khi xảy ra sự cố.
Trong mỗi chu kỳ của BDC, PDC sẽ tiến hành quá trình thực hiện sao chép cơ sở dữ liệu. Khi sao chép dữ liệu liên tục nó đảm bảo cho quá trình bảo mật dữ liệu được an toàn, tránh mất mát thông tin của doanh nghiệp.
Ngoài ra còn một số khái niệm khác như Domain controller in active directory, Domain controller linux. Những khái niệm này có ý nghĩa gì, bạn đọc hãy đón chờ ở những bài viết tiếp theo của Hostify nhé.
Để cài đặt Domain-controller trước tiên cần chuẩn bị các tài nguyên như máy chủ để cài đặt. Sau khi đã chuẩn bị xong bạn thực hiện theo các bước sau:
Bạn vào mục “Promote This Server To A Domain Controller” → Chọn “Add A New Forest” → Nhập Domain mà bạn muốn cài đặt.
Nhấn Next để chuyển sang bước tiếp cho đến khi sang phần cài đặt.
Cuối cùng bạn kiểm tra lại xem máy tính đã lên Domain hay chưa.
Ở bước này hệ thống sẽ cài đặt OU, Group, User.
Bạn tạo OU bằng các thao tác sau: Click chuột vào Domain, chọn New và Organizational Unit.
Bạn hãy đặt tên cho OU rồi sau đó tạo Group ở Tab mới, đặt tên cho Group.
Sau đó nhập Domain vào Computer để Join Domain. Sau đó bấm Check máy chủ xem Domain đã hiển thị chưa.
Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến Domain Controller trong hệ thống Windows. Chúng tôi hy vọng rằng với những thông tin trên bạn đọc đã hiểu được Domain Controller là gì? Cách cài đặt như thế nào cũng như phân loại DC. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi.
Đăng ký Website mới tại đây >>> Giải pháp website trọn gói Hostify
Bài liên quan:
Top 5 Plugins Editor WordPress thân thiện dễ sử dụng nhất 2022
Hướng dẫn cách xóa Cache WordPress nhanh chóng
Theme flatsome là gì? Những ưu điểm của Theme flatsome wordpress
Thông tin liên hệ tư vấn