DNS là gì? Cách hệ thống phân giải tên miền hoạt động?

Hệ thống phân giải tên miền hay DNS là một hệ thống trung gian giúp con người mà máy tính giao tiếp với nhau dễ dàng hơn. Thông thường, chúng ta sử dụng tên để truy cập vào các website. Ngược lại, máy tính lại sử dụng dữ liệu là các chữ số để truy cập vào website đó. DNS đóng vai trò là nhà biên dịch trung gian, chuyển tên miền thành dữ liệu số để máy tính có thể hiểu được. 

Cách thức hoạt động của DNS giống hệt như ứng dụng danh bạ trên điện thoại. DNS giúp chuyển dữ liệu tên miền thành địa chỉ IP của website đó. Thông tin của từng tên miền và địa chỉ IP tương ứng được lưu vào một thư viện riêng gọi là các server tên miền. 

Để hiểu rõ hơn về DNS là gì và cách hệ thống phân giải tên miền hoạt động như thế nào? Bạn đọc cùng khám phá ngay tại bài viết dưới đây nhé!

DNS là gì? Cách hệ thống phân giải tên miền hoạt động?
DNS là gì? Cách hệ thống phân giải tên miền hoạt động?

Giới thiệu chung về hệ thống phân giải tên miền 

Hệ thống phân giải tên miền hay DNS là gì?

Hệ thống phân giải tên miền hay dns là gì? DNS là viết tắt của từ gì? Đó chính là từ viết tắt của “Domain Name System”. Vậy domain name system là gì? 

“Domain name” có nghĩa là tên miền, “System” được dịch là hệ thống. Vậy ta có thể dịch từ domain name system cách đơn giản là hệ thống tên miền không? Trên thực tế không thể dịch sát nghĩa cho các thuật ngữ kỹ thuật. Nhưng nhiều chuyên gia dịch từ domain name system là hệ thống phân giải tên miền. 

Như được định nghĩa ở phần mở đầu, hệ thống phân giải tên miền là một hệ thống trung gian. Giúp chuyển các dữ liệu tên miền thành các địa chỉ IP. Hệ thống này có cách hoạt động như một danh bạ điện thoại trên không gian mạng. Hệ thống phân giải tên miền giúp người dùng và máy tính có thể giao tiếp với nhau một cách dễ dàng và nhanh chóng. Vậy cách thức hoạt động của hệ thống phân giải tên miền như thế nào?

Địa chỉ DNS là gì? 

Địa chỉ DNS là cơ sở dữ liệu lưu trữ tên miền kèm theo địa chỉ IP tương ứng với tên miền đó. Hiểu một cách đơn giản thì địa chỉ DNS giống như một quyển danh bạ điện thoại. Ví dụ tên miền google.com có địa chỉ IP tương ứng là 209.85.231.104. Trong cơ sở dữ liệu của DNS sẽ lưu trữ hai thông tin này để giúp cho người dùng và hệ thống server kết nối được với nhau. 

DNS dùng để làm gì?

DNS là gì? Hệ thống phân giải tên miền dùng để làm gì?
DNS là gì? Hệ thống phân giải tên miền dùng để làm gì?

Khi hoạt động trên không gian mạng, mỗi một chiếc máy tính sẽ có một địa chỉ IP riêng. Địa chỉ này không trùng lặp với máy tính khác. Và tương tự như thế mỗi website cũng sẽ có địa chỉ IP riêng biệt. 

Đây là các dãy số dài và khó nhớ hơn cả số điện thoại di động. Vậy làm sao để người dùng có thể nhớ được địa chỉ IP này khi truy cập vào một website?

Lúc này cần có một hệ thống phân giải tên miền để giúp cho người dùng có thể truy cập vào website một cách dễ dàng. Thay vì phải truy cập bằng địa chỉ IP, người dùng chỉ cần nhập tên miền của website. DNS đóng vai trò chuyển đổi tên miền đó thành địa chỉ IP chính xác để đưa người dùng đến website. 

Cách hệ thống phân giải tên miền hoạt động như thế nào? 

Giao thức DNS sẽ hoạt động theo từng bước từng bước một. Những bước hoạt động này sẽ chạy theo cấu trúc riêng của nó. Bước đầu tiên trong chuỗi chương trình là bước truy vấn được gọi là “DNS query”. 

Để giúp bạn đọc dễ hiểu hơn, chúng ta hãy lấy một ví dụ quen thuộc về website www.google.com nhé. 

Bước đầu tiên, server domain names (DNS server) sẽ tìm thông tin phân giải trong file hosts – tệp thông tin chủ của hệ điều hành. Bước này hệ thống sẽ chuyển hostname thành địa chỉ IP. 

Nếu không tìm được thông tin, chương trình sẽ tìm trong cache (được gọi là bộ nhớ tạm). Đây là nơi lưu trữ thông tin và bộ nhớ tạm của ISP. Nếu máy chủ không tìm được thông tin bạn sẽ thấy hiện thông báo lỗi không tìm thấy trang chủ. 

Các loại DNS Server và vai trò của chúng

Trên thực tế có tất cả 4 loại domain name server tham gia vào hệ thống DNS. Gồm có các server cụ thể sau đây: 

Root Name Servers

Root Name Servers còn được gọi tắt là Name Server. Là Server quan trọng nhất và có cấp bậc cao nhất của hệ thống phân giải tên miền. Bạn có thể hiểu cách đơn giản hơn, Root name server là một thư viện giúp bạn dễ dàng tìm kiếm. 

Với một quy trình thông thường, sau khi nhận yêu cầu từ DNS Recursive Resolver, Root name server sẽ trả lời rằng nó cần tìm trong top level DNS ( chính là TLD Name Servers) cụ thể nào đó.  

Hệ thống phân giải tên miền DNS hoạt động như thế nào?
Hệ thống phân giải tên miền DNS hoạt động như thế nào?

DNS Recursor

Như vừa nhắc đến ở trên, DNS recursor đóng vai trò như một nhân viên chăm chỉ. Nó có nhiệm vụ nhận và trả thông tin cho trình duyệt để giúp hệ thống tìm được đúng thông tin.

Nói theo cách đơn giản, DNS Recursor đóng vai trò liên lạc với Server khác để gửi thông tin đến trình duyệt của người dùng. Trong quá trình lấy thông tin, DNS Recursor có lúc cần đến sự trợ giúp của Root DNS Server.

TLD Name server

Khi bạn cần truy cập vào website như Facebook, Youtube phần mở rộng kèm theo là “.com”. Vậy đây chính là một dạng của Top-level Domain hay chính là TLD Name server.

Đây là nhà quản lý trọn bộ hệ thống thông tin chi tiết của một phần mở rộng của tên miền chính. 

Theo trình tự thông thường, LTD Name Server nhận thông tin từ DNS Resolver, sau đó sẽ giới thiệu cho một Authoritative DNS Server. Authoritative DNS Server chính là nơi chứa đựng nguồn dữ liệu của domain đó. 

Authoritative Name server

Khi một DNS Resolver tìm thấy Authoritative Name Server, chính là lúc tiến hành việc phân giải tên miền. 

Một mặt khác, Authoritative Name Server có chứa đựng các thông tin cho biết domain đang được gắn với địa chỉ IP nào. Nó sẽ tiến hành cung cấp cho Recursive Resolver địa chỉ IP được tìm thấy trong danh sách dữ liệu những bản ghi của nó.

Hệ thống phân giải tên miền là một phần vô cùng thiết yếu cũng như quan trọng trong quản trị mạng và website. Chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin về cách hệ thống phân giải tên miền hoạt động. Chúng tôi hy vọng rằng với những thông tin trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm DNS và cách hoạt động của DNS. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi. 

Một bình luận

Trả lời