Ahrefs là một trong những công cụ phân tích SEO tuyệt vời, chuyên dùng để phân tích các chỉ số của website lớn nhất hiện nay. Giống như Google, Ahrefs có một lượng cơ sở dữ liệu cực kỳ lớn, với lượng thông tin được cập nhật 15- 30 phút/ lần. Ahrefs dùng để phân tích website đối thủ, nghiên cứu từ khóa, marketing, tìm kiếm cơ hội tăng traffic website, xây dựng liên kết (backlinks)…
Cách thức hoạt động của công cụ Ahrefs gần giống với Google, đó là hàng ngày những “con bọ” (spider) Ahrefs di chuyển trong môi trường internet 24/7 để dò tìm và thu thập dữ liệu của mọi website, cách chúng liên kết với nhau và từ khóa của website đó xếp hạng trong kết quả tìm kiếm.
Hoạt động của Ahrefs sẽ thu thập được 4 chỉ số, gồm:
Một số tính năng nổi bật của Ahrefs có thể kể đến như:
Site Explorer: Tính năng này hỗ trợ người dùng có thể truy xuất dữ liệu của một website bất kỳ. Tại đây sẽ cung cấp cho bạn các chỉ số về Backlink, Internal link, External link… hoặc biết được những đối thủ của website bạn hiện tại là ai.
Content Explorer: Tính năng này sẽ giúp bạn khám phá được những nội dung nào của một chủ đề đang được chia sẻ, được yêu thích nhất trên mạng Internet. Từ đó, những người làm SEO, quản trị website sẽ đưa ra chiến lược làm nội dung chuẩn nhất.
Keyword Explorer: Với tính năng này, bạn sẽ đánh giá được về mức độ khó của từ khóa, những đối thủ nào của bạn đang lên top với từ khóa này, những gợi ý từ khóa liên quan để người làm SEO có thể dùng để triển khai trên website của mình.
Site Audit: Tính năng nãy giúp bạn phân tích website của bạn, đưa ra những gợi ý để bạn có thể Audit giúp cho website thân thiện với Google và người dùng hơn nữa.
Ahrefs Rank: Xếp hạng website trong bảng xếp hạng của Ahrefs dựa vào Backlink của web bạn(Cả số lượng và chất lượng Backlink).
URL Rating (UR): Chỉ số đánh giá sức mạnh về Backlink của trang web đang kiểm tra.
Domain Rating (DR): Chỉ số đánh giá sức mạnh của về Backlink của toàn Website bạn.
Backlinks: Tổng số lượng Backlink đang trỏ về trang đang kiểm tra.
Referring Domains: Tổng số các Domain đang chứa Backlink trỏ về trang web đang kiểm tra.
Organic Keywords: Tổng số các từ khóa mà khách hàng tìm đến được trang đang nằm trong Top 100 của Google.
Organic Traffic: Chỉ số ước chừng lượng Traffic mang lại cho trang từ kết quả SEO dựa trên số từ khóa đang nằm trong Top 100 Google.
Traffic Value: Thể hiện số tiền ước tính bạn cần trả cho lượng traffic tự nhiên vào trang như hiện tại bằng kết quả từ quảng cáo Google Ads.
Ở menu bên trái, bạn chọn mục Backlinks để kiểm tra tình trạng về link đang trỏ về website. Tại đây sẽ thống kê được tất cả Backlink còn tồn tại, Backlink bị mất hoặc Backlink Broken.
Với tính năng Backlinks này, bạn sẽ kiểm tra được sức mạnh về Backlink của website mình và từ đó đưa ra kế hoạch xây dựng Backlink sao cho hợp lý. Đồng thời, đây cũng là một cách để kiểm tra Backlinks đối thủ của mình.
Để kiểm tra những trang mới nhận được những Backlink nào, bạn hãy chọn phần New trong mục Backlinks. Nội dung bảng sẽ thể hiện Backlink mới được trỏ về website vào khoảng thời gian nào.
Tại đây bạn sẽ biết được những link mới được trỏ về trang tới từ những URL nào, chất lượng của URL chứa link ra sao, Backlink gắn với những loại Anchor text gì.
Nhờ có được những thông tin trên, các SEO có thể đánh giá được hiệu quả của việc xây dựng Backlink cho website, thời gian mà trang nhận được link trỏ về. Đồng thời, bạn cũng có thể biết được trang của mình có bị đối thủ bắn link xấu không để có biện pháp kịp thời.
Tại phần Lost trong mục Backlinks cho bạn biết được những Backlink trỏ về nào hiện tại đang bị mất.
Tại mục Lost, bạn sẽ có 2 phần để lưu ý là bảng thời gian bên trên và bảng thống kê bên dưới. Với bảng thời gian bên trên, bạn sẽ xác định thời điểm trang bị mất Backlink là khi nào, số lượng bị mất là bao nhiêu.
Backlink broken hoặc Backlink gãy là thuật ngữ nói đến một Backlink đang trỏ về một trang có mã phản hồi 404 hoặc trang không thể hiển thị nội dung, không hoạt động tại thời điểm đó.
Tại bảng thống kê về Broken Backlink, bạn có thể biết trang nào trên website của mình đang không hiển thị nội dung, không hoạt động. Từ đó có thể đưa ra kế hoạch điều chỉnh, Redirect trang đang không hiển thị đó về trang phù hợp, tránh tạo ra Broken Backlink.
Tại mục Referring Domains ở cột bên tay trái, có thể kiểm tra xem những Domain nào đang có Backlink về trang web. Tại đây, bạn có thể xem một bảng thống kê các loại Domain được xếp hạng theo tiêu chí về Ahrefs rank.
Để kiểm tra được các loại Anchor text đang được gắn với Backlink trỏ về website. Bạn chọn mục Anchors ở bên menu phía tay trái.
Tại mục, này bạn có thể kiểm tra những loại Anchor text này có đa dạng hay không, có đúng với nội dung mà link dẫn tới hay không, mức độ hiệu quả khi sử dụng, số domain, số trang chứa Anchor text…
Với những thông số này, bạn có thể lên kế hoạch triển khai Backlink với những loại Anchor text nào, cần đa dạng các loại Anchor text hơn để tốt nhất cho website của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tính năng này để xem các đối thủ của mình đang tập trung vào những cụm từ khóa nào…
Tại phần Internals Backlink ở cột bên tay trái bạn có thể kiểm tra được hệ thống link nội bộ trong trang, bạn có thể xem được đâu là trang đích được dẫn link nội bộ, link này tới từ trang nào, với cụm từ, loại anchor nào, thời gian dẫn link là bao lâu… Nhờ vậy, người làm SEO sẽ nắm được và có kế hoạch xây dựng hệ thống link nội bộ phù hợp.
Bạn có thể biết được trang web của mình có bao nhiêu từ khóa đang nằm trong Top 100 của Google, những từ khóa này đang gắn với những trang đích trên website, số traffic đem lại của mỗi từ khóa, vị trí của từ khóa hiện tại là gì…
Với tính năng này, các SEOer có thể biết được những từ khóa hiện tại mà mình đang triển khai có hiệu quả hay không? Từ đó suy ra được chiến lược đẩy SEO, chiến lược đẩy từ khóa phù hợp nhất.
Tại mục Top Pages bạn có thể xem được những trang này đang có được nhiều traffic nhất với từ khóa nào, những từ nào đang bắt vào ở cột Keyword.
Sau khi biết được những trang nào đang có lượng traffic tốt, các SEOer có thể xây dựng hệ thống link nội bộ, CTA thích hợp nhằm giữ chân người dùng ở lâu trong web và thực hiện nhiều thao tác trên trang hơn giúp tăng khả năng chuyển đổi cho website.
Competing Domain là tính năng đánh giá đối thủ, chỉ cần nhập tên miền của bạn vào Site Explorer. Ahref sẽ hiển thị danh sách các đối thủ cùng lĩnh vực với bạn và cho bạn biết họ đang triển khai những từ khóa SEO nào.
Competing Pages cũng được sử dụng để phân tích đối thủ nhưng ở cấp nhỏ hơn là một trang cụ thể trên website. Để phát huy tốt tính năng này của Competing Pages bạn chỉ nên nhập một URL vào Site Explorer.
Với công cụ Competing Pages bạn cũng sẽ biết được cục thể trang nào đang cạnh tranh với trang của mình. Những từ khóa nào đang được đối thủ thúc đẩy, có bao nhiêu từ khóa trùng với các từ khóa mà bạn đang SEO cho website của mình.
Xem thêm>>> Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng Google Keyword Planner 2022
Content Gap sẽ hiển thị bảng thống kê các từ khóa của đối thủ đang nằm trong top 10 mà website của bạn chưa triển khai.
Content Gap cho phép bạn nhập tối đa 10 địa chỉ website của đối thủ ở mục Add target. Tuy nhiên, nếu lĩnh vực của bạn có ít đối thủ mạnh thì bạn chỉ cần nhập từ 3 -4 tên miền rồi nhấn Show Keywords bạn sẽ được kết quả.
Qua kết quả thống kê này, bạn có thể biết được những từ khóa nào mà đối thủ của bạn đang đứng top mà website của bạn chưa triển khai từ đó bạn lên kế hoạch để thúc đẩy từ khóa.
Keyword Explorer của Ahrefs là tính năng giúp bạn có thể nghiên cứu từ khóa nhanh chóng rất hữu ích. Với tính năng này bạn có thể nghiên cứu một hoặc nhiều từ khóa khác nhau cùng lúc (có thể lên tới 250 từ)
Để sử dụng tính năng này, bạn chọn mục Keyword Explorer, bạn nhập từ khóa ở ô bên dưới, chọn lựa công cụ tìm kiếm, chọn vị trí, cuối cùng là ấn vào biểu tượng tìm kiếm màu vàng cam.
Sau đó các thống kê về từ khóa sẽ hiển thị để ở mục Overview để bạn có thể tham khảo và đánh giá
Tại trang Overview, bạn có thể đọc được các thống kê, số liệu giúp ích cho việc nghiên cứu từ khóa của mình.
Người dùng có thể biết được từ khóa có độ khó – dễ là bao nhiêu, lượng tìm kiếm, tỷ lệ click trung bình mỗi tháng, CPC là bao nhiêu. Ở mục Parent Topic, sẽ cho bạn biết được trang đích nào đang phù hợp và thảo luận nhiều về chủ đề, từ khóa này nhất.
Ở mục Keyword Ideas by Search Volume bạn sẽ khám phá được những gợi ý từ khóa phổ biến nhất. Từ đây bạn có thể triển khai những nội dung này sao cho phù hợp và đáp ứng nhu cầu người dùng hơn.
Kéo xuống tiếp bên dưới bạn sẽ thấy biểu đồ về 5 trang đang lên top từ khóa này trong thời gian qua và 10 kết quả trả về phù hợp nhất với từ khóa. Đây cũng là căn cứ để bạn dễ dàng trong việc nghiên cứu trang của các đối thủ.
Để khám phá các gợi ý về từ khóa liên quan tới chủ đề mà bạn đã nhập vào Keyword Explorer. Bạn vào mục “All keyword ideas” ở cột bên tay trái.
Với những gợi ý từ khóa này, bạn có thể xây dựng bộ từ khóa để triển khai SEO cho website của mình dễ hơn, đáp ứng thị hiếu và nhu cầu của người dùng hơn.
Trên đây, Hostify.vn đã hướng dẫn giúp bạn có thể dễ dàng sử dụng được công cụ Ahrefs. Hy vọng những hướng dẫn này hữu ích đối với những người làm SEO và quản trị website. Nếu còn thắc mắc về cách sử dụng Ahrefs, vui lòng để lại câu hỏi tại phần bình luận bên dưới để chúng tôi giải đáp ngay nhé.
Xem thêm>>> 20 Cách viết content thu hút khách hàng hiệu quả
Thông tin liên hệ tư vấn