Omni Channel nghĩa là là bán hàng đa kênh. Mô hình này giúp doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng thông qua nhiều nền tảng phổ biến nhưng vẫn hoạt động thống nhất trên một hệ thống quản lý.
Trong thời đại 4.0 hiện nay, việc xây dựng chiến lược đa kênh đã và đang trở thành một trong những phương án tối ưu của doanh nghiệp để thỏa mãn nhu cầu và đem lại sự hài lòng cho người dùng.
Đạt được mục tiêu kể trên, doanh nghiệp của bạn sẽ:
Để làm được điều này, doanh nghiệp của bạn cần kết nối và giám sát các tương tác của khách hàng ở các kênh như:
Có thể nhiều doanh nghiệp đã thiết lập sự hiện diện của họ trên các kênh này, nhưng điều quan trọng là tất cả phải được gắn kết với nhau thì mới được gọi là Omni Channel.
Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược tiếp thị đa điểm để thu hút và tiếp cận được nhiều khách hàng. Bạn có thể bắt đầu từ việc gia tăng điểm chạm bằng việc xác định tệp khách hàng và phân tích hành vi của họ.
Trung bình, thương hiệu cần phải xuất hiện tối thiểu 21 lần để được khách hàng chọn mua. Vậy nên, doanh nghiệp cần cố gắng tiếp cận và gây ấn tượng tốt với người dùng.
Theo thống kê từ cuộc khảo sát thì 5 kênh tiếp thị được sử dụng nhiều nhất là Facebook (87%), tiếp thị tại cửa hàng (70%), tiếp thị Online qua nền tảng Email Marketing, Blog, YouTube…(51%), SEO (43%) và Google Adwords (38%).
Khách hàng không muốn bị ép buộc vào các phương thức tương tác phức tạp, lỗi thời khi họ cần giúp đỡ. Bạn càng cung cấp cho khách hàng nhiều hình thức tương tác dễ dàng, vấn đề của khách hàng cũng sẽ được giải quyết nhanh chóng và tốt hơn.
Khi tìm hiểu Omni Channel là gì thì chắc chắn bạn đã biết đây là hình thức tiếp thị đa kênh. Điều đó có nghĩa là sản phẩm của bạn đang được bày bán trên rất nhiều nền tảng khác nhau và có khả năng tiếp cận khách hàng rất lớn.
Với trải nghiệm đa kênh, khách hàng dễ dàng nhận thấy thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn từ trực tuyến đến ngoại tuyến. Điều này, tác động rất lớn đến hành vi mua sắm và quá trình đưa ra quyết định mua hàng.
Do đó, nếu bạn áp dụng đúng và đủ, Omni Channel có thể giúp bạn tăng doanh số gấp nhiều lần và hỗ trợ doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn về hành vi khách hàng, để từ đó cung cấp dịch vụ trải nghiệm tốt nhất đến họ.
Không chỉ tăng doanh thu hiệu quả, Omni Channel còn làm hài lòng người mua trong thời gian ngắn hạn và xây dựng được lòng trung thành của khách hàng tạo ra lợi nhuận bền vững cho doanh nghiệp.
Thông thường khi khách hàng họ cần hỗ trợ, điều họ mong đợi chính là:
Chính vì vậy, mang đến cho khách hàng trải nghiệm đồng nhất đa kênh giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng, xây dựng được mối quan hệ và sự tin tưởng từ khách hàng.
Sau khi hoàn thành mục tiêu làm hài lòng khách hàng, từ đó bạn có thể xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ và chuyển hóa họ từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành.
Qua việc thu thập dữ liệu khách hàng và phân tích thông tin từ đa kênh Omni Channel, bạn sẽ xác định và hiểu rõ hơn về hành vi, sở thích của khách hàng.
Qua đó, bạn có thể trực tiếp lắng nghe ý kiến của họ về sản phẩm của bạn như chất lượng, dịch vụ và đưa ra những giải pháp thay đổi phù hợp với khách hàng.
Khi doanh nghiệp áp dụng mô hình Omni Channel, doanh nghiệp sẽ có khả năng mở rộng độ phủ sóng của thương hiệu trên nhiều kênh bán hàng khác nhau. Từ đó giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Ngoài ra, lợi ích lớn nhất của Omni Channel chính là mang lại trải nghiệm nhất quán đa kênh cho người tiêu dùng.
Dù khách hàng lựa chọn mua sắm qua kênh nào đi nữa (trực tuyến, tại cửa hàng) thì vẫn nhận được trải nghiệm toàn vẹn và nhất quán. Điều này có tác động rất lớn tới hành vi mua sắm và quyết định mua hàng, và nó có thể giúp doanh nghiệp cải thiện doanh thu hiệu quả.
Ngoài ra, khi ứng dụng mô hình Omni Channel, doanh nghiệp có thể tương tác tốt hơn với khách hàng. Từ đó có thể nghiên cứu được hành vi và sở thích của khách hàng, giúp thấu hiểu được tâm lý khách hàng, biết được liệu khách hàng có hài lòng về sản phẩm, chất lượng dịch vụ hay không và có những biện pháp thay đổi hợp lý
Để có thể thay đổi mô hình kinh doanh sang hướng bán hàng đa kênh, bạn cần lưu ý một vài điều sau:
Có nhiều người vẫn lầm tưởng về Multi Channel và Omni Channel là một. Tuy chúng đều là những hình thức bán hàng đa kênh nhưng Omni Channel và Multi Channel vẫn có nhiều khác biệt.
Multi Channel là tiếp thị bán hàng đa kênh, phổ biến như mạng xã hội, cửa hàng bán lẻ, Email Marketing, Website… để thu hút và kết nối khách hàng. Đây cũng là hình thức được nhiều công ty sử dụng để đưa sản phẩm mình đến với khách hàng của họ.
Tuy nhiên, Multi Channel vẫn còn nhiều hạn chế là thông tin không được cập nhật liên tục và xuyên suốt dẫn đến việc trải nghiệm sản phẩm không đồng nhất và liền mạch khi bán hàng ở nhiều nền tảng khác nhau.
Đối với doanh nghiệp sử dụng Omni Channel, đây là giải pháp tuyệt vời cho việc kinh doanh, quản lý bán hàng từ trực tuyến như Website, các trang mạng xã hội, đến trực tiếp như chuỗi cửa hàng bán lẻ, đại lý…
Điều này, sẽ giúp các công ty kinh doanh hiệu quả, tối ưu hóa việc bán hàng ở từng kênh bán và tăng trải nghiệm cho khách hàng. Từ đó, doanh số của thương hiệu ngày càng cao.
Chiến lược bán lẻ Omnichannel dựa trên nền tảng Multichannel mạnh mẽ. Nếu một doanh nghiệp không có cách tiếp cận hợp lý và nhất quán đối với hoạt động đa kênh của mình, thì khách hàng sẽ có trải nghiệm tiêu cực khi họ là trung tâm của phương pháp tiếp cận đa kênh.
Ví dụ, hãy tưởng tượng một khách hàng mua sản phẩm trực tuyến, đến cửa hàng để lấy và được thông báo rằng hàng tồn kho hiển thị trực tuyến không chính xác và đơn đặt hàng đã bị hủy (mà không thông báo cho khách hàng).
Việc phát triển phương pháp tiếp cận Omnichannel đòi hỏi đầu tư đáng kể và liên tục duy trì. Các doanh nghiệp không có đủ nguồn lực nội bộ cần phải đầu tư vào giải pháp công nghệ phù hợp.
Vì Omnichannel tìm cách tạo ra trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa nên khoản đầu tư sẽ cao hơn so với thiết lập Multichannel, nhưng phần thưởng là cải thiện khả năng giữ chân khách hàng và lòng trung thành với thương hiệu do tăng mức độ tương tác với khách hàng.
Các doanh nghiệp muốn tiếp cận nhiều khách hàng hơn có thể thấy được sự hiệu quả khi niêm yết sản phẩm ở nhiều nơi hơn.
Trước khi quyết định kênh nào sẽ quảng cáo hoặc bán hàng, doanh nghiệp nên thực hiện một số nghiên cứu để xác định xem sản phẩm có được chấp nhận trên kênh hay không, sản phẩm đó có lợi nhuận với các mức phí khác nhau trên mỗi kênh hay không.
Nếu có thị trường cho sản phẩm trên một kênh cụ thể và nếu doanh nghiệp đã sẵn sàng để xử lý việc gia tăng khối lượng hoặc hoạt động mà không ảnh hưởng đến chất lượng.
Multichannel là một lựa chọn tốt cho các doanh nghiệp không muốn đầu tư vào phương pháp tiếp cận Omnichannel đầy đủ, nhưng nền tảng công nghệ phù hợp vẫn cần thiết để hợp lý hóa các hoạt động đa kênh của họ. Các doanh nghiệp không thể tự động hóa một phần đáng kể công việc trong thiết lập Multichannel sẽ trở nên quá tải khi chúng phát triển.
Trên đây là các chia sẻ về Omnichannel cũng như các khía cạnh liên quan. Hy vọng bạn sẽ thấy bài viết này hữu ích và hãy ủng hộ Hostify.vn bằng cách nhấn like cũng như đánh giá năm sao ở cuối bài. Xin cảm ơn!
Xem thêm: Google form là gì? Hướng dẫn cách tạo Google form đơn giản