Website là gì? 3 loại website phổ biến nhất hiện nay

Website là gì? Với thời đại Internet bùng nổ như hiện nay, chắc chắn chúng ta đã nghe, tiếp xúc rất nhiều với khái niệm website. Thế nhưng để hiểu rõ khái niệm này thì đại đa số người dùng vẫn còn nhầm lẫn giữa website và trang web.

Trong bài viết hôm nay, Hostify.vn sẽ giúp bạn hiểu: website là gì? và khám phá thêm các loại website phổ biến thường gặp hiện nay nhé !

website-la-gi (1)Website là gì? 

1.Website là gì?

Về mặt kỹ thuật, Trang web (hay còn gọi là web page) là một trang con cụ thể của website.

Còn Website chính là tập hợp các trang web (web page) bao gồm các nộ

i dung liên quan như: văn bản, hình ảnh, video, flash v.v…  được xác định chỉ bằng một tên miền (domain name) hoặc tên miền phụ (subdomain) trên world wide web của hệ thống Internet.

Website tồn tại dưới dạng một tập tin HTML hoặc XHTML,  có thể truy cập bằng giao thức HTTP.

Website thường được lưu trữ trên máy chủ web (web hosting hoặc server) có thể truy cập thông qua Internet.

Website được xây dựng bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau (PHP,.NET, Java, Ruby on Rails…)

Theo định nghĩa của các văn bản, tài liệu quy định tại Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng của Việt Nam thì:  Website còn được gọi là Trang thông tin điện tử –  là hệ thống thông tin dùng để thiết lập một hoặc nhiều trang thông tin được trình bày dưới dạng ký hiệu, số, chữ viết, hình ảnh, âm thanh và các dạng thông tin khác phục vụ cho việc cung cấp và sử dụng thông tin trên Internet. 

Với khái niệm, thuật ngữ chuyên môn trên thì các bạn chắc vẫn còn thấy khá trừu tượng và nhầm lẫn giữa 2 khái niệm. Hostify sẽ giúp bạn hiểu cụ thể hơn:   

Website chính là tập hợp các trang web con, nơi giúp bạn có thể đưa tất cả các thông tin hình ảnh, giới thiệu dịch vụ, sản phẩm doanh nghiệp/tổ chức của mình lên môi trường Internet. Người dùng có thể truy cập các thông tin website đó khi sử dụng mạng Internet.

Website còn là một trong những kênh thông tin giúp bạn trong việc quảng bá doanh nghiệp/tổ chức của mình đến với người tiêu dùng khắp mọi nơi trên mạng Internet. 

Hiểu đơn giản nhất: Website giống như một ngôi nhà hoặc văn phòng của bạn, chỉ có điều là nó ở trên môi trường mạng Internet, nơi mà bạn sẽ cung cấp tất cả thông tin về mình trên đó. Còn trang web như là các phòng trong ngôi nhà/ văn phòng của bạn.

2.Các thành phần tạo website  

cac-thanh-phan-tao-website
                                                  Các thành phần tạo website

Để một website có thể hoạt động trên môi trường mạng Internet, cần có các thành phần chính như sau

2.1 Domain (Tên miền)

Giống như địa chỉ ngôi nhà, website của bạn cũng cần một địa chỉ được gọi là “địa chỉ web”. Với địa chỉ này, người dùng Internet có thể dễ dàng tìm thấy website của bạn và truy cập thông tin trên đó. Địa chỉ website này được người ta gọi là Tên miền (hay Domain) . 

Giả sử như website là một cửa hàng/văn phòng thì tên miền chính là tên/là địa chỉ  của cửa hàng/ văn phòng đó trên Internet. 

Do đó để truy cập vào website, bạn phải gõ địa chỉ tên miền trên trình duyệt để có thể đi đến được với website đó

Như vậy, kiểm tra tên miền và đăng ký tên miền là bước đầu tiên quan trọng nhất để bảo vệ thương hiệu của bạn trên Internet!  

Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về ý nghĩa Tên miền qua bài viết sau: https://www.hostify.vn/news/kien-thuc-dich-vu/ten-mien-la-gi-tong-quan-nhung-dieu-ve-ten-mien-ban-can-biet.html 

2.2 Hosting (Lưu trữ web)

Sau khi đã có tên miền. Công việc tiếp theo của bạn chính là thuê một “mảnh đất” – một máy chủ để lưu trữ toàn bộ dữ liệu liên quan đến website của bạn. “Mảnh đất” này được gọi là Hosting (hay web hosting).

Hosting sẽ lưu trữ tất cả các tệp thông tin, hình ảnh và tài liệu của website để từ đó có thể đưa ra được những kết quả phù hợp với truy vấn của người dùng.

Để sở hữu cho mình Domain và Hosting chất lượng, bạn nên tìm đến những đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, có thương hiệu và được đánh giá cao. 

Với Hostify.vnthương hiệu của tập đoàn Internet Group của Nhật Bản, chúng tôi có thể giúp bạn an tâm tin tưởng đến và sở hữu dịch vụ Domain, Hosting tốt nhất mà bạn mong muốn. Hiện tại, chúng tôi luôn có nhiều ưu đãi giúp khách hàng tiết kiệm chi phí hiệu quả hơn. Bạn có thể tìm thêm các gói Hosting và các chương trình ưu đãi đặc biệt  tại đây.

2.3 Source code (Mã nguồn) 

Thành phần chính tiếp theo nữa chính là mã nguồn hay còn gọi là Source code . 

Nếu tên miền là địa chỉ, web hosting chính là mảnh đất thì source code chính là phần gạch và bê tông để xây nên website. 

Source code (Mã nguồn) là các tệp tin html, xhtml,.. hoặc một bộ code/cms.

Source code là do người lập trình viên web viết ra các câu lệnh trong website với nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau để yêu cầu web server (hoặc hosting) chạy các câu lệnh đó. 

Source code cũng chính là những nội dung của website, là toàn bộ các thông tin/sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp/ tổ chức của  bạn cung cấp và mong muốn giới thiệu/ quảng bá  đến mọi người.  

Chính các thành phần liệt kê bên trên đã có giúp bạn tạo website hoàn chỉnh, tạo nên một ngôi nhà /văn phòng/doanh nghiệp/ tổ chức của bạn trên môi trường Internet. 

 2.4 Theme (Giao diện website)

Ngoài 3 thành phần chính kể trên để xây dựng website thì còn một yếu tố không kém phần quan trọng giúp website của bạn trông đẹp hơn, dễ dàng thu hút người dùng truy cập nhiều hơn, đó chính là Giao diện website. 

Giao diện website được xem là bộ mặt quan trọng, là nơi để đón tiếp và giao dịch với các khách hàng, đối tác của doanh nghiệp/ tổ chức. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến cảm nhận, cũng như quyết định sau đó của khách hàng khi truy cập website của bạn. 

Có rất nhiều lý do và rất khó để đo lường, đánh giá chính xác cho cái đẹp, giống như giao diện website cũng thế. Bạn chỉ có thể đánh giá website theo mức ưa nhìn, cuốn hút, bắt kịp xu hướng nhưng cũng cần phải đơn giản, cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết, không quá rối mắt khiến người dùng phân tâm khi viếng thăm. 

Và một khi khách hàng ở lại trên trang của bạn lâu hơn và quay lại nhiều lần vì thích xem giao diện cùng với nội dung trên trang của bạn hữu ích thì website đó cũng được xem là thành công. 

Giao diện website đẹp hay không còn phụ thuộc lớn vào việc bạn tạo website với mục đích gì, vào ngành nghề mà bạn đang kinh doanh là gì nữa.

Nếu là website bán hàng, bạn nên để khách hàng tiếp cận đến danh mục sản phẩm nhanh chóng. 

Nếu là một trong website về các thông tin tuyển dụng, tìm việc thì hãy đưa ra những đối tượng, những việc làm hot, phù hợp mà họ đang muốn tìm kiếm. 

Hay khi tạo website giới thiệu công ty về truyền thông hoặc liên quan nghệ thuật thì phải làm cho khách hàng thấy được điều đầu tiên: chính là sự sáng tạo ngay trên giao diện website của  bạn.

Tùy vào nhu cầu, chức năng và ngành nghề mà bạn đang kinh doanh hoặc tổ chức bạn đang hoạt động,  các thành phần giao diện website sẽ phải thay đổi  cho phù hợp với nhu cầu hiển thị và chức năng riêng biệt trên mỗi trang web. 

Thế nhưng theo thông thường, một giao diện website sẽ bao gồm các bố cục cơ bản, phổ biến như sau: 

  • Thứ nhất là Header

Phần Header là phần đầu của trang web, luôn thường được hiển thị trên tất cả các trang con. 

Phần này thông thường sẽ có: logo, số hotline, lựa chọn ngôn ngữ, đăng ký/đăng nhập, menu điều hướng sang các trang con, tìm kiếm và giỏ hàng. 

Nhưng cũng sẽ có một số trang đặc biệt không hiển thị header.

Ví dụ như trang Landing page với phần header thường chỉ có logo, với mục đích chính là để: giới thiệu một sản phẩm/dịch vụ cụ thể hoặc chạy, tối ưu các chiến dịch quảng cáo hướng đến việc chuyển đổi của người dùng khi truy cập trang như điền form tư vấn, đặt hàng,mua hàng.. một cách hiệu quả nhất.

  • Thành phần thứ hai là Slider/Carousel

Thông thường ngay bên dưới phần header thì mỗi doanh nghiệp/ tổ chức sẽ thiết kế để giới thiệu website hoặc một số hình ảnh  liên quan đến sản phẩm, dịch vụ đang cung cấp kèm theo slogan của doanh nghiêp để thu hút người dùng. 

Thường đi kèm trên đó sẽ còn bao gồm cả nút kêu gọi hành động ( CTA – Call To Action) như:  “Liên hệ ngay”, “Gọi ngay” “Đăng ký ngay”, “Tư vấn tại đây”…

Những website thông thường , truyền thống trước đây thì khu vực này còn được gọi là Banner và dưới dạng ảnh tĩnh. 

Nhưng nếu muốn kiểu hiện đại hơn ở khu vực này thay cho banner dạng tĩnh như trước đây, bạn có thể sử dụng những ảnh được lập trình chuyển động ngang như slide hoặc hiển thị theo một trục nào đó với các hiệu ứng đi kèm (dạng Carouse). 

  • Thứ ba là Content Area

Đây là khu vực có chức năng quan trọng nhất. 

Đó chính là nơi cung cấp thông tin, cũng như các nội dung liên quan mật thiết đến các thông tin/dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp/ tổ chức. 

Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn loại nội dung cung cấp đến khách hàng của mình như: các văn bản, hình ảnh âm thanh, video, link….

Nội dung trên website nếu đủ chất lượng, sáng tạo, hữu ích với người dùng thì website của bạn lại dễ dàng đạt Top hơn. Bên cạnh text, bạn cũng cần cập nhật cả các nội dung bằng hình ảnh, video giúp website sinh động, thu hút người dùng truy cập và tăng cường tỷ lệ chuyển đổi trên website nhiều hơn. 

Nếu muốn website nhanh chóng lọt top trên các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google thì bạn cần phải tối ưu website và tạo website chuẩn seo. Yếu tố nội dung trên vùng này được xem là một trong những vũ khí quan trọng nhất trong việc seo website. Nó cũng chính là chìa khóa để quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp/ tổ chức trong quá trình chinh phục khách hàng/ người dùng hiện nay. 

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: https://www.hostify.vn/news/kien-thuc-dich-vu/website-chuan-seo-la-gi.html của Hostify.vn để biết như thế nào là một website chuẩn seo nhé !   

  • Cuối cùng là Footer

Phần nằm dưới cùng của website, được gọi là phần chân trang. Phần này mọi người cũng thường sẽ phân bố những thông tin như: thông tin liên hệ, địa chỉ doanh nghiệp, thông tin bản quyền website, các liên kết nhanh bên trong trang, liên kết mạng xã hội, các chính sách dịch vụ, quy định, thỏa thuận và hỗ trợ đến người dùng.

3. Những trang web quan trọng cần có trên một website của doanh nghiệp/tổ chức. 

Hiện nay trên thế giới có tới hàng nghìn, hàng triệu website trên mạng Internet. Mỗi website lại có đến hàng trăm trang web liên kết bên trong và mỗi trang cũng đều có cấu tạo và nội dung riêng biệt. 

Website còn là kênh bán hàng và tiếp thị bền vững nhất. Thế nên các doanh nghiệp rất chú trọng đến việc xây dựng website.  Bởi đây chính là bộ mặt của doanh nghiệp trên môi trường trực tuyến ngày nay.

Nhưng để tạo nên một website đầy đủ thông tin thì bạn cần nên biết về 5 loại trang quan trọng sau đây:

#1 Trang chủ

#2 Trang giới thiệu và liên hệ doanh nghiệp

#3 Trang bán hàng

#4 Trang nội dung như các thông tin, kiến thức hữu ích liên quan đến dịch vụ sản phẩm của doanh nghiệp/ tổ chức.

#5 Trang liên quan đến hỗ trợ dịch vụ khách hàng, các quy định pháp lý

Các thành phần trên trang web rất đa dạng, tùy thuộc vào mục đích cũng như nhu cầu riêng của người dùng. Nhưng các trang kể trên là một trong những trang cơ bản và rất cần thiết quan trọng nhất cho việc tạo website của bạn .

Hostify đã giới thiệu đến bạn những thành phần chính, giao diện cơ bản của một trang web cụ thể rồi.  Nếu bạn muốn có ngay một website với đầy đủ thành phần, giao diện cũng như  website chuẩn seo để nhanh chóng thực hiện việc kinh doanh online của bạn ngay hôm nay, hãy cùng đến với Web369 – Giải pháp website trọn gói

Web369 – Giải pháp website trọn gói sẽ giúp bạn chỉ với 3 phút để tạo một website trọn gói nhanh chóng với 3  tiện ích chính : Hosting + Domain + Source Web và 3 tiện ích đi kèm:  SSL + Multi IP + Whois Protect. Và đi kèm đó còn là một  chi phí  vô cùng yêu thương hỗ trợ bạn chỉ từ 90.000 đ/tháng

Bạn có thể tìm hiểu thêm tại trang https://www.hostify.vn/ hoặc bạn có thể nhắn tại đây, Hostify sẽ hỗ trợ tư vấn thêm đến bạn nhiều thông tin hữu ích nhé !

4. Các loại website 

loai-website

Sau khi hiểu website là gì, điều cần lưu ý tiếp theo là cách phân biệt các loại website để lựa chọn. Như những sản phẩm/ dịch vụ khác, website cũng được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Hostify.vn sẽ giúp bạn phân chia các loại website theo 3 cách sau đây:

#Thứ 1: Theo cấu trúc và cách hoạt động, chúng ta sẽ có 2 loại website

Website tĩnh: chủ yếu được lập trình/ mã hóa bằng HTML CSS và Javascripst. Ở những website này người dùng sẽ không được tùy ý thay đổi nội dung và hình ảnh (sau khi đăng) và quyền này chỉ được thực hiện bởi người lập trình viên. Người quản trị cũng sẽ phải am hiểu rõ ràng các kiến thức về HTML trong quản lý trang web. Vì những hạn chế trên nên hiện nay loại website hầu như không còn được sử dụng nhiều.

Website động (Dynamic website):  là website được viết kèm theo một bộ công cụ quản trị. Đối với loại website này ngoài HTML CSS, Javascript,…còn sử dụng thêm các ngôn ngữ lập trình khác như: APS.NET hay PHP… dựa trên cơ sở dữ liệu: SQL, Mysql,… Đối những trang web này bạn có thể dễ dàng cập nhật và thay đổi nội dung, thông tin hiển thị trên trang web và tạo được nhiều tương tác với người dùng hơn. Hiện nay đa phần mọi người đều sử dụng dạng website động này.

#Thứ 2: Theo nhu cầu, mục đích sử dụng của người dùng

Khi bắt đầu muốn tạo website cho riêng mình, bạn cần tìm hiểu mục đích và nhu cầu riêng của mình. Từ đó, bạn cũng sẽ dễ dàng để lựa chọn loại website cũng như giao diện website của mình hơn. Thông thường các loại website này sẽ có các loại như:

Website công ty: giới thiệu chi tiết về doanh nghiệp như lịch sử hình thành, phát triển, thành tựu đạt được, các sản phẩm, dịch vụ, thông tin liên hệ, địa chỉ…

Website cá nhân: mục đích chính là để xây dựng thương hiệu cá nhân.

Website bán hàng: cung cấp thông tin chi tiết về dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp để giới thiệu, chào bán hàng.

Các loại website khác: Bên cạnh những website phổ biến trên, còn có các website với  chức năng đặc biệt và phức tạp hơn nữa. Ví dụ như : website thương mại điện từ,website diễn đàn, website rao vặt,..

#Thứ 3: Theo lĩnh vực

Cách phân loại website theo lĩnh vực, ngành nghề cụ thể này rất phổ biến với người dùng trên Internet hơn 2 tiêu chí bên trên. Đây cũng là cách mà các doanh nghiệp về lĩnh vực website thường phân loại.  

Cách phân loại này thường có các giao diện website mẫu để giúp người dùng chưa hiểu rõ thông tin về lĩnh vực website hoặc chưa biết mình cần điều gì, muốn chính xác giao diện như thế nào khi tạo website sẽ dễ dàng tìm kiếm và  đăng ký dịch vụ dễ dàng hơn. 

Các loại website này thường có bao gồm: 

  • Website tin tức
  • Website ẩm thực
  • Website nội thất 
  • Website du lịch, bán vé máy bay
  • Website thời trang 
  • Website giáo dục
  • Website bất động sản…

5. Kết luận  

Website chính là nơi bao hàm các thông tin giới thiệu về hình ảnh, sản phẩm hoặc dịch vụ mà một doanh nghiệp hay đơn vị nào đó cung cấp. Hoặc đôi khi cũng có thể giới thiệu bất cứ thông tin gì phụ thuộc vào mục đích của người sở hữu.

Với những thông tin cơ bản dễ hiểu nêu trên, Hostify hy vọng bạn sẽ nắm rõ  kiến thức: website là gì, các thành phần tạo website, cũng như các loại website hiện nay. 

Và với mục đích, nhu cầu nào thì khi tạo website, bạn cũng muốn có nhiều tương tác, nhiều lượt truy cập vào trang của mình nhất. 

Thế nhưng,  bạn có biết chính xác vì sao mình cần phần phải tạo website và website sẽ mang lại lợi ích nào cho bạn hay không ? Hãy cùng Hostify.vn tìm hiểu qua bài viết sau: https://www.hostify.vn/news/tin-cong-nghe/loi-ich-cua-website-doi-voi-doanh-nghiep.html   

** Xem thêm:

https://www.hostify.vn/news/kien-thuc-dich-vu/website-chuan-seo-la-gi.html 

https://www.hostify.vn/news/kien-thuc-dich-vu/8-tieu-chi-thiet-ke-website-chuan-seo-ban-can-biet.html 

https://www.hostify.vn/news/hosting-la-gi-kien-thuc-hosting-cho-nguoi-moi-bat-dau.html 

Một bình luận

Trả lời