Viết nội dung mạng xã hội chưa bao giờ là công việc dễ dàng.
Bạn phải đáp ứng những quy định nghiêm ngặt về số lượng ký tự, cũng như chấp nhận những thay đổi đôi khi khá bất ngờ về cách đăng tải nội dung. Bạn phải biết ngôn ngữ meme và những microtrends mà sếp lẫn đồng nghiệp chưa chắc hiểu.
Bạn phải phản ứng nhanh nhạy với những chủ đề xu hướng. Và nếu đăng bài có lỗi chính tả, bạn sẽ bị “soi” và chê bai không ngớt.
Nhưng viết nội dung mạng xã hội cũng vui và mang lại những thành quả đáng kể. Nội dung hấp dẫn có thể giúp bạn được mọi người chú ý, kết bạn, từ đó xây dựng những cộng đồng thú vị, gây tiếng vang cho thương hiệu, và thậm chí là cải thiện doanh số bán hàng.
Dưới đây, Hostify.vn sẽ cùng bạn điểm qua một số mẹo viết nội dung mạng xã hội mới nhất năm 2023, để bạn tự tin và sáng tạo hơn trong công việc đã chọn!
Viết nội dung mạng xã hội là quy trình viết nội dung cho độc giả trên nhiều nền tảng mạng xã hội cả lớn lẫn nhỏ. Nó có thể bao gồm việc viết những đoạn chú thích ngắn cho TikTok hoặc Instagram Reels, những bài viết dài trên LinkedIn, và mọi thứ khác.
Viết nội dung mạng xã hội khác với viết bài blog và website – bởi người viết cần có kiến thức chuyên sâu về các nền tảng mạng xã hội, và người dùng, xu hướng, những câu chuyện và trò đùa liên quan.
Viết nội dung mạng xã hội là một phần quan trọng đối với sự hiện diện xã hội của bất kỳ thương hiệu nào. Tùy cách thực hiện, nó có thể nâng tầm hoặc phá hỏng một chiến dịch, hoặc toàn bộ chiến lược tiếp thị truyền thông xã hội mà bạn đã cất công xây dựng. Khi vận dụng hợp lý, viết nội dung mạng xã hội sẽ tạo ra những ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ tương tác và chuyển đổi, cũng như góp phần vào các mục tiêu kinh doanh chiến lược.
Bí ý tưởng là điều hết sức bình thường, nhưng có một cách đơn giản để vượt qua điều đó: cứ viết đi, đừng suy nghĩ quá nhiều.
Viết bất kỳ thứ gì xuất hiện trong đầu bạn và quên đi cấu trúc câu từ, chính tả, hay chấm phẩy. Chỉ cần để ngón tay múa trên bàn phím và phá vỡ mọi rào chắn bạn đang gặp phải. Việc biên tập có thể làm sau.
Có nghĩa là, với mỗi nền tảng khác nhau, bạn phải viết nội dung mạng xã hội theo những phong cách khác nhau.
Điều quan trọng là bạn phải biết được nên dùng ngôn ngữ gì khi nói với độc giả. Mỗi kênh phục vụ một mục đích riêng, nên nội dung cũng cần đa dạng. Ví dụ, LinkedIn là nơi dành cho công việc, nên cần ưu tiên nội dung giáo dục và lãnh đạo; TikTok thì phóng khoáng hơn, nên ưu tiên đăng tải video vui nhộn và thể hiện mặt độc đáo của thương hiệu.
Nhưng mẹo này không chỉ dừng lại ở lựa chọn đúng loại nội dung cho từng nền tảng. Nó còn xoay quanh việc sử dụng ngôn ngữ phù hợp. Bạn cần kiểm tra chính tả và ngữ pháp – tuy nhiên quy luật này không áp dụng với TikTok nhé! (với TikTok, bạn có thể thoải mái sáng tạo bằng bất kỳ cách nào bạn muốn)
Khi viết nội dung mạng xã hội, bạn cần đảm bảo mọi người trong nhóm đối tượng mục tiêu có thể xem được bài viết. Có nghĩa là bạn phải đảm bảo tính dễ tiếp cận.
Một số người dùng có thể dùng trình đọc màn hình, và một bài viết đầy emoji sẽ khiến họ khóc ròng trong vô vọng.
Những bài viết khó hiểu cũng không giúp bạn đạt được mục tiêu trên mạng xã hội, mà còn khiến mọi người tránh xa thương hiệu của bạn nữa.
Hãy hình dung bạn đang viết cho một đứa nhóc lớp 8. Thực sự viết cho một đứa nhóc lớp 8!
Đây là một mẹo đơn giản nhưng siêu hiệu quả, buộc bạn phải viết rõ ràng, rành mạch, lược bỏ bất kỳ yếu tố không cần thiết nào có thể khiến độc giả nhíu mày.
Dù ở nền tảng nào, mọi người đều phản ứng tích cực với các bài viết súc tích, mạch lạc – chứ không phải những từ ngữ tầm thường được sử dụng bừa bãi mà chẳng có chút ý nghĩa thực sự nào đằng sau chúng.
Để kết nối với độc giả, bạn phải nói ngôn ngữ họ hiểu được. Viết thứ gì đó thực tế, sử dụng ngôn ngữ thuần túy và câu văn ngắn gọn.
Độc giả trên mạng xã hội thực ra không hề hứng thú với sứ mệnh và mục tiêu của công ty bạn, cũng như những điều quan trọng với bạn (trừ khi điều đó thực sự liên quan đến họ). Họ chỉ muốn biết họ nhận được gì.
Đó là lý do tại sao khi viết nội dung mạng xã hội, bạn phải đứng từ góc nhìn của độc giả. Biến họ thành người hùng trong câu chuyện dành cho họ.
Đôi lúc, để nổi bật, chỉ cần viết dưới quan điểm người đọc – bởi hầu hết các đối thủ của bạn sẽ không làm điều đó.
…và viết mục đích đó ngay đầu bài nháp để ghi nhớ trong quá trình viết nội dung mạng xã hội.
Bạn muốn độc giả thực hiện hành động gì? Bạn có muốn họ để lại một bình luận hay bấm chuột vào website? Dù là gì, hãy thể hiện điều đó trong một CTA (call-to-action).
Lưu ý rằng CTA không nhất thiết phải là một nút bấm hay một thành phần nổi bật, dễ nhận thấy trong bài viết. Nó có thể đơn giản là một câu hỏi tương tác trong miêu tả, hoặc một câu văn cho độc giả biết tại sao họ nên bấm vào liên kết trong hồ sơ của bạn.
Trăm nghe không bằng một thấy!
Chúng ta đã từng nói về tầm quan trọng của việc thêm alt text vào ảnh. Nhưng chọn ảnh phù hợp mới thực sự quan trọng.
Một số nền tảng thiên về câu chữ hơn hình ảnh và video. Nhưng mỗi khi có thể, bạn nên thử đưa minh họa vào bài viết – chúng rất hiệu quả trong việc thu hút sự chú ý của độc giả. Và khi độc giả không chú ý thì ngôn từ có hay đến mấy cũng khó lòng tỏa sáng.
Bài liên quan