Các nhà tiếp thị thành công sử dụng rất nhiều công cụ để theo dõi và đo lường tính hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị số của họ, bao gồm mã Urchin Tracking Module (UTM), vốn là những đoạn mã gắn vào cuối một URL. UTM code còn được dùng để xác định các nguồn lưu lượng cụ thể đến một website. Mã UTM bao gồm nguồn lưu lượng, phương tiện, và tên chiến dịch. Chúng còn có thể chứa các từ khóa và các mã định danh nội dung.
Khi được sử dụng đúng cách, mã theo dõi UTM là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất trong bộ công cụ phân tích dữ liệu của bạn, bởi mã UTM giúp bạn xác định được nội dung mang lại hiệu quả cao nhất xét theo mục tiêu marketing mà bạn đề ra.
Trước khi tìm hiểu thêm về mã UTM, chúng ta nên điểm qua về nguồn gốc của nó. Urchin Software tạo ra mã UTM để sử dụng trong chương trình phân tích thống kê web Urchin của hãng. Google mua lại công ty này vào năm 2005 và tung ra Google Analytics vào cuối năm đó. Google ngừng phát triển Urchin vào năm 2012 và tích hợp mã UTM vào phần mềm của riêng họ.
Dù mặc định, bạn có thể xem thông tin nguồn về lưu lượng trong Google Analytics, mã UTM cho phép bạn đi sâu hơn vào dữ liệu để tìm ra nội dung cụ thể nào đang thu hút khách ghé thăm.
Nếu bạn đã kích hoạt Google Analytics trên website của mình, thì bạn đã sẵn sàng để bắt đầu rồi đấy!
Có 5 loại tham số UTM – còn được gọi là tag UTM hay mã UTM – được dùng để theo dõi tính hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị số dựa trên các điểm dữ liệu cụ thể. Bạn có thể thêm các tham số UTM theo bất kỳ thứ tự nào vào cuối URL, phân tách bởi một dấu chấm hỏi (?) và dấu và (&).
Google liệt kê các tham số bắt buộc trong trình tạo mã UTM của riêng họ, bao gồm: nguồn chiến dịch, phương tiện chiến dịch, và tên chiến dịch. Các từ ngữ liên quan và nội dung chiến dịch là các tham số tùy chọn.
Dưới đây là 5 tham số UTM được nhận diện trong Google Analytics:
Bạn có thể gõ mã UTM thủ công mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào. Tuy nhiên, Google cung cấp một công cụ khá hữu ích tên là Campaign URL Builder, trong đó hướng dẫn bạn từng bước tạo ra các URL theo dõi tùy biến. Công cụ tạo UTM của Google còn xác định từng tham số UTM trong trường hợp bạn mới tập tành vào nghề.
Lời khuyên ở đây là hãy rút gọn URL trước khi chia sẻ nó lên các nền tảng tiếp thị số của bạn, bởi mã UTM có thể khiến URL của bạn trong không mấy hấp dẫn để mọi người bấm vào. Công cụ Campaign URL Builder của Google có tích hợp sẵn Bitly.
Dưới đây là một vài URL mẫu để giúp bạn hình dung rõ hơn về cách hoạt động của UTM tracking.
Bối cảnh: bạn là một nhà bán lẻ thiết bị giải trí ngoài trời, và muốn đo lường lưu lượng mà các đợt sale mùa hè hàng năm tạo ra thông qua tìm kiếm trả phí, tương tác mạng xã hội trả phí, và tiếp thị email.
Bạn phải tạo một tracking URL cho chiến dịch CPC đã đăng ký trên Google nhằm quảng bá cho đợt sale mùa hè trên trang landing của bạn, nhắm đến từ khóa “camping gear”
Tracking URL sẽ trông như thế này: www.example.com/page?utm_source=google&utm_medium=cpc&utm_campaign=summer-sale&utm_term=camping-gear
Bạn cần một tracking URL khác để xác định mức độ thành công của một chiến dịch trả phí trên mạng xã hội Facebook nhằm đưa người dùng đến trang landing sale mùa hè.
Tracking URL sẽ trông như thế này: www.example.com/page?utm_source=facebook&utm_medium=paid-social&utm_campaign=summer-sale
Bạn cũng cần đo lường lưu lượng phát sinh từ một email quảng bá, có bao gồm 3 liên kết – một logo, một ảnh, và một nút CTA màu cam – nhằm đưa người dùng đến trang landing sale mùa hè.
Tracking URL sẽ trông như thế này:
Khi đã tạo các tracking URL cho chiến dịch của bạn và chia sẻ chúng, Google Analytics sẽ bắt đầu thu thông tin tự động. Bạn có thể truy xuất các thống kê đó trong các bản báo cáo.
Làm theo các bước sau để xem mã UTM của bạn hoạt động ra sao trong Google Analytics:
Theo các bước trên, bạn sẽ được đưa đến mục báo cáo All Campaigns trên Google Analytics. Trên trang này, bạn sẽ thấy các chiến dịch mà bạn đã xác định trong các tracking URL của mình. Bạn cũng có thể sắp xếp dữ liệu chiến dịch theo nguồn, phương tiện, hoặc nguồn/phương tiện.
Tracking bằng UTM giúp bạn xác định được những chiến dịch tiếp thị số nào thành công. Nó cho phép bạn xây dựng các chiến dịch hiệu quả và ngừng lãng phí thời gian với những chiến dịch kém hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, tracking bằng UTM không thực sự chính xác xét về mặt khoa học. Tính nhất quán là rất quan trọng. Và bạn rất dễ bị “ngợp” nếu tạo ra quá nhiều mã UTM, hoặc có hàng loạt mã UTM trùng lặp nhau. Nên hãy giữ mọi thứ đơn giản nhất có thể!
Utm code
|
Utm là bệnh gì | Code tracking la gì | Link UTM |
UTM Tracking | UTM builder | Utm Tracking la gì | Utm là trường gì |
Bài liên quan