8 ứng dụng Blockchain vào thực tế mà bạn chưa hay biết

Lần gần đây nhất cả thế giới thay đổi là khi internet ra đời. Liệu bạn có thể hình dung ra một cuộc sống nơi không có sự hiện diện của Google hay các mạng xã hội khác như Facebook, YouTube… hay không? Bất khả thi, đúng rồi đấy! Lần này, có lẽ thế giới đã và đang thay đổi một lần nữa khi blockchain ra đời. Trong thập kỷ qua, blockchain đã ngày càng trở nên phổ biến hơn, và có thể nói rằng phát minh này sẽ là “next big thing” trong thế giới công nghệ. Blockchain có rất nhiều ứng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống, từ y tế, tài chính, quản lý nhà nước, định danh… Và đừng quên ứng dụng phổ biến nhất: tiền mã hoá Bitcoin.

Tuy nhiên, Bitcoin chỉ là một phần rất nhỏ của blockchain. Bản chất phi tập trung biến blockchain trở nên cực kỳ an toàn và rất khó bị tấn công – đó là lý do tại sao nó đang trở nên phổ biến hơn trong nhiều ứng dụng trên toàn thế giới. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu bản chất của blockchain và các ứng dụng đa dạng của nó.

8 ứng dụng của Blockchain vào thực tế mà bạn chưa hay biết 1

Blockchain là gì?

Blockchain là một chuỗi các khối, trong đó mỗi khối chứa các thông tin số. Mỗi khối blockchain có một số nguyên 32-bit đơn nhất gọi là một nonce liên kết với một số băm 256-bit gắn vào nó. Các khối này được kết nối với nhau bằng một chuỗi hàm băm mã hoá dùng để liên kết mỗi khối với khối trước đó. Ba thành phần đó, cùng với nhau, sẽ đảm bảo tính bảo mật cho blockchain.

Blockchain có tính phân tán, có nghĩa là trong trường hợp của một blockchain công khai, mọi người đều có thể sở hữu một bản sao của nó. Do đó rất khó để thay đổi dữ liệu trong blockchain, bởi muốn làm vậy, mọi bản sao ở mọi địa điểm khác nhau đều cần được thay đổi (và đó là điều bất khả thi). Vì vừa phân tán, lại vừa bất biến, và minh bạch (dữ liệu trong các khối hoàn toàn có thể truy xuất để phân tích), nên blockchain có mức độ bảo mật rất cao và trở thành giải pháp được chọn lựa cho các ứng dụng ưu tiên bảo mật và minh bạch.

Ứng dụng của blockchain

Quản lý tài sản

Blockchain đóng vai trò quan trọng trong thế giới tài chính, và trong lĩnh vực quản lý tài sản cũng vậy. Nhìn chung, quản lý tài sản bao gồm xử lý và giao dịch các loại tài sản khác nhau mà một cá nhân có thể sở hữu, như thu nhập cố định, bất động sản, cổ phần, các quỹ đầu tư, hàng hoá… Các quy trình giao dịch trong quản lý tài sản có thể rất tốn kém, đặc biệt nếu giao dịch tại nhiều quốc gia và xuyên biên giới. Trong những tình huống đó, blockchain có thể là “cứu cánh” bởi nó loại bỏ nhu cầu phải có một bên trung gian (môi giới, dịch vụ lưu ký…). Thay vào đó, sổ cái blockchain mang đến một quy trình đơn giản và minh bạch, giảm thiểu nguy cơ có lỗi xảy ra.

Thanh toán xuyên biên giới

Bạn đã từng thử thanh toán xuyên biên giới bằng nhiều loại tiền tệ khác nhau từ quốc gia này sang quốc gia khác chưa? Đó có thể là một quy trình phức tạp và tốn nhiều thời gian để tiền đến được nơi cần đến. Blockchain giúp đơn giản hoá các giao dịch thanh toán xuyên biên giới bằng cách cung cấp các dịch vụ gửi tiền hai chiều mà không cần bất kỳ bên trung gian nào. Hiện có rất nhiều công ty chuyển tiền sử dụng blockchain, cho phép bạn chuyển tiền quốc tế trong vòng 24 giờ.

Y tế

8 ứng dụng của Blockchain vào thực tế mà bạn chưa hay biết 2

Blockchain có thể tạo ra một tác động lớn trong lĩnh vực y tế thông qua việc sử dụng các hợp đồng thông minh. Hợp đồng thông minh là một hợp đồng được thực hiện giữa 2 bên mà không cần bất kỳ bên trung gian nào. Các bên tham gia vào hợp đồng biết chi tiết về hợp đồng, và hợp đồng được thực hiện hoàn toàn tự động khi các điều kiện đề ra ban đầu được đáp ứng. Quy trình này sẽ rất hữu ích trong lĩnh vực y tế, khi mà các bản ghi sức khoẻ cá nhân được mã hoá thông qua blockchain để chỉ bệnh nhân là người duy nhất truy xuất được thông tin với mã khoá của riêng họ, đảm bảo tính tuyệt mật của người dùng.

Tiền mã hoá

8 ứng dụng của Blockchain vào thực tế mà bạn chưa hay biết 3

Đây có lẽ là ứng dụng phổ biến nhất của blockchain. Bạn chắc chắn đã từng nghe đến tiền mã hoá, và sự thật là gần như bất kỳ ai cũng biết đến nó. Một trong nhiều ưu thế của tiền mã hoá khi ứng dụng blockchain là xoá bỏ được mọi giới hạn về địa lý. Do đó, các đồng tiền mã hoá có thể được sử dụng cho mọi giao dịch trên toàn thế giới. Điều quan trọng duy nhất cần lưu ý là tỷ giá và chi phí giao dịch. Tuy nhiên, lựa chọn này vẫn tốt hơn nhiều so với các ứng dụng thanh toán theo khu vực, như Paytm ở Ấn Độ, vốn chỉ dành riêng cho một quốc gia hoặc vùng địa lý nhất định và không thể được sử dụng để trả tiền cho người ở các quốc gia khác.

Chứng sinh và Chứng tử

Có nhiều người trên thế giới không có giấy chứng sinh hợp pháp, đặc biệt là ở các quốc gia nghèo khó. Theo UNICEF, 1/3 tổng số trẻ em dưới 5 tuổi không có giấy chứng sinh. Tình trạng tương tự cũng diễn ra với giấy chứng tử. Tuy nhiên, blockchain có thể giúp giải quyết vấn đề này bằng cách tạo ra một hồ sơ lưu trữ chứng sinh và chứng tử bảo mật, được xác thực, và chỉ có thể truy xuất bởi những người có thẩm quyền.

Định danh trực tuyến

Bạn không thể hoàn tất bất kỳ giao dịch tài chính trực tuyến nào nếu không xác thực và định danh trực tuyến. Và điều này áp dụng với tất cả các nhà cung cấp dịch vụ trong ngành công nghiệp tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên, blockchain có thể tập trung quy trình định danh trực tuyến về một mối, để người dùng chỉ cần định danh một lần duy nhất bằng blockchain, rồi sau đó chia sẻ kết quả định danh với bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ nào mà họ muốn. Người dùng còn có thể chọn các phương thức định danh như xác thực người dùng, nhận dạng khuôn mặt…

Internet Vạn vật

8 ứng dụng của Blockchain vào thực tế mà bạn chưa hay biết 4

Internet Vạn vật (IoT) là mạng lưới các thiết bị liên kết với nhau, có thể tương tác với các thiết bị khác và thu thập dữ liệu để lọc ra thông tin hữu ích. Bất kỳ hệ thống vạn vật nào cũng trở thành IoT một khi được kết nối với nhau. Ví dụ phổ biến nhất về IoT có lẽ là nhà thông minh, nơi mọi thiết bị gia dụng như đèn, nhiệt kế, điều hoà, chuông báo cháo…có thể được kết nối với nhau trên một nền tảng duy nhất. Nhưng blockchain giúp ích được gì trong vấn đề này? Blockchain sẽ cung cấp tính bảo mật cho hệ thống phân tán rộng lớn này. Trong IoT, tính bảo mật của cả hệ thống chỉ tương đương với thiết bị kém bảo mật nhất trong hệ thống – một liên kết cực kỳ nguy hiểm. Do đó, blockchain có thể đảm bảo dữ liệu thu thập bởi các thiết bị IoT được an toàn và chỉ các bên đáng tin cậy mới thấy được.

Bản quyền và tác quyền

Bản quyền và tác quyền là vấn đề lớn trong các lĩnh vực sáng tạo như âm nhạc, phim ảnh… Chúng là những thứ liên quan đến nghệ thuật, và thoạt nghe có lẽ chẳng liên quan gì với blockchain. Nhưng công nghệ này là khá quan trọng nhằm đảm bảo tính an toàn và minh bạch trong các ngành công nghiệp sáng tạo. Có nhiều trường hợp các tác phẩm âm nhạc, phim, tranh ảnh…bị đánh cắp và không trích dẫn đến tác giả gốc. Điều này có thể được giải quyết nếu dùng blockchain – bởi nó có một sổ cái chi tiết về bản quyền và tác quyền. Blockchain cũng minh bạch và có thể cung cấp một bản ghi bảo mật về bản quyền nghệ sỹ. Việc thanh toán tiền tác quyền cũng có thể được quản lý bằng các loại tiền mã hoá như Bitcoin.

MiraWEB – Tạo website tự động bằng AI trong 30 giây

  • Bằng công nghệ AI, MiraWEB sẽ tạo ra một trang web chuyên nghiệp với ý tưởng của riêng bạn chỉ với vài cú click
  • Không cần phải có kiến thức về lập trình hay thiết kế, website của bạn sẽ được tối ưu nội dung và hình ảnh chỉ trong giây lát

TRẢI NGHIỆM NGAY

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “Blockchain

Bitcoin blockchain la gì
công nghệ blockchain – sự kết hợp giữa 3 loại công nghệ nào? Các mạng Blockchain  Học blockchain bắt đầu từ đâu 
Các công ty blockchain ở Việt Nam Game blockchain la gì Công ty công nghệ blockchain Blockchain la gì và ứng dụng

Bài liên quan