Top 5 công cụ check blacklist domain hiệu quả

Hiện nay, cụm từ “Check blacklist domain” đang được quan tâm cũng như tìm kiếm phổ biến. Đặc biệt là trong lĩnh vực website nói chung và quản lý phân phối email nói riêng. Cùng Hostify.vn tìm hiểu để biết thêm thông tin nhé.

Các công cụ check blacklist domain

Các công cụ check blacklist domain

1. Blacklist là gì ?

Trước tiên bạn cần hiểu về Blacklist. Đây là “danh sách đen” của những máy chủ hoặc tên miền chuyên gửi tin rác, hay còn gọi là tin spam được các tổ chức quản trị mạng thống kế lại. Những tổ chức này hoạt động phi lợi nhuận và độc lập với các cơ quan hay chính phủ, dựa trên cơ chế theo dõi IP của bạn.

  • Nhận thông tin cập nhật từ các nhà cung cấp dịch vụ tên miền hoặc Email
  • Nhận phản hồi từ người sử dụng nếu họ báo cáo Email rác từ các domain.

Cần kiểm tra để biết bạn có trong danh sách của Domain bị đánh giá thấp hay hay không. Nếu thường xuyên làm phiền người dùng mạng, hoặc cung cấp các thông tin độc hại, thông tin không có giá trị thì rất có khả năng đấy.

2. Tại sao tên miền bị đưa vào danh sách đen?

Có một số lý do có thể gây ra tình trạng tên miền của bạn bị xếp hạng vào Blacklist, ví dụ như:

  • Email được gửi từ domain của bạn đã được báo cáo là thư rác.
  • ISP (hoặc thậm chí một quốc gia) bị đưa vào danh sách đen.
  • Máy chủ của bạn (ISP, nhà cung cấp email) thiếu cấu hình thích hợp hoặc có phần mềm độc hại.
  • IP của bạn đã bị phát hiện trong một cuộc tấn công Thỏa hiệp Email Doanh nghiệp do hành vi phạm tội.

Đây là một số lý do phổ biến nhất có thể đưa tên miền của bạn vào danh sách đen dựa trên DNS.

3. Domain blacklist check là gì?

Domain blacklist check được gọi tắt là DNSBL, còn được gọi là danh sách đen DNS, là một tài nguyên được các nhà cung cấp dịch vụ email sử dụng để giữ cho hộp thư đến của người dùng không bị spam từ các domain nào đó độc hại.

Các danh sách này được quản lý bởi các cơ quan bên thứ ba. Và bạn phải yêu cầu xóa bỏ tên miền của mình trong Domain blacklist check nếu tên miền đó được sử dụng để gửi email, tất nhiên nó chỉ được loại bỏ sau khi giải quyết vấn đề gây ra hiểu lầm khiến tên miền bị đánh giá thấp. 

Sử dụng Domain blacklist check không phải bao giờ cũng là một điều tốt. Chúng có thể gây ra các vấn đề gửi email như gửi không thành công hoặc bị trả lại. Và nói chung, Domain blacklist check cũng không tốt cho hoạt động kinh doanh của bạn vì có thể khiến bạn bị tách khỏi khách hàng tiềm năng.

Vì vậy, hãy kiểm tra các công cụ Domain blacklist check này để xem liệu bạn hoặc nhà cung cấp dịch vụ tên miền của bạn có bị đưa vào danh sách đen hay không.

4. Gợi ý 5 công cụ check blacklist domain hiệu quả nhất hiện nay

Gợi ý 5 công cụ Domain blacklist check hiệu quả nhất hiện nay

Gợi ý 5 công cụ check blacklist domain check hiệu quả nhất hiện nay

Trước khi tiếp tục, hãy đảm bảo rằng bạn có địa chỉ IP tên miền của mình. Bạn có thể kiểm tra của bạn tại đây . Hoặc liên hệ với bộ phận hỗ trợ của đơn vị cung cấp tên miền để lấy IP của máy chủ cung cấp email của bạn.

Công cụ check blacklist domain: DotCom

Quá trình Domain blacklist check của Công cụ DotCom có ​​thể kiểm tra danh sách đen từ ba vị trí khác nhau mà không cần tạo tài khoản.

Với Domain blacklist check của DotCom, bạn có thể thiết lập kiểm tra tự động. Vì vậy, bạn sẽ được thông báo nếu máy chủ của bạn được liệt kê vào bất kỳ danh sách nào trong số đó. Người ta có thể dùng thử tính năng tự động kiểm tra miễn phí trong 30 ngày.

Công cụ check blacklist domain: MXToolBox

Danh sách đen của MXToolBox quét khoảng 100 Domain blacklist check dựa trên DNS. MXToolBox có các gói đăng ký trả phí để kiểm tra Domain blacklist check toàn diện. Ngay cả gói miễn phí của nó cũng có thử nghiệm tự động kiểm tra mỗi tuần từ 30 danh sách đen.

Công cụ check blacklist domain: SpamHaus

SpamHaus có một giao diện đơn giản và dễ dàng để kiểm tra xem có bất kỳ danh sách đen nào không. Bạn chỉ cần gõ tên Domain blacklist check vào thanh tìm kiếm và nhấp vào Tra cứu .

Tuy nhiên vì đây không phải là một giải pháp dùng để theo dõi nên các tính năng thông báo tự động sẽ không có.

Công cụ check blacklist domain: DNS Checker

Công cụ Domain blacklist check này quét được  hơn 50 danh sách đen. Nó kiểm tra cả IP và Danh sách đen dạng Email rất hiệu quả. Tuy nhiên, DNS checker không hỗ trợ tính năng giám sát và thông báo khi tên miền của bạn bị thêm vào Blacklist.

Công cụ check blacklist domain: Site24x7

Site24x7 là công cụ Domain blacklist check đi kèm với một gói giám sát lành mạnh bao gồm cả việc kiểm tra Danh sách đen. Hiện tại, nó tìm kiếm từ hơn 10 cơ sở dữ liệu danh sách đen. Tất cả các gói dịch vụ của nó ddeuf có bản dùng thử miễn phí 30 ngày và có kiểm tra danh sách đen tên miền theo thời gian thực.

Nguyên nhân IP bị đánh dấu

  •  Server của bạn bị dính mã độc
  • User nào đó chủ động spam mail
  • Source Code nào đó bị dính shell…

Hậu quả của việc dính Google Blacklist và Gmail Blacklist

Thật không quá bất ngờ khi website hay mail của bạn rơi vào blacklist? Bởi vì ngoài việc toàn bộ mail gửi từ email với tên miền riêng sẽ bị đánh dấu spam; không gửi thư được. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, Google và các công cụ tìm kiếm khác có thể sẽ dừng việc thu thập dữ liệu hoặc thậm chí loại bỏ website của bạn khỏi kết quả tìm kiếm. Người dùng cũng có thể sẽ bị chặn truy cập vào website của bạn vì lý do bảo mật.

Một số phương pháp ngăn chặn cũng như khắc phục hậu quả của việc phát tán thư rác

  • Khách hàng có thể sử dụng thêm một IP (IP mới và không bị liệt vào blacklist). Để có thể tiến hành gửi mail nhằm tránh trường hợp gián đoạn công việc
  • Change pass tài khoản email bằng một mật khẩu mới
  • Kiểm tra kỹ lại toàn bộ mã nguồn bằng một số công cụ quét mã độc như ClamAV để tìm kiếm các scripts phát tán thư rác và phân quyên một cách chính xác đề đảm bảo tính bảo mật.

5. Kết luận

Mặc dù rất khó chịu khi thấy IP máy chủ của bạn nằm trong danh sách đen, nhưng bạn không nên hoảng sợ. Chỉ cần gửi yêu cầu xóa hoặc sử dụng dịch vụ xóa danh sách đen, tùy thuộc vào danh sách đen cụ thể, để bắt đầu quá trình xóa.

Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn thêm hiểu rõ thêm về check blacklist domain.

Đọc thêm:

4 lỗi thường gặp không upload được theme WordPress

Cách quay video màn hình máy tính nhanh nhất

Flop là gì? Flop nghĩa la gì trên Tiktok, Facebook?

Thông tin liên hệ tư vấn