Source code là gì? 5 điểm khác nhau giữa mã nguồn đóng và mở

1. Source code là gì? Mã nguồn là gì?

Source code thường được gọi là mã nguồn là một phần của chương trình máy tính chứa các đoạn lệnh thực thi được tạo ra bởi lập trình viên khi sử dụng ngôn ngữ lập trình.

Có thể hiểu đơn giản Source code là tập hợp những ký tự do con người tạo ra để nhập vào máy tính dưới dạng văn bản.

Source Code là gì

Source Code hay mã nguồn là những bộ mã chương trình được tạo ra bởi lập trình viên khi sử dụng ngôn ngữ lập trình.

Ví dụ: khi một lập trình viên nhập một chuỗi các câu lệnh ngôn ngữ lập trình C vào Windows Notepad và lưu chuỗi đó dưới dạng tệp văn bản, thì tệp văn bản được cho là chứa mã nguồn.

Mở rộng ra, Source code chứa các khai báo, hướng dẫn, hàm, vòng lặp và các câu lệnh khác, đóng vai trò như hướng dẫn cho chương trình về cách hoạt động. Các chương trình có thể chứa một hoặc nhiều tệp văn bản mã nguồn, tệp này có thể được lưu trữ trên đĩa cứng của máy tính, trong cơ sở dữ liệu hoặc được in trong sách gồm các đoạn mã.

2. Tổng quan kiến thức về Source code

Source code là gì

2.1 Cấp phép source code (mã nguồn)

Source code là gì? Có những loại source code nào? Điều này tùy thuộc vào việc cấp phép sử dụng của loại mã nguồn đó.

Mã nguồn có thể là mã nguồn đóng (độc quyền) hoặc mã nguồn mở điều này tùy thuộc vào quá trình cấp phép sử dụng.

Ví dụ: Khi người dùng cài đặt một bộ phần mềm như Microsoft Office, mã nguồn này là đóng và độc quyền, Microsoft chỉ cấp cho khách hàng bỏ phí ra mua khi đó họ sẽ có quyền truy cập vào các tệp thực thi đã biên dịch của phần mềm và các tệp thư viện liên quan, mà các tệp thực thi khác nhau yêu cầu để gọi các chức năng của chương trình.

Để so sánh, bạn có thể cài đặt Apache OpenOffice, mã phần mềm nguồn mở của phần mềm Microsoft Office có thể được tải xuống và sửa đổi.

2.2 Mục đích hình thành của source code (mã nguồn)

Đến đây thì chắc chắn ai cũng biết source code – mã nguồn được tạo ra nhằm mục đích lập trình nên các phần mềm phục vụ cho con người. 

Nhưng ngoài mục đích chính này, source code – mã nguồn còn có nhiều chức năng quan trọng khác. 

Đối với những mã nguồn đóng thì rất khó để có thể sửa đổi nhưng đối với mã nguồn mở thì các lập trình viên có thể tùy chỉnh ngay trân source code đó.

Quyền truy cập vào mã nguồn mở cũng cho phép các lập trình viên đóng góp cho cộng đồng của họ, thông qua việc chia sẻ mã cho mục đích học tập hoặc bằng cách tái chế các phần của nó cho các ứng dụng khác.

2.3 Mã nguồn được tổ chức như thế nào?

Nhiều chương trình khác nhau tồn tại để tạo mã nguồn. 

Ngay cả một người không có nền tảng về lập trình cũng có thể đọc mã nguồn lập trình C ở trên và hiểu rằng mục tiêu của chương trình là in ra dòng chữ “Hello World.” Tuy nhiên, để thực hiện các  hướng dẫn , mã nguồn này trước tiên phải được dịch sang ngôn ngữ máy mà  bộ xử lý của máy tính  có thể hiểu được; đó là công việc của một chương trình thông dịch đặc biệt được gọi là trình biên dịch – trong trường hợp này là trình biên dịch C

Sau khi người lập trình biên dịch mã nguồn, tệp chứa kết quả đầu ra được gọi là mã đối tượng.

Mã đối tượng thông thường chỉ bao gồm các số 1 và số 0 và con người không thể dễ dàng đọc hoặc hiểu được. Mã đối tượng sau đó có thể được “liên kết” để tạo một tệp thực thi chạy để thực hiện các chức năng của chương trình cụ thể.

Hệ thống quản lý mã nguồn có thể giúp các lập trình viên cộng tác tốt hơn trong việc phát triển mã nguồn; ví dụ, ngăn một người lập trình vô tình ghi đè công việc của người khác.

2.4 Lịch sử source code

Người ta phát hiện phần mềm đầu tiên được viết bằng mã nhị phân vào những năm 1940, và có một bộ phận công nhận những chương trình như vậy có thể là mẫu mã nguồn đầu tiên của con người.

Vào khoản thập niên 50 và 60 của thế kỷ trước, mã nguồn đã được phát triển, và hoàn toàn miễn phí. 

Những mã nguồn này được lưu thông dựa trên việc in lên giấy, những lập trình viên muốn sử dụng thì phải gõ lại những kí tự đó để có thể sử dụng phần mềm. 

Nhưng đối với thời 4.0 của chúng ta ngày nay, Internet đã mang lại những lợi ích vô cùng lớn trong đó có việc chia sẻ các mã nguồn.

3. Mã nguồn mở là gì? (Open source code là gì)

Source code là gì

Mã nguồn mở là các phần mềm mà code của chúng được công khai để mọi người đều có thể tải xuống để sử dụng, và có thể tùy chỉnh.

Khi bạn nghe từ “mở” thì chắc hẳn là bạn cũng đã hiểu phần nào về loại mã nguồn này rồi đúng không nào? Chính xác là đúng như bạn nghĩ rồi đấy, mã nguồn mở là loại source code có thể tùy chỉnh trên đó.

Với phần mềm mã nguồn mở, tất cả mọi người dùng, cộng đồng lập trình viên có thể tham gia, đóng góp vào chỉnh sửa tất cả vì mục đích sao cho phần mềm, ứng dụng đó tốt hơn; hoặc người dùng có thể tùy chỉnh để phù hợp với mục đích sử dụng của mình.

Phần mềm mã nguồn mở giúp cho các sinh viên, học sinh và những người muốn tìm hiểu về lập trình có một bộ mã hoàn chỉnh để tham khảo cũng như phục vụ mục đích học tập.

Source code này thường được cấp phép như GNU General Public License. Để bạn có thể tải sử dụng và tùy chỉnh hoàn toàn hợp pháp.

4. Mã nguồn đóng là gì?

Rồi có mở thì phải có đóng đúng không nào? Từ đóng ở đây có nghĩa là đóng gói, hiểu đơn giản đay là những phần mềm được đóng gói, khi đến với người dùng chỉ có các lệnh thực thi mà không hề có mã nguồn, bạn không có quyền can thiệp hay chỉnh sửa bất cứ thứ gì.

Source code là gì

Mã nguồn đóng là mã nguồn bạn không được phép chỉnh sửa bất cứ thứ gì trên Source code đó.

Mã nguồn đóng là phần mềm sử dụng mã độc quyền và được bảo vệ chặt chẽ. Chỉ tác giả ban đầu của phần mềm mới có thể truy cập, sao chép và thay đổi phần mềm đó. Trong trường hợp với phần mềm nguồn đóng, bạn không phải mua phần mềm mà chỉ phải trả tiền để sử dụng phần mềm đó.

Các source code đóng thường là những phần mềm hằng ngày chúng ta sử dụng như: Window, Office, Photoshop,… 

Những mã nguồn đóng này thường sẽ được bảo vệ bởi luật sở hữu trí tuệ. Điều nãy giúp ngăn chặn những khách hàng có ý định sửa đổi hoặc tấn công.

5. 5 đặc điểm khác nhau giữa mã nguồn đóng và mã nguồn mở

Để đơn giản hóa nhưng đặc điểm đặc thù của mã nguồn mở và mã nguồn đóng chúng ta cùng nhau so sánh 5 đặc điểm khác nhau cơ bản của chúng như: chính sách giá, mức độ bảo mật, khả năng hỗ trợ, những đặc tính sẵn có của nguồn và khả năng sử dụng.

Chính sách giá 

  • Thông thường mã nguồn mở sẽ là miễn phí. 

Nhưng chắc chắn là không có bữa ăn nào là hoàn toàn miễn phí rồi đúng không nào? Đối với những tính năng mở thì nó là miễn phí nhưng nếu bạn cần những tính năng bổ sung hỗ trợ khác thì có thể sẽ có phí.

  • Còn đối với hầu hết mã nguồn đóng thường là những bạn phải trả phí. Chi phí có thể thay đổi tùy thuộc vào độ phức tạp của phần mềm. 

Mặc dù giá có thể cao hơn so với ở mã nguồn mở nhưng đổi lại bạn sẽ có được một source code tốt hơn, hỗ trợ đầy đủ, chức năng hơn.

Vấn đề bảo mật

Bảo mật là một vấn đề gây tranh cãi hàng đầu của 2 loại mã nguồn này.

  • Mã nguồn mở: 

Mã nguồn này có thể được đọc, chia sẻ và thực hiện chỉnh sửa của bất kỳ ai. 

Có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể sửa chữa, nâng cấp và kiểm tra mã bị hỏng. Các lỗi được khắc phục nhanh chóng và mã được kiểm tra kỹ lưỡng sau mỗi lần phát hành. Tuy nhiên, vì tính khả dụng, source code nãy cũng là môi trường khá lý tưởng để các tin tặc tấn công. 

  • Mã nguồn đóng:

Hoàn toán trái ngược với mã nguồn mở, mã nguồn đóng chỉ có thể được sửa đổi bởi nhà cung cấp. 

Nếu bạn gặp bất cứ trục trặc gì thì chỉ có thể chờ sự hỗ trợ đến từ đội ngũ support của đơn vị cung cấp.

Bạn có thể thấy đấy mỗi loại source code đều có ưu và nhược điểm khác nhau. Do đó, hãy cân nhắc đó có sự lựa chọn phù hợp nhé!

Chất lượng hỗ trợ

  • Tất nhiên bạn biết rồi đấy cái gì trả phí thì bạn sẽ yêu cầu hỗ trợ một cách dễ dàng hơn. Vì vậy mã nguồn đóng sẽ chiếm ưu thế ở vấn đề này. Khi bạn trả phí để sở hữu phần mềm đồng nghĩa với việc là bạn đã trả một phần chi phí để họ thuê đội ngũ support hỗ trợ cho bạn. 
  • Đối với phần mềm nguồn mở, tùy chọn như vậy không được cung cấp. Các tùy chọn hỗ trợ duy nhất là diễn đàn, các bài báo hữu ích và một chuyên gia được thuê. Tuy nhiên, không có gì ngạc nhiên khi sử dụng loại hình dịch vụ như vậy bạn sẽ không nhận được phản hồi cao.

“Tính sẵn có” của mã nguồn

Ở phần này thì mã nguồn mở lại chiếm ưu thế hơn. 

Các phần mềm mã nguồn mở cung cấp khả năng thay đổi mã nguồn mà không có bất kỳ giới hạn nào. 

Mỗi người dùng có thể đóng góp vào sự phát triển chung của mã nguồn mở. Vì mã nguồn có thể truy cập dễ dàng, nó cho phép các nhà phát triển phần mềm cải thiện các chương trình đã có.

Ở phần mềm mã nguồn đóng thì bạn không thể thayđổi bất cứ điều gì hoặc xem mã nguồn. Nhưng đổi lại nó sẽ mang đến cho bạn một phần mềm mã nguồn đáng tin cậy và bảo mật hơn nhiều.

Khả năng ứng dụng

Ở mã nguồn mở thì khả năng sử dụng luôn là mối đau đầu của các nhà phát triển, 

Thông thường hướng dẫn sử dụng được viết cho các nhà phát triển phần mềm chứ không phải dành cho tất cả mọi người.

Đối với phần mềm nguồn đóng, khả năng sử dụng là một trong những ưu điểm nổi bạt. Tài liệu hướng dẫn sử dụng thường được viết rất chi tiết và dễ hiểu.

6. Những câu hỏi thường gặp về Source code

Source code là gì

Source code là gì? Và có rất nhiều câu hỏi liên quan đến Source code. Cùng Hostify.vn tìm hiểu nhé!

Làm thế nào để đánh giá mã nguồn có chất lượng hay không?

  • Code phải chạy được và chạy đúng: Nếu những đoạn source code đó thường xuyên bị những lỗi cơ bản như: lỗi biên dịch, tràn bộ nhớ, truy cập quá index của mảng … thì tất nhiên code của bạn mua là “dỏm” rồi.
  • Code phải giải quyết được yêu cầu của bạn
  • Code phải dễ dàng mở rộng

Ngôn ngữ lập trình cấp cao là gì? Ngôn ngữ lập trình cấp thấp là gì?

  • Ngôn ngữ lập trình cấp cao: đây là ngôn ngữ lập trình ở cấp độ bậc cao, nó có hình thức tự nhiên và gần gũi với ngôn ngữ của con người nhất. Điểm đặc biệt của nó là có tính độc lập cao và ít phụ thuộc vào các loại thiết bị hay trình biên dịch.
  • Ngôn ngữ lập trình cấp thấp: là một ngôn ngữ lập trình liên quan chặt chẽ đến phần cứng máy tính. Thấp ở đây không phải là thấp kém mà có nghĩa là ngôn ngữ này kém hơn các ngôn ngữ lập trình bậc cao. Có nghĩa là nó gần với ngôn ngữ máy hơn.

Làm sao để xem được mã nguồn của các phần mềm tôi mua về sử dụng?

Điều này tùy thuộc vào phần mềm mà bạn mua. Nếu mua bản quyền thì khả năng cao là bạn sẽ không xem được mã nguồn của phần mềm đó. Vì họ đã thực hiện mã hóa mã nguồn và chỉ để lại những tác vụ cuối để thực thi yêu cầu từ người dùng thôi.

Nếu đó là phần mềm mã nguồn mở trên Github hoặc Gitlab thì có thể bạn sẽ xem và chỉnh sửa được mã nguồn đó để đúng với mục đích sử dụng của bạn.

Tôi có thể sử dụng một mã nguồn cho nhiều phần mềm khác nhau không?

Câu trả lời là có, các lập trình viên thường tận dùng các đoạn mã nguồn của phần mềm này thêm thắt chỉnh sửa để cho vào phần mềm khác, điều này là bình thường. Vệc này giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí thực hiện dự án phần mềm.

Kết luận: Source code (Mã nguồn) là gì?

Đọc xong bài viết này chắc chắn bạn đã hiểu được về định nghĩa Source code là gì? 5 điểm khác nhau cơ bản nhất của 2 loại mã nguồn đóng và mã nguồn mở rồi đúng không nào?

Lợi thế của các giải pháp nguồn mở chủ yếu là tính linh hoạt và khả năng mở rộng. Bạn có toàn quyền kiểm soát mọi thứ và có thể điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Tất nhiên là ngay cả việc bạn thể tự thiết kế trang web của mình, nhờ mã nguồn mở. 

Phần mềm mã nguồn đóng sẽ dễ dàng hơn cho người mới bắt đầu, hoặc dành cho những người không biết viết mã.

** Xem thêm các bài viết liên quan: