Chiếm được vị trí số 1 trong danh sách kết quả tìm kiếm tự nhiên của Google luôn là một cuộc chiến bất tận. Nhưng một cuộc chiến khó nhằn không đồng nghĩa bạn không thể giành chiến thắng. Kể cả khi chưa thể đạt được vị trí mong muốn, bạn vẫn có thể…vượt mặt nó.
Nhưng làm sao để thực hiện được điều đó? Bằng cách sử dụng snippet!
Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về snippet, các loại snippet, lợi ích của chúng, và cách tối ưu nội dung của bạn để hiển thị trong snippet.
Snippet, hay featured snippet, là một mẩu nội dung hiển thị trên cùng của trang kết quả tìm kiếm (SERP) của Google, cung cấp câu trả lời trực tiếp cho truy vấn tìm kiếm của người dùng từ một trong các website có thứ hạng cao nhất. Thông thường, nó sẽ có dạng một đoạn văn ngắn, một danh sách, bảng biểu, hoặc video.
Ví dụ, đây là một snippet xuất hiện khi bạn tìm kiếm “tại sao cỏ có màu xanh”
Snippet được giới thiệu vào năm 2014, và kể từ đó đã liên tục được cải tiến để giúp việc tìm kiếm của người dùng trở nên dễ dàng hơn, đồng thời có thể hiển thị câu trả lời mà mọi người đang tìm kiếm trong chớp mắt.
Có 4 loại snippet phổ biến nhất:
Tuỳ thuộc vào truy vấn tìm kiếm của bạn, Google có thể tự động đưa ra mẩu nội dung bất kỳ từ các website có thứ hạng cao nhất và hiển thị nó trong snippet thuộc một trong các loại trên.
Đoạn văn là loại snippet phổ biến nhất thường thấy trên SERP.
Nó chứa một mẩu văn bản ngắn, cung cấp câu trả lời súc tích cho các truy vấn dạng câu hỏi như “bằng cách nào”, “ai”, “tại sao”, “khi nào”, và “cái gì”. Bạn có thể thấy ví dụ snippet đoạn văn trong ảnh trên.
Snippet đoạn văn thường có độ dài trung bình từ 40 – 60 từ.
Snippet danh sách liệt kê là các câu trả lời được trình bày dưới dạng một danh sách đếm số hoặc có gạch đầu hàng.
Chúng thường được hiển thị đối với các truy vấn tìm kiếm “bằng cách nào” hoặc “cái gì” mà Google cho rằng cần được trả lời theo kiểu hướng dẫn từng bước một, hoặc dưới dạng danh sách các ý.
Snippet danh sách liệt kê có hai kiểu hiển thị:
Snippet bảng cung cấp dữ liệu được lấy từ một trang nhất định và thể hiện câu trả lời dưới dạng bảng (ví dụ đối với các truy vấn như “các kích cỡ quần dài”).
Nó thường chứa các hàng và cột hiển thị giá trị như giá cả, tỷ lệ, năm, hoặc các dữ liệu số học khác.
Trong một số trường hợp, Google có thể hiển thị một snippet video (thường là từ YouTube) với mốc thời gian cụ thể, mà khi bạn bấm vào đó, phần video ngay tại mốc thời gian đó sẽ được phát.
Snippet video thường xuất hiện với các truy vấn “cách làm”, khi tiêu đề của video khớp với truy vấn tìm kiếm mà người dùng gõ vào.
Google thường xuyên thử nghiệm và phát triển nhiều loại snippet mới, và có thể kết hợp chúng lại với nhau để tăng cường trải nghiệm người dùng trong công cụ tìm kiếm của họ.
Đầu tiên, bạn cần hiểu rằng không thể trực tiếp nói với Google hãy sử dụng nội dung của bạn cho một snippet nào đó – quyền quyết định nằm trong tay bộ máy tìm kiếm! Google sẽ tự chọn những trang phù hợp với snippet và những trang không phù hợp.
Thứ hai, snippet thường thay đổi linh động, liên tục xuất hiện rồi biến mất dựa trên nhiều tiêu chí và thuật toán xếp hạng.
Tuy nhiên, vẫn có một số thủ thuật mà bạn có thể tận dụng để tăng khả năng nội dung được sử dụng cho snippet.
Các từ khóa đuôi dài và từ khóa dạng câu hỏi thường kích hoạt snippet trong SERP.
Bằng cách tối ưu website xoay quanh những từ khóa đuôi dài và câu hỏi, bộ máy tìm kiếm có thể sử dụng chúng như những câu trả lời tiềm năng và hiển thị chúng dưới dạng snippet đối với các truy vấn liên quan.
Tuy nhiên, Google không cung cấp bất kỳ công cụ nào để các webmaster có thể kiểm tra từ khoá nào thực sự kích hoạt được snippet trong SERP. Để nghiên cứu từ khoá kích hoạt snippet, bạn cần sử dụng một số công cụ tìm kiếm từ khoá SEO, như KWFinder. Tất cả những gì bạn cần làm là gõ từ khóa và bấm vào tab Autocomplete hoặc Questions để xem tất cả các từ khoá dài hơn có liên quan. Sau đó, bấm vào bất kỳ từ khoá cụ thể nào để xem các kết quả tìm kiếm hàng đầu cùng với trang được hiển thị dưới dạng snippet ở trên cùng của SERP.
Sau khi lập được danh sách các từ khoá đuôi dài và từ khoá câu hỏi, bạn có thể tối ưu nội dung xoay quanh chúng – chỉ cần đưa các từ khoá đó vào trang của bạn dưới dạng các heading (H1, H2…, tags) và cung cấp những câu trả lời ngắn gọn ngay bên dưới chúng. Việc này sẽ cho Google biết nội dung của bạn có thể được hiển thị dưới dạng snippet bởi bạn đã cung cấp câu trả lời rõ ràng cho các truy vấn tìm kiếm câu hỏi hoặc đuôi dài liên quan.
Để được xuất hiện trong snippet, trang của bạn cần nằm trong top 10 kết quả tìm kiếm đối với một truy vấn cụ thể.
Nghe có vẻ khá khó nhằn, nhưng nên nhớ rằng Google luôn tìm cách cung cấp cho người dùng những câu trả lời đáng tin cậy và chính xác nhất – và điều đó chỉ có thể đạt được bằng cách sử dụng các trang có thứ hạng hàng đầu với nội dung chất lượng cao.
Có nhiều cách để cải thiện và tối ưu nội dung trang, từ đó cải thiện thứ hạng trên Google Search mà bạn có thể sử dụng, như: đánh giá lại SEO và khắc phục các vấn đề hiện có; cải thiện hệ thống điều hướng; sử dụng liên kết nội bộ và liên kết đến các nguồn chất lượng bên ngoài; thiết kế website nhanh và thân thiện với di động; sử dụng SSL; sử dụng địa chỉ URL thân thiện người dùng; tối ưu hình ảnh…
Kim tự tháp ngược là một khái niệm trong báo chí, nói về cách tổ chức thông tin hiệu quả – và nó có thể được áp dụng cho các câu trả lời nhằm tăng tỷ lệ xuất hiện trong snippet.
Bắt đầu bằng cách trả lời phần được người dùng trông chờ nhất, sau đó tiếp tục với các chi tiết bổ trợ trong phần còn lại của nội dung.
Mô hình kim tự tháp ngược là một kỹ thuật viết thông minh và đã được chứng minh là hiệu quả, có thể giúp tối ưu hoá nội dung của trang cho snippet.
Xây dựng kết cấu nội dung tốt là một bước mấu chốt để được xuất hiện trong snippet. Ví dụ, nếu một truy vấn cụ thể kích hoạt một snippet bảng, bạn phải tạo một câu hỏi dưới dạng bảng – nếu snippet hiển thị dưới dạng danh sách, đảm bảo nội dung của bạn ở dạng danh sách các ý hoặc có heading rõ ràng.
Đảm bảo mọi nội dung bạn muốn sử dụng cho snippet có chứa cấu trúc HTML rõ ràng như:
Hầu hết các snippet có độ dài 40 – 50 từ.
Do đó, bạn nên giữ câu trả lời ngắn gọn và súc tích – đừng vượt quá 58 từ. Lưu ý rằng đây là kết quả rút ra được từ việc khảo sát, không có thông tin chính thức nào liên quan vấn đề này – do đó bạn cần lưu ý thêm các yếu tố khác nữa!
7 bước xây dựng hệ thống bán hàng online hiệu quả
Website là gì? 3 loại website phổ biến nhất hiện nay
Cache là gì? Hướng dẫn xóa cache trên các thiết bị
Thông tin liên hệ tư vấn