ChatGPT, GPT-4, DALL-E, MidJourney, Stable Diffusion… Tất cả những mô hình AI đó có điểm chung là gì, bạn có biết không? Ngoài việc là những hệ thống cực kỳ tinh vi và tốn kém (để vận hành và duy trì), chúng đều là những mô hình mà mọi người có thể tận dụng để thu về những kết quả ấn tượng, hoặc thậm chí là tạo ra sản phẩm thực thụ, thông qua prompt.
Vậy prompt trong AI là gì? Prompt đòi hỏi những kỹ năng gì? Hãy cùng Hostify.vn tìm hiểu tiếp nhé!
AI Easy Content – Trợ lý ảo tạo sáng tạo nội dung
Prompt có thể nói là kỹ năng duy nhất bạn cần có để điều khiển các mô hình AI tạo sinh mạnh mẽ nêu trên, bất kể mục đích gì, từ sáng tác những câu chuyện hấp dẫn, tạo ảnh chân thực, hay tóm tắt văn bản, tự động biên tập video…
Các mô hình AI sẽ càng ngày càng thuần thục và cho ra kết quả tốt hơn, nhưng đối với chúng ta, việc đoán trước được chính xác sẽ thu được gì từ các mô hình AI luôn là điều gần như bất khả thi. Cách tốt nhất để tận dụng tối đa tiềm năng của các mô hình này chính là tạo ra các prompt tốt hơn.
Prompt là cách con người trò chuyện với AI. Đó là cách chúng ta nói với AI thứ mình muốn, và thứ đó cụ thể ra sao. Prompt cung cấp ngữ cảnh và phương hướng cho mô hình hoạt động, từ đó đảm bảo mô hình đưa ra được những phản hồi liên quan và hữu ích.
Prompt thường là tập hợp các từ khóa. Ví dụ, bạn muốn tạo một hình ảnh nhưng lại không có ảnh nào làm ví dụ. Trong trường hợp đó, bạn có thể thử miêu tả thứ bạn muốn với những từ khóa tốt nhất có thể, cùng một vài hình ảnh phác thảo (nếu bạn có khả năng hội họa). Những prompt được thiết kế kém có thể khiến mô hình AI trả về kết quả không liên quan và vô nghĩa, ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm người dùng.
AI có thể hiểu từ ngữ, dù cách hiểu của chúng khác với chúng ta. Đó là lý do phải thiết kế prompt (prompt engineering) sao cho hợp lý. Thiết kế prompt là tìm các prompt phù hợp để thu được kết quả tốt nhất từ AI.
– Định hướng nhiệm vụ (Task Guidance): Prompt giúp xác định nhiệm vụ hoặc mục tiêu mà mô hình AI sẽ thực hiện. Bằng cách đưa ra một prompt cụ thể, bạn có thể hướng dẫn mô hình để thực hiện công việc cụ thể như viết một đoạn văn, tạo hình ảnh, dự đoán kết quả, và nhiều nhiệm vụ khác.
– Kiểm soát đầu ra (Output Control): Prompt cũng cho phép kiểm soát chất lượng và tính hợp lý của đầu ra của mô hình AI. Bằng cách điều chỉnh prompt, bạn có thể đảm bảo rằng mô hình sẽ tạo ra kết quả theo mong muốn của bạn, tránh các đáp án không phù hợp hoặc không mong muốn.
– Kiểm soát phong cách và tông (Style and Tone Control): Prompt có thể được sử dụng để kiểm soát phong cách và tông của đoạn văn hoặc thông điệp. Bạn có thể chỉ định prompt để tạo ra nội dung chính xác hoặc theo phong cách cụ thể, chẳng hạn như hài hước, chính trị hoặc khoa học.
– Phân loại và tìm kiếm thông tin (Classification and Information Retrieval): Prompt có thể được sử dụng để yêu cầu mô hình AI phân loại các mục hoặc tìm kiếm thông tin trong cơ sở dữ liệu. Ví dụ, bạn có thể sử dụng prompt để hỏi mô hình AI về một sự kiện lịch sử cụ thể hoặc để phân loại các đối tượng trong hình ảnh.
– Hiểu rõ nhu cầu của người dùng: Thông qua prompt, AI có thể hiểu rõ nhu cầu của người dùng và tạo ra đầu ra phù hợp. Prompt có thể được tùy chỉnh để phản ánh yêu cầu cụ thể của người sử dụng, giúp cá nhân hóa trải nghiệm.
Có 5 loại prompt khác nhau, bao gồm:
– Prompt mở
– Prompt đóng
– Prompt nhiều phần
– Prompt bối cảnh
– Prompt ý kiến
Không đưa ra phương hướng cụ thể, cũng như những ràng buộc phải tuân thủ. Thay vào đó, loại prompt này khuyến khích mô hình AI khám phá và sáng tạo. Prompt mở hữu dụng khi bạn muốn AI sáng tạo ý tưởng, động não, và phản hồi mang tính sáng tạo.
Ví dụ về prompt mở:
– “Bạn nghĩ điều gì tạo nên một lãnh đạo tốt?”
– “Bạn nghĩ công nghệ đã thay đổi cách chúng ta sống và làm việc như thế nào?”
Đưa ra những ràng buộc hoặc định hướng cụ thể cho mô hình AI. Khi sử dụng loại prompt này, người dùng có thể hỏi một thông tin hay một phản hồi cụ thể, hoặc cung cấp một danh sách các lựa chọn có giới hạn. Prompt đóng hữu dụng để thu thập các loại dữ liệu nhất định, test kiến thức, hoặc chỉ dẫn mô hình AI nhằm thu về kết quả được kỳ vọng.
Ví dụ về prompt đóng:
– “Đại dương nào giáp bờ đông nước Mỹ?”
– “Quốc gia nào nhỏ nhất trên thế giới?”
Prompt nhiều phần đòi hỏi mô hình AI phản hồi lại nhiều câu hỏi hoặc nhiều prompt theo một trình tự liên tiếp, hoặc có liên hệ với nhau. Chúng hữu dụng khi muốn tìm hiểu các vấn đề phức tạp, yêu cầu phải tư duy sâu, hoặc khi người dùng muốn có một phản hồi bao quát, toàn diện.
Ví dụ về prompt nhiều phần:
– “Nêu ưu điểm và nhược điểm của việc sinh sống ở thành phố lớn, và so sánh với việc sống ở một thị trấn nhỏ.”
– “Giải thích khái niệm trí tuệ nhân tạo, và thảo luận về những vấn đề đạo đức trong phát triển và sử dụng chúng.”
Loại prompt này đưa ra một tình hình hoặc bối cảnh cụ thể để mô hình AI phản hồi dựa trên thông tin đó. Chúng hữu dụng khi muốn test kỹ năng giải quyết vấn đề, khuyến khích AI thấu hiểu tình hình, hoặc khám phá những giả thuyết cần làm rõ.
Ví dụ về prompt bối cảnh:
– “Bạn đang lên kế hoạch một buổi tiệc cho một người bạn, và bạn cần đảm bảo chuẩn bị các chế độ ăn uống khác nhau của mọi người tham gia. Nêu những bước thực hiện để buổi tiệc diễn ra thuận lợi?”
– “Bạn đang lên kế hoạch bắt đầu một công ty nhỏ nhưng không có nhiều vốn. Nêu những bước cần thực hiện?”
Prompt ý kiến yêu cầu mô hình AI thể hiện ý kiến cá nhân về một chủ đề cụ thể. Chúng hữu dụng khi muốn tìm hiểu các khía cạnh của một vấn đề, test kỹ năng tư duy phản biện, hoặc khuyến khích tự phản ánh.
Ví dụ về prompt ý kiến:
– “Nêu ý kiến của bạn về mạng xã hội, và nó đã tác động lên xã hội như thế nào?”
– “Bạn có nghĩ luật kiểm soát sử dụng súng là cần thiết, và chúng có thể tác động đến an ninh công cộng ra sao?”
Tóm lại, prompt là một công cụ quan trọng để tương tác với các hệ thống trí tuệ nhân tạo dựa trên ngôn ngữ và định hình cách mô hình tạo ra đầu ra. Sử dụng prompt một cách hiệu quả có thể giúp tối ưu hóa hiệu suất và đảm bảo rằng mô hình AI đáp ứng đúng nhu cầu của người sử dụng.
AI Easy Content – Trợ lý ảo tạo sáng tạo nội dung