Private cloud là gì? Những lý do doanh nghiệp nên lựa chọn private cloud

private cloud 1

Private cloud – hay “đám mây riêng tư” – là dịch vụ đám mây cung cấp riêng cho một tổ chức/doanh nghiệp. Bằng cách sử dụng private cloud, doanh nghiệp có thể tận hưởng được những lợi ích của điện toán đám mây mà không phải chia sẻ tài nguyên với các doanh nghiệp khác.

Một private cloud có thể được quản lý từ trong nội bộ doanh nghiệp, hoặc quản lý từ xa bởi một bên thứ ba và có thể truy xuất qua mạng internet (nhưng không như public cloud – hay “đám mây công cộng”, private cloud không được chia sẻ với bất kỳ ai).

Trong bài viết này, hãy cùng Hostify.vn tìm hiểu kỹ hơn về private cloud và những ưu điểm nó mang lại nhé!

DỊCH VỤ CLOUD SERVER TỐC ĐỘ XỬ LÝ VƯỢT TRỘI

Private cloud có gì khác Public cloud

Khi nói về điện toán đám mây, chúng ta có ba loại chính: public cloud (đám mây công cộng), private cloud (đám mây riêng tư) và hybrid cloud (đám mây lai). Public cloud cung cấp tài nguyên chung cho nhiều tổ chức, trong khi private cloud tập trung vào một tổ chức cụ thể, và hybrid cloud là sự kết hợp giữa cả hai.

Hãy hình dung public cloud giống như một cửa hàng giặt ủi tự động. Đó là nơi có đủ máy giặt để mọi người sử dụng theo nhu cầu, và mỗi máy giặt có thể được chia sẻ bởi nhiều người chẳng hề quen biết nhau.

Một private cloud cũng giống cửa hàng giặt ủi tự động nhưng chỉ thuộc về một người duy nhất, và chỉ người đó có chìa khóa vào cửa mà thôi. Như vậy, người này có thể vận hành bao nhiêu máy giặt tùy thích và hoàn toàn an tâm rằng không ai tranh giành của mình cả.

Private cloud, hay còn gọi là internal cloud hoặc corporate cloud, là một mô hình đám mây được triển khai và quản lý riêng cho một tổ chức. Nó có thể ở dạng on-premise hoặc được cung cấp thông qua mô hình dịch vụ của bên thứ ba.

Private cloud và public cloud đều sử dụng công nghệ điện toán đám mây, bao gồm công nghệ ảo hóa, và có chung những đặc tính như khả năng mở rộng và truy xuất từ xa. Điểm khác biệt chính giữa chúng là trong khi public cloud có thể được truy xuất bởi nhiều khách hàng của nhà cung cấp dịch vụ đám mây, thì private cloud chỉ được truy xuất bởi một tổ chức/doanh nghiệp duy nhất.

Các loại private cloud

Private cloud được chia thành một số loại dựa trên cách triển khai và quản lý. Dưới đây là một số loại chính của private cloud:

private cloud 2

On-Premise Private Cloud: Còn được biết đến là “internal cloud”, là loại private cloud triển khai trực tiếp trên trung tâm dữ liệu của tổ chức, do tổ chức giữ quản lý toàn bộ hạ tầng, đảm bảo kiểm soát cao và an toàn dữ liệu.

Hosted Private Cloud: còn được gọi là “managed private cloud”, là private cloud được triển khai và quản lý bởi một nhà cung cấp dịch vụ đám mây bên thứ ba, đảm bảo sự linh hoạt và quản lý chuyên nghiệp, đồng thời không đòi hỏi tổ chức phải lưu trữ toàn bộ dữ liệu trên trung tâm dữ liệu của riêng mình, giúp giảm gánh nặng quản lý, tập trung vào các nhiệm vụ kinh doanh chính.

Community Cloud: là private cloud hình thành bởi một nhóm tổ chức chung một mục tiêu hoặc ngành công nghiệp. Trong đó, mỗi thành viên chia sẻ nguồn lực và cùng hợp tác, đóng góp vào hạ tầng để xây dựng một môi trường đám mây riêng biệt đáp ứng nhu cầu chung.

Virtual Private Cloud (VPC): Sử dụng công nghệ ảo hóa để tạo ra một môi trường đám mây riêng tư trong hạ tầng đám mây công cộng. Người dùng có thể nắm quyền kiểm soát và tùy chỉnh hạ tầng theo nhu cầu của họ. Loại hình này mang lại sự linh hoạt và quản lý cao giữa public và private cloud.

Mỗi loại private cloud đều mang lại lợi ích và cấu hình riêng, phù hợp với nhu cầu và yêu cầu cụ thể của từng tổ chức. Quá trình lựa chọn giữa chúng thường phụ thuộc vào yếu tố như quy mô, bảo mật, linh hoạt, và nguồn lực kỹ thuật.

Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng private cloud

Một số tổ chức/doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn private cloud, đặc biệt là những tổ chức/doanh nghiệp có tiêu chuẩn bảo mật cao. Sử dụng private cloud sẽ giúp loại bỏ tình trạng Intercompany multitenancy (một cách tổ chức dữ liệu và quy trình khá phức tạp, dành cho các công ty có nhiều đơn vị kinh doanh hoặc chi nhánh hoạt động độc lập) và mang lại cho các tổ chức/doanh nghiệp quyền kiểm soát sâu rộng hơn với các giải pháp an ninh đám mây của mình.

private cloud 3

Bên cạnh đó, private cloud còn có những ưu điểm khác như:

Bảo Mật Cao: Với sự kiểm soát đầy đủ, private cloud cung cấp môi trường bảo mật cao hơn, phù hợp với các doanh nghiệp đòi hỏi tính riêng tư lớn.

Kiểm Soát Hoàn Toàn: Doanh nghiệp có quyền kiểm soát toàn bộ hạ tầng và tài nguyên, từ đó tối ưu hóa hiệu suất và đảm bảo tuân thủ các quy định nội bộ.

Khả Năng Tùy Chỉnh Cao: Tùy chỉnh hóa linh hoạt theo nhu cầu cụ thể của tổ chức, từ nguồn lực đến các ứng dụng cụ thể.

Tuy nhiên, chi phí triển khai private cloud sẽ cao hơn public cloud, đặc biệt khi tổ chức/doanh nghiệp tự quản lý private cloud. Chính vì vậy, họ có xu hướng sử dụng hybrid cloud, tức private cloud nhưng kết hợp một số dịch vụ từ public cloud để tăng tính hiệu quả trong quản lý và sử dụng.

DỊCH VỤ CLOUD SERVER TỐC ĐỘ XỬ LÝ VƯỢT TRỘI

Bài liên quan