Platform là gì? Các loại hình platform mới nhất 2022

Platform là gì?

Platform nghĩa là nền tảng, trong lĩnh vực công nghệ thì đây là một thuật ngữ lập trình dùng để chỉ một nhóm các công nghệ được sử dụng để làm cơ sở nền tảng cho việc phát triển các ứng dụng, quy trình hoặc công nghệ khác. Platform là nền tảng bắt buộc phải có của mọi quy trình phát triển phần mềm. Hay nói đơn giản, Platform là nền tảng kết nối tạo ra môi trường đặc biệt – môi trường để các phần mềm được thực thi.

Thành phần cơ bản tạo nền tảng Platform

Platform là gì? Các loại hình platform mới nhất 2022

Platform gồm nhiều yếu tố cấu thành

Các thành phần cơ bản của mỗi nền tảng platform bao gồm:

Phần cứng đơn: đây là phần sẽ xuất hiện trong trường hợp hệ thống nhúng nhỏ. Lúc này phần cứng đơn có thể truy cập trực tiếp vào phần cứng mà không cần sự xuất hiện của hệ điều hành.

Trình duyệt bất kỳ như Chrome, Coccoc khi phần mềm dựa trên nền tảng web.

Ứng dụng: đa dạng và có nhiều loại, chúng có thể là bảng tính, ứng dụng lưu trữ dữ liệu, trình xử lý văn bản, ứng dụng lưu trữ phần mềm,…

Frameworks: nơi cung cấp các chức năng làm sẵn,

Máy ảo: giúp tất cả các ứng dụng được phiên dịch thành một định dạng tương tự như mã máy, sau đó sẽ được máy ảo thực thi. Một phiên bản ảo của hệ thống hoàn chỉnh bao gồm: phần cứng, hệ điều hành, phần mềm, khả năng lưu trữ.

Các loại hình Platform mới nhất hiện nay

Hardware Platform (Platform phần cứng)

Các thiết bị điện tử thông minh như laptop, máy tính, điện thoại… không thể thiếu phần cứng để có thể hoạt động bình thường. Phần cứng platform là phần cứng nói chung của các thiết bị công nghệ. Platform phần cứng của các thiết bị điện tử thông minh chính là bộ vi xử lý, quyết định sức mạnh và sự mượt mà của thiết bị. Một ví dụ phổ biến như platform phần cứng của các loại máy tính sẽ thường có thông số về platform phần cứng như chỉ số CPU, ram, hệ điều hành…

Cloud computing Platform

Platform là gì? Các loại hình platform mới nhất 2022

Cloud Computing Platform (điện toán đám mây) đang phát triển

Đây là công nghệ hiện đại với khả năng thu thập và phân tích lượng dữ liệu khổng lồ đã giúp các doanh nghiệp bỏ qua khâu xây dựng cơ sở dữ liệu hạ tầng.  Trong những năm gần đây, dịch vụ điện toán đám mây (Cloud Computing) thu hút khá lớn sự quan tâm của người dùng. Cloud computing Platform được tồn tại với 3 dạng chính:

  • Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ: Amazon
  • Phần mềm dưới dạng dịch vụ: Google Apps
  • Nền tảng là một dịch vụ: IBM.

Các công nghệ hiện đại mà Cloud Computing Platform phục vụ cho người dùng là: phân tích dữ liệu lớn, IoT, trí tuệ nhân và lưu trữ ứng dụng web, di động nhờ vào các dịch vụ thuê Cloud Hosting hay thuê Cloud Server.

Software Platform (Platform phần mềm)

Platform phần cứng thể hiện ở sức mạnh của thiết bị điện tử. Trong khi đó, Platform phần mềm ảnh hưởng trực tiếp đến sự “thông minh” của thiết bị điện tử. Đây là môi trường đặc biệt để lập trình ra các ứng dụng, tính năng, … tạo nên sức mạnh riêng của mỗi Platform.  Ví dụ:

  • Nền tảng MS-DOS (x86), DR-DOS (x86), FreeDOS (x86)….
  • Microsoft Windows (x86, x64)
  • Linux (x86, x64, PowerPC)
  • Mac OS X (PowerPC, x86)
  • OS/2, eComStation

Social Platform

Social Platform là một dạng Platform hỗ trợ người dùng phát triển, triển khai và quản lý các giải pháp và dịch vụ truyền thông xã hội. Ứng dụng phổ biến nhất của Platform này là khả năng tạo ra các website và dịch vụ truyền thông xã hội với chức năng như một mạng xã hội hoàn chỉnh.

Từ đó, người dùng dễ dàng kết nối cộng đồng, chia sẻ nội dung, thêm bạn bè, thiết lập kiểm soát quyền riêng tư và các tính năng mạng truyền thông xã hội khác. Social Platform đã tạo ra những “bước tiến” công nghệ:

  • Các ứng dụng gốc
  • Giao diện lập trình ứng dụng (API)
  • Bảng điều khiển quản trị phụ trợ để quản lý toàn bộ cơ sở người dùng và tùy chọn

Business service platform

Platform là gì? Các loại hình platform mới nhất 2022

Business service platform dùng cho những app thương mại kết nối người bán và người mua

Gojek hay Grab Taxi là ví dụ nổi bật cho Business service platform về hoạt động kinh doanh dịch vụ. Nó cho phép một đơn vị kinh doanh vận hành trực tuyến. Bằng cách kết nối khách hàng và nhân viên của mình trên nền tảng platform – thường là một app di động.

Ưu điểm và nhược điểm của mô hình Platform

Ưu điểm của Platform

Mô hình platform phát triển vượt trội và mạnh mẽ nhờ các ưu điểm của nó. Ưu điểm chính của mô hình platform là cung cấp các giải pháp về sự tiện lợi và nhanh chóng cho khách hàng.

Bên cạnh đó, chúng cũng có một số lợi ích nổi bật là:

  • Khả năng kết hợp các tệp khách hàng và nhà cung cấp.
  • Hỗ trợ xúc tiến hàng tồn kho.
  • Khả năng phát triển quy mô lớn.
  • Khả năng quản trị sự phức tạp của thị trường.

Nhược điểm của Platform

Tuy có nhiều ưu điểm nhưng điều đó không có nghĩa là platform thật sự hoàn hảo. Theo đó, các điểm sáng của mô hình kinh doanh truyền thống cũng chính là nhược điểm của platform. Chẳng hạn: platform không phù hợp để phục vụ các nhóm người tiêu dùng cụ thể vì khả năng quản lý chuỗi giá trị kém.

Ngoài ra, chúng cũng không thể quản trị trải nghiệm khách hàng đầu cuối một cách hiệu quả, chi tiết và chuyên nghiệp như các mô hình kinh doanh truyền thống.

Xem thêm:  Blog là gì? Cách tạo Blog miễn phí 2022