Phần mềm quản trị doanh nghiệp giúp việc quản trị doanh nghiệp đơn giản, hiệu quả, và tiết kiệm chi phí hơn.
Dù có thể sử dụng những sản phẩm cơ bản, như các bộ ứng dụng năng suất và phần mềm kế toán, biết được có những loại phần mềm khác nhau nào phục vụ mục đích quản trị doanh nghiệp là rất quan trọng, để khi xác định được một nhu cầu cụ thể, bạn sẽ biết ngay doanh nghiệp của mình cần đến giải pháp nào. Điều này đặc biệt đúng khi doanh nghiệp của bạn ngày càng lớn mạnh, và bạn – người điều hành công ty – cần giao tiếp và cộng tác với các nhân viên, khách hàng, hay các nhà cung ứng mới.
May thay, trên thị trường phần mềm quản trị doanh nghiệp không thiếu những tên tuổi cạnh tranh với nhau, và nhờ đó, người tiêu dùng có được vô vàn sự lựa chọn. Bên cạnh những bộ phần mềm đồ sộ đắt đỏ cung cấp gói dùng thử có thời hạn, vẫn có những sản phẩm hoàn toàn miễn phí – dù rằng “tiền nào của nấy”, rẻ hoặc miễn phí chắc chắn sẽ đi kèm những hạn chế có thể lường trước.
Dưới đây, chúng ta sẽ cùng điểm qua top 5 phần mềm quản trị tốt nhất dành riêng cho các doanh nghiệp nhỏ.
Zoho One, đúng như tên gọi, là một giải pháp cực kỳ mạnh mẽ nhưng cũng có giá không thể tốt hơn, đáp ứng được mọi nhu cầu cơ bản của hầu hết các doanh nghiệp nhỏ. Khởi điểm chỉ 95 USD/tháng/nhân viên, bạn sẽ được truy cập vào gần như toàn bộ hơn 40 ứng dụng trong bộ phần mềm của Zoho, mà đáng chú ý nhất là:
Chưa hết, Zoho One được tích hợp dịch vụ AI Zia của Zoho. Có nghĩa là bạn có thể sử dụng AI và học máy để phân tích và đưa ra các actionable insight từ dữ liệu đang có – tương tự như Microsoft Dynamics 365 vậy. Thông thường, AI là loại dịch vụ khá đắt đỏ, do đó việc nó sẵn sàng để sử dụng trong Zoho One là một điểm cộng đáng kể ngay cả khi doanh nghiệp của bạn chưa hẳn cần đến những phân tích chuyên sâu nói trên.
Lưu ý rằng, nhiều tính năng trong Zoho One bị giới hạn dữ liệu, ví dụ mỗi nhân viên chỉ được chat bán hàng trực tiếp với tối đa 5.000 người…
Trước khi đi tiếp, hãy nói về điểm trừ: Shopify Plus cực đắt, khởi điểm từ 2.000 USD/tháng. Nhưng với số lượng người dùng vô hạn, đây rõ ràng là một món hời và xứng đáng đến từng đồng tiền bát gạo đối với cả những doanh nghiệp ecommerce mới chân ướt chân ráo bước vào thị trường. Lý do?
Đầu tiên, điểm vượt trội của Shopify Plus là khả năng tối ưu hóa mạnh mẽ mọi mặt trong trải nghiệm ecommerce. Trong một thế giới nơi mà mỗi mili-giây cũng có thể tạo ra sự khác biệt, giúp bạn chuyển đổi được một khách hàng, hay đánh mất một khách hàng tiềm năng khác, thì hướng tiếp cận của Shopify Plus là rất cần thiết. Ví dụ, gói Plus này bao gồm hơn 70 giao diện tương thích di động, thay vì chỉ 9 giao diện đại trà trong gói miễn phí.
Thật khó để ngừng ca ngợi những tính năng vượt trội của Shopify Plus trong việc mang lại cho doanh nghiệp của bạn một phong cách ecommerce ưu việt như thể Amazon của Jeff Bezos. Đó là lý do tại sao nói mức giá 2.000 USD/tháng là xứng đáng, và với mức tăng trưởng doanh thu ít nhất 20% mà Shopify Plus đảm bảo (giả sử doanh nghiệp của bạn kiếm được 10.000 USD tổng doanh thu mỗi tháng), thì không sớm thì muộn gói này cũng sẽ tự trả được tiền cho nó thôi!
Một số tính năng khác được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng:
Nếu doanh nghiệp của bạn bán hàng ra toàn cầu, Shopify cung cấp một cửa hàng chính và 9 cửa hàng địa phương, bạn phải bỏ ra thêm 250 USD/tháng nếu muốn quản trị cửa hàng địa phương từ thứ 10 trở đi. Bởi trên thế giới có hơn 200 quốc gia, giấc mơ thống trị toàn cầu của bạn có thể sẽ bị cản trở bởi chi phí phình to bất thường khi sử dụng Shopify Plus!
Một điểm trừ khác là Shopify dường như cố tình ăn hoa hồng từ phí giao dịch thẻ tín dụng, với mức phụ phí 0,15% nếu bạn sử dụng hệ thống xử lý thanh toán của riêng mình. Nếu chọn sử dụng hệ thống xử lý thanh toán của Shopify, bạn vẫn phải mất thêm các loại phí tiêu chuẩn khác (khoảng 2-3% tại Mỹ) mà không được giảm giá chút nào.
Dynamics 365 tương tự như Zoho, Oracle, và ADP xét về số lượng phần mềm khổng lồ mang lại cho người dùng, tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp của bạn. Điều này giúp Dynamics 365 tương thích với mọi thực thể thuộc mọi quy mô, bởi bạn chỉ cần trả tiền cho những thứ cần dùng.
Tuy nhiên, điểm đáng tiền ở đây là sức mạnh tuyệt đối của bộ phần mềm. Khi nói đến phân tích và trích xuất actionable insight từ dữ liệu, Dynamics 365 vượt trội với các tính năng báo cáo bằng AI, như phân tích dự báo hành vi khách hàng trong ứng dụng CRM của nó.
Nếu bạn muốn nhiều sức mạnh hơn nữa, thì bạn có thể kết nối engine phát triển Microsoft Azure với loạt ứng dụng và thuật toán được chọn lọc, hoặc sử dụng Power Platform để làm nhiều thứ khác mà không cần nhiều kỹ năng về code.
Không may là, giá của Dynamics 365 không rẻ. Đây không hẳn là điểm trừ bởi sức mạnh của nền tảng này, và khả năng tích hợp với hệ sinh thái Microsoft, vẫn xứng đáng với số tiền bỏ ra.
Nhưng, với gói Business Central Essentials nhắm đến các doanh nghiệp nhỏ, giá khởi điểm từ 70 USD/tháng/nhân viên, thì các doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn có thể sẽ không mặn mà lắm, đặc biệt bởi bạn vẫn phải trả thêm tiền để có được các ứng dụng văn phòng truyền thống như Word và Excel.
Ngoài ra, bạn sẽ cần đọc qua hàng tá tài liệu kỹ thuật để hiểu rõ về nền tảng này. Không như các công cụ hướng dẫn trực quan của Salesforce, Dynamics 365 chủ yếu dựa vào các tài liệu đầy chữ để hướng dẫn người dùng sử dụng sản phẩm. Bạn có thể được hỗ trợ trực tiếp từ phía Microsoft, tất nhiên cũng kèm theo một khoản phí bổ sung!
Striven là lựa chọn vừa tiết kiệm tiền, vừa giúp giải quyết hầu hết các nhu cầu của doanh nghiệp, bao gồm quản trị nguồn nhân lực, lương, kho hàng, và theo dõi tuyển dụng.
Không như Zoho One, càng nhiều người dùng càng tốn kém, càng nhiều nhân viên sử dụng Striven, chi phí càng giảm đi. Dù 3 gói trả phí của Striven đều phụ thu thêm chi phí lưu trữ đám mây, mức phí trên mỗi người dùng của nó lại thấp hơn các đối thủ, giúp bạn bù đắp lại phụ phí lưu trữ nói trên khi thêm người dùng mới.
Càng nhiều người dùng, chi phí trên mỗi đầu người sẽ thấp hơn. Và bởi tích hợp tất cả các ứng dụng vào mỗi gói, Striven trở thành một giải pháp tất cả trong một so với Microsoft Dynamics 365 hay Zoho One (nhưng không mạnh mẽ bằng).
Cụ thể, Striven thiếu các tính năng tiên tiến, hay những thứ độc lạ mà bạn có thể thấy trong các bộ công cụ khác. Ví dụ, bạn sẽ không thể phân tích dữ liệu bằng AI cao cấp. Nhưng trên thực tế, Striven không hề có ý định đảm đương hết mọi thứ, mà mục tiêu của họ là cung cấp một giải pháp quản trị doanh nghiệp dễ sử dụng và hiệu quả ở một mức giá tốt.
Timely thể hiện rõ hướng đi cho phép người dùng đơn lẻ tự quản trị các dịch vụ mà họ cung cấp cho khách hàng, với gói Basic chỉ 8 USD/tháng dành cho các doanh nhân đơn độc. Đây rõ ràng là một lợi thế cạnh tranh mà các đối thủ như Booker không hề có.
Với khả năng tích hợp sâu rộng với Facebook, Instagram, và các nền tảng số khác, Timely có thể theo dõi lịch làm việc và bám sát toàn bộ hành trình khách hàng của bạn. Ví dụ, nó có thể tự động gửi lời nhắc hẹn, khảo sát sau tiếp xúc, và tiếp thị lại, để giúp bạn cải thiện mối quan hệ với khách hàng.
Dù phần mềm này chủ yếu nhắm đến các doanh nghiệp trên lĩnh vực thẩm mỹ, bộ chức năng của nó vẫn đáp ứng được nhu cầu của nhiều ngành công nghiệp, cho phép chủ doanh nghiệp trên các lĩnh vực đa dạng tận dụng nền tảng để cải thiện doanh thu. Chưa hết, bạn cũng có thể sử dụng Timely trong các tình huống khác chứ không chỉ giới hạn quanh quản lý các cuộc hẹn khách hàng và tiếp thị, như quản trị kho hàng, theo dõi thời gian làm việc của nhân viên, và quản trị tiền mặt.
Tuy nhiên, tính năng quản trị nguồn nhân lực của Timely không mạnh mẽ như các đối thủ, do đó bạn vẫn cần một giải pháp HR khác.
Zoho One được yêu thích vì tích hợp mọi thứ trong một gói phần mềm dễ sử dụng, mang lại giá trị sâu rộng, đặc biệt cho các doanh nghiệp nhỏ. Và dù Microsoft Dynamics 365 sở hữu sức mạnh khó tin, giải pháp quản trị doanh nghiệp hoàn hảo dành cho bạn có lẽ chỉ cần đơn giản là sự kết hợp của nhiều công cụ nhỏ hơn, như Slack và Google Workspaces, là đủ!
phần mềm quản lý bán hàng
|
phần mềm quản lý bán hàng miễn phí | phần mềm quản lý nhân sự | phần mềm erp |
1office | ecount | misa amis | erp la gì |
Bài liên quan