Kinh doanh quần áo là hoạt động mua bán và cung cấp các loại sản phẩm may mặc như áo, quần, váy, áo khoác, phụ kiện thời trang và các sản phẩm liên quan khác. Ngành kinh doanh quần áo đáp ứng nhu cầu thời trang của khách hàng, cung cấp các sản phẩm mang tính thẩm mỹ và thời trang, phục vụ cho việc ăn mặc và tự tin của người tiêu dùng. Kinh doanh quần áo có thể thực hiện qua cửa hàng bán lẻ, kinh doanh trực tuyến, thị trường trực tuyến, hoặc qua các kênh phân phối khác nhau. Nếu bạn đang có dự định mở shop kinh doanh quần áo, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số kinh nghiệm nhằm giúp công việc kinh doanh của bạn đạt được hiệu quả cao nhất.
Kinh doanh quần áo cũng đối diện với một số khó khăn và thách thức. Ngành công nghiệp thời trang là một lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt, với nhiều cửa hàng và thương hiệu cung cấp các sản phẩm tương tự.
Thị hiếu và xu hướng của khách hàng cũng thay đổi liên tục, đòi hỏi các shop phải theo kịp xu hướng mới và cung cấp những sản phẩm phù hợp.
Quan trọng hơn, kinh doanh quần áo đòi hỏi quản lý nguồn hàng hóa một cách hiệu quả, bao gồm việc tìm kiếm nhà cung cấp đáng tin cậy, duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp, kiểm soát tồn kho và đảm bảo sự đa dạng và phù hợp của sản phẩm.
Bên cạnh đó, muốn kinh doanh hiệu quả, bạn cần xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu và sử dụng các phương pháp quảng cáo và marketing phù hợp để tạo sự nhận biết và thu hút khách hàng.
Để giải quyết những vấn đề nêu trên, chúng ta hãy cùng nói đến một số kinh nghiệm giúp bạn mở shop kinh doanh quần áo hiệu quả.
Chi phí mở shop kinh doanh quần áo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô cửa hàng, mô hình kinh doanh, vị trí cửa hàng, nguồn hàng. Với một cửa hàng nhỏ, số vốn mở shop có thể dao động từ 300 – 500 triệu đồng. Trong khi đó, các shop kinh doanh thời trang hàng hiệu hoặc nhượng quyền có thể yêu cầu hàng tỷ đồng.
Một số khoản chi phí cố định mà bạn cần phải bỏ ra bao gồm:
Lựa chọn địa điểm để mở cửa hàng quần áo là quan trọng trong kế hoạch kinh doanh, vì vị trí cửa hàng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của một cửa hàng thời trang. Khi lập kế hoạch kinh doanh quần áo, bạn cần lựa chọn địa điểm mở cửa hàng phù hợp với mục đích và tài chính của mình.
Những khu trung tâm thường tập trung nhiều cửa hàng với đa dạng hàng hóa và lưu lượng khách qua lại lớn. Mở cửa hàng ở vị trí mặt tiền của đường lớn, tập trung đông dân cư sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh cao; nhưng vốn của bạn cũng cần “dồi dào”.
Mở cửa hàng quần áo gần các khu tập trung đông dân cư cũng mang lại lợi thế. Người Việt thường có thói quen mua sắm ở những khu vực buôn bán tập trung dành riêng cho từng mặt hàng. Đặt cửa hàng tại vị trí này, bạn cần tạo ra sự khác biệt của cửa hàng để thu hút khách hàng. Nếu chọn hướng này, bạn nên tập trung vào việc thiết kế những mẫu quần áo thời trang độc đáo, lạ, trưng bày sản phẩm đẹp mắt để thu hút sự chú ý của người xem.
Cơ sở hạ tầng của cửa hàng cũng cần hiện đại và thuận lợi để trưng bày sản phẩm một cách bắt mắt và thu hút. Đảm bảo cửa hàng có nơi đỗ xe thuận tiện. Khách hàng thường thích các cửa hàng có bãi đỗ xe phía trước rộng rãi, an toàn để họ có thể yên tâm tham quan và mua sắm.
Khi bắt đầu kinh doanh thời trang, bạn phải hiểu đây là loại hàng thời vụ, ngắn hạn. Tương tự thực phẩm, mỗi mùa, mỗi vùng khí hậu, mỗi kiểu thời tiết lại đi cùng một phong cách thời trang khác nhau. Làm sao bạn có thể bán áo khoác vào mùa hè, trong khi mùa đông lại nhập về quần shorts và áo thun?
Ngoài ra, một cách bán quần áo hiệu quả là nắm bắt xu hướng thời trang hiện tại và đón đầu trào lưu. Nếu bạn có khả năng phân tích thị trường và đoán trước xu hướng, bạn có thể đầu cơ – hay nói theo cách dân dã là “ôm hàng”, “gom hàng”. Đừng “liều mạng”, nhiều chủ shop lâu năm với nhiều kinh nghiệm buôn bán quần áo cũng ít khi ôm quá nhiều hàng cùng một thời điểm!
Nếu muốn đầu cơ, đòi hỏi cuộc nghiên cứu và khảo sát chi tiết, đầu tư chất xám lớn và có yếu tố phiêu lưu cao. Nếu không có điều kiện, bạn không nên nhập hàng quá nhiều. Đừng nghĩ rằng có kho hàng lớn là bạn có thể nhập về bất kỳ số lượng nào. Quần áo không phải là món đồ hao mòn ngay lập tức, nhưng dù bạn dư dả tài chính để đi theo con đường “tài phiệt” thì đó cũng chưa hẳn là lựa chọn khôn ngoan.
Thay vào đó, hãy quan tâm đến khả năng xoay vòng vốn của mình. Bạn cần điều tra nhu cầu của khách hàng và tiềm năng thị trường một cách kỹ lưỡng để ước chừng lượng tiêu thụ, sau đó lên kế hoạch nhập hàng phù hợp.
Như đã đề cập ở phần trước, tính cạnh tranh trong kinh doanh quần áo không chỉ đơn thuần là “cao” mà còn “khốc liệt”. Trong môi trường cạnh tranh nơi hàng trăm cửa hàng mới mọc lên mỗi ngày, để kinh doanh quần áo hiệu quả, bạn cần phải làm cho mình nổi bật. Cạnh tranh có nhiều hình thức:
Tuy nhiên, những chủ shop có kinh nghiệm chia sẻ rằng khách hàng có tâm lý mâu thuẫn. Họ thích giá rẻ nhưng lại nghĩ rằng hàng rẻ là hàng kém chất lượng. Do đó, bạn cần cân nhắc giá thành sao cho phù hợp, cạnh tranh mà không giảm đi giá trị của sản phẩm.
Lưu ý quan trọng là không nên bán phá giá – đó chỉ là một cách kinh doanh nhất thời, không mang lại hiệu quả lâu dài!
Độc đáo cũng có thể xuất phát từ cách bạn bán hàng, ví dụ như trang trí cửa hàng, cách đóng gói sản phẩm, giao hàng…
Thông tin liên hệ tư vấn