Mô hình SWOT là gì? Cách phân tích SWOT hiệu quả

Mô hình SWOT là gì?

Mô hình SWOT là gì? Cách phân tích SWOT hiệu quả

Mô hình SWOT – viết tắt của Strengths (thế mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), và Threats (thách thức) – là một framework dùng để đánh giá vị thế cạnh tranh của một công ty và để hoạch định chiến lược phát triển. Mô hình SWOT tập trung vào các yếu tố trong và ngoài, cũng như tiềm năng hiện tại và tương lai.

Một bản SWOT được thiết kế để mang lại cho người xem một cái nhìn thực tế, có căn cứ, kèm theo dữ liệu hoàn chỉnh, về những thế mạnh và điểm yếu của một tổ chức, sáng kiến, hoặc toàn bộ một ngành công nghiệp. Các tổ chức cần đảm bảo tính chính xác của phân tích bằng cách tránh những niềm tin hoặc vùng xám được hình thành từ trước, và thay vào đó tập trung vào bối cảnh thực tế. Các công ty nên sử dụng mô hình SWOT làm định hướng, chứ không nhất thiết phải áp dụng một cách cứng nhắc.

Mô hình SWOT là một kỹ thuật nhằm đánh giá hiệu suất, khả năng cạnh tranh, rủi ro, và tiềm năng của một doanh nghiệp, cũng như các phần thuộc doanh nghiệp như một dòng hay một nhóm sản phẩm, một ngành công nghiệp, hay các thực thể khác.

Sử dụng dữ liệu trong và ngoài, kỹ thuật này có thể định hướng cho các doanh nghiệp tìm đến các chiến lược có khả năng thành công cao, và tránh xa các chiến lược có khả năng thành công thấp hơn. Các nhà mô hình SWOT độc lập, các nhà đầu tư, hay các đối thủ, cũng có thể định hướng công ty trong việc đánh giá liệu một công ty, một dòng sản phẩm, hay một ngành công nghiệp sẽ có xu hướng mạnh lên hay yếu đi và tại sao lại như vậy.

Các thành phần của mô hình SWOT

Mỗi mô hình SWOT sẽ bao gồm 4 mục. Dù các yếu tố và những phát hiện trong mỗi mục sẽ khác nhau tùy thuộc công ty, một bản mô hình SWOT sẽ không hoàn thiện nếu thiếu một mục bất kỳ.

Thế mạnh

Thế mạnh miêu tả sự vượt trội của một tổ chức trong một lĩnh vực nào đó, và những thứ giúp họ tạo nên sự khác biệt với các đối thủ: thương hiệu mạnh, nhóm khách hàng trung thành, bảng cân đối tài chính chặt chẽ, công nghệ độc nhất… Ví dụ, một quỹ đầu tư mạo hiểm có thể đưa ra một chiến lược giao dịch riêng, mang lại cho họ những kết quả vượt trội so với phần còn lại của thị trường. Quỹ này sẽ phải quyết định cách sử dụng những kết quả đó để thu hút các nhà đầu tư mới.

Điểm yếu

Điểm yếu là yếu tố ngăn cản một tổ chức vận hành ở mức độ tối ưu. Chúng là những lĩnh vực mà doanh nghiệp cần cải thiện để duy trì tính cạnh tranh: thương hiệu yếu, doanh số trên trung bình, tỉ lệ nợ cao, chuỗi cung ứng nghèo nàn, hoặc thiếu vốn.

mô hình SWOT là gì?

Phân tích mô hình SWOT

Cơ hội

Cơ hội là những yếu tố thuận lợi từ bên ngoài, có thể mang lại cho một tổ chức lợi thế cạnh tranh. Ví dụ, nếu một quốc gia cắt thuế, thì một hãng ô tô có thể xuất khẩu ô tô của họ sang thị trường mới, từ đó tăng doanh số và thị phần.

Đe dọa

Đe dọa là những yếu tố tiềm ẩn nguy cơ tác động tiêu cực đến một tổ chức. Ví dụ, hạn hán là mối đe dọa đối với một công ty sản xuất lúa mì, bởi nó có thể phá hoại hoặc làm giảm năng suất vụ mùa. Những mối đe dọa phổ biến khác bao gồm những thứ như chi phí nguyên vật liệu tăng cao, cạnh tranh gay gắt hơn, nguồn lao động eo hẹp…

Bảng SWOT

Mô hình SWOT là gì? Cách phân tích SWOT hiệu quả 2

Các nhà phân tích trình bày một bản mô hình SWOT dưới dạng một hình vuông, chia thành 4 góc phần tư, mỗi góc dành cho một yếu tố của SWOT. Cách bố trí này mang lại cho người xem một cái nhìn tổng quát về vị thế của công ty. Dù mọi thông tin trong một mục cụ thể có thể không quan trọng như nhau, chúng đều nên cung cấp những dữ kiện then chốt ở mức độ cân bằng giữa cơ hội và đe dọa, ưu điểm và nhược điểm…

Bảng SWOT thường có các yếu tố bên trong nằm ở hàng trên cùng, và các yếu tố bên ngoài nằm ở hàng dưới cùng. Các mục ở bên trái bảng là các khía cạnh tích cực, còn các mục ở bên phải bảng là những khía cạnh tiêu cực, đáng quan ngại.

Cách thực hiện mô hình SWOT

Một mô hình SWOT được thực hiện qua nhiều bước, và sau khi phân tích 4 thành phần đã nêu ở trên, phải rút ra được những thông tin mà dựa vào đó có thể đưa ra hành động tương ứng. Nhìn chung, một mô hình SWOT sẽ bao gồm các bước sau:

Bước 1: xác định mục tiêu

Một mô hình SWOT có thể khá bao quát, nhưng nó sẽ có giá trị cao hơn nếu hướng đến một mục tiêu cụ thể. Ví dụ, mục tiêu của một mô hình SWOT có thể chỉ tập trung vào việc liệu có nên tung ra một sản phẩm mới hay không. Với mục tiêu đặt ra từ trước, một công ty sẽ có định hướng về điều mà họ kỳ vọng đạt được sau khi hoàn tất mô hình SWOT. Trong ví dụ này, mô hình SWOT sẽ giúp xác định liệu sản phẩm có nên được giới thiệu hay không.

Bước 2: thu thập tài nguyên

Mọi mô hình SWOT đều có sự khác biệt, và các công ty có thể cần những bộ dữ liệu khác nhau để đưa ra được những bảng mô hình SWOT khác nhau. Họ nên bắt đầu bằng cách xác định có thể tiếp cận những thông tin nào, những hạn chế về dữ liệu phải đối mặt, và các nguồn dữ liệu bên ngoài đáng tin cậy ra sao.

Bên cạnh dữ liệu, công ty cần xác định những nhân sự tham gia phân tích. Một số người có thể có mối liên hệ chặt chẽ hơn với các nguồn bên ngoài, trong khi nhiều nhân sự trong các bộ phận sản xuất hoặc kinh doanh thường nắm vững hơn những diễn biến trong nội bộ. Có được nhiều góc nhìn còn giúp bản phân tích trở nên giá trị và đa dạng hơn.

Bước 3: kết hợp các ý tưởng

Với mỗi thành phần của mô hình SWOT, nhóm người được chỉ định thực hiện phân tích nên bắt đầu liệt kê những ý tưởng trong mỗi mục. Dưới đây là những câu hỏi cần đặt ra hoặc cân nhắc với mỗi mục:

Yếu tố bên trong

Những gì đang diễn ra trong công ty là một nguồn thông tin tuyệt vời cho các mục thế mạnh và điểm yếu trong mô hình SWOT. Ví dụ: tình hình tài chính và nhân sự, những tài sản hữu hình và vô hình (như tên thương hiệu), và tính hiệu quả trong hoạt động.

Những câu hỏi tiềm năng ở đây gồm:

  • (Thế mạnh): Chúng ta đang làm tốt điều gì?
  • (Thế mạnh): Tài sản mạnh nhất của chúng ta là gì?
  • (Yếu điểm): Những ai dè bỉu chúng ta?
  • (Yếu điểm): Những dòng sản phẩm tệ nhất của chúng ta là gì?

Yếu tố bên ngoài

Những gì đang diễn ra bên ngoài công ty cũng quan trọng đối với sự thành công của một công ty, không kém các yếu tố bên trong. Những ảnh hưởng từ bên ngoài, như chính sách tiền tệ, thay đổi thị trường, và khả năng tiếp cận các nhà cung ứng, là các mục nên xem xét để đưa ra được danh sách cơ hội và điểm yếu.

Những câu hỏi tiềm năng:

  • (Cơ hội): Trend nào đang diễn tiến trên thị trường?
  • (Cơ hội): Nhóm dân số mà chúng ta không nhắm đến.
  • (Đe dọa): Tồn tại bao nhiêu đối thủ, thị phần của họ ra sao?
  • (Đe dọa): Có những hình thức quản lý mới nào có khả năng gây hại cho hoạt động hay sản phẩm không?

Các công ty có thể xem xét thực hiện bước này trong một phiên thảo luận tập thể. Ý tưởng ở đây là không có ai trả lời đúng hay sai; mọi người tham gia đều được khuyến khích chia sẻ bất kỳ suy nghĩ nào họ đang có. Những ý tưởng đó có thể sau này sẽ được lược đi; mục tiêu đặt ra là đưa ra được càng nhiều thông tin càng tốt, để khơi dậy sự sáng tạo và cảm hứng trong những người khác.

Bước 4: Lọc những kết quả thu được

Với danh sách các ý tưởng cho từng mục, đã đến lục chọn lọc các ý tưởng. Bằng cách lọc những suy nghĩ mà mọi người đều có, công ty có thể tập trung vào duy nhất những ý tưởng hay nhất, hoặc những rủi ro lớn nhất đối với công ty. Giai đoạn này có thể đòi hỏi sự tranh luận giữa những người tham gia phân tích, bao gồm cả sự góp mặt của bộ phận quản lý cấp cao để phân định những ưu tiên.

Bước 5: xây dựng chiến lược

Sau khi đã có danh sách thế mạnh, điểm yếu, cơ hội, và đe dọa, đã đến lúc chuyển mô hình SWOT thành kế hoạch chiến lược. Các thành viên trong nhóm phân tích sẽ đưa các ý tưởng vào từng mục và cho ra một kế hoạch tổng hợp nhằm định hướng đạt được mục tiêu ban đầu.

Lợi ích của mô hình SWOT

Mô hình SWOT là gì? Cách phân tích SWOT hiệu quả 4

Một bản mô hình SWOT sẽ không giúp giải quyết mọi câu hỏi lớn mà một công ty đang có. Tuy nhiên, vẫn có nhiều lợi ích của mô hình SWOT giúp việc đưa ra những quyết định chiến lược trở nên dễ dàng hơn.

  • Một bản mô hình SWOT biến các vấn đề phức tạp trở nên dễ quản lý hơn. Có thể sẽ có một lượng lớn dữ liệu cần phân tích, và nhiều điểm liên quan cần xem xét khi đưa ra một quyết định phức tạp. Nhìn chung, một bản mô hình SWOT được chuẩn bị bằng cách nêu ra mọi ý tưởng và phân định chúng theo mức độ quan trọng, sẽ hỗ trợ công ty trong việc gom một vấn đề lớn, với nhiều dữ liệu rối rắm, vào một bản báo cáo dễ đọc hiểu hơn.
  • Một bản mô hình SWOT đòi hỏi phải xem xét các yếu tố bên ngoài. Thông thường, một công ty chỉ muốn cân nhắc các yếu tố nội bộ khi đưa ra các quyết định. Tuy nhiên, luôn có những thứ vượt ngoài tầm kiểm soát của công ty, ảnh hưởng đến kết quả của một quyết định kinh doanh. Một bản mô hình SWOT cô đọng cả các yếu tố bên trong mà một công ty có thể quản lý được, và các yếu tố bên ngoài vốn khó kiểm soát hơn.
  • Một bản mô hình SWOT có thể được áp dụng đối với gần như mọi câu hỏi trong kinh doanh. Các phân tích có thể liên quan đến một tổ chức, nhóm, hoặc cá nhân. Nó còn có thể phân tích cả một dòng sản phẩm hoàn chỉnh, những thay đổi đối với thương hiệu, quá trình mở rộng về mặt địa lý, hoặc một thương vụ sáp nhập. Mô hình SWOT là một công cụ đa năng, có rất nhiều ứng dụng.
  • Một bản mô hình SWOT tận dụng nhiều nguồn dữ liệu khác nhau. Một công ty thường sử dụng thông tin nội bộ để đưa ra kết luận về thế mạnh và điểm yếu. Công ty cũng sẽ cần thu thập thông tin bên ngoài liên quan đến thị trường nói chung, các đối thủ, và các yếu tố kinh tế vĩ mô để đánh giá cơ hội và đe dọa. Thay vì chỉ dựa vào một nguồn đơn nhất, tiềm ẩn nguy cơ sai lệch, một bản mô hình SWOT hiệu quả sẽ kết hợp nhiều góc nhìn khác nhau.
  • Một bản mô hình SWOT có thể không quá tốn kém. Một số bản báo cáo SWOT không đòi hỏi phải đưa vào quá nhiều yếu tố kỹ thuật; do đó, nhiều thành viên nhân sự khác nhau có thể đóng góp vào khâu chuẩn bị phân tích mà không cần trải qua quá trình huấn luyện, hoặc phải nhờ đến sự tư vấn từ bên ngoài.

Kết luận

Mô hình SWOT là cách tuyệt vời để định hướng các cuộc họp chiến lược kinh doanh. Thông thường, bản mô hình SWOT mà bạn vạch ra trước một cuộc họp sẽ thay đổi để phản ánh những yếu tố chưa lường trước được và có lẽ không bao giờ nắm bắt được nếu không có sự đóng góp ý tưởng từ các cộng sự.

Một công ty có thể sử dụng SWOT cho các cuộc họp chiến lược kinh doanh nói chung, hoặc một lĩnh vực cụ thể như tiếp thị, sản xuất, hay bán hàng. Nhờ đó, bạn có thể hình dung chiến lược tổng thể được đưa ra từ mô hình SWOT áp dụng cho những lĩnh vực cụ thể ra sao trước khi quyết định lựa chọn nó. Bạn cũng có thể làm ngược lại, từ một mô hình SWOT đối với một lĩnh vực cụ thể chuyển thành một bản mô hình SWOT tổng thể.

Tuy nhiên, SWOT còn nhiều hạn chế. Nó chỉ là một trong nhiều kỹ thuật hoạch định kinh doanh mà bạn nên xem xét, chứ không nên hoàn toàn dựa vào nó. Ngoài ra, mỗi điểm liệt kê trong các mục của bảng mô hình SWOT không được ưu tiên như nhau. SWOT không tính đến sự khác biệt trong mức độ quan trọng. Do đó, bạn cần phân tích sâu hơn bằng một kỹ thuật hoạch định khác.

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “mô hình swot”

Mô hình SWOT của sinh viên 
SWOT bản thân  Ví dụ về mô hình SWOT của bản thân Ví dụ về mô hình SWOT 
Mô hình SWOT la gì Bài tập mô hình SWOT mô hình swot của coca-cola Mô hình SWOT của doanh nghiệp

Bài liên quan