Trong thời đại mà những quảng cáo hoa mỹ không còn đủ sức để thuyết phục người tiêu dùng, các doanh nghiệp dần chuyển hướng sang đề cao tính chân thực, và đó cũng là lúc các micro influencer lên ngôi. Micro influencer là gì? Hãy cùng tìm hiểu tiếp!
Micro influencer là một cá nhân có sức thu hút trên mạng xã hội cao hơn người bình thường, nhưng lại thấp hơn người nổi tiếng. Họ thường có số người theo dõi dao động từ 1.000 – 100.000 (trong một số định nghĩa khác, nếu một người có dưới 10.000 người theo dõi thì sẽ được gọi là nano influencer). Micro influencer thường nhận quảng cáo cho các sản phẩm phù hợp với sở thích hoặc chuyên môn của bản thân – ví dụ, một food blogger quảng cáo cho dịch vụ chuẩn bị bữa ăn, hoặc một cây bút du lịch chia sẻ những cảm nhận về các nhãn hiệu vali yêu thích.
Các nhãn hiệu có xu hướng tìm đến các micro influencer – vốn đã xây dựng được lòng tin đối với người theo dõi họ – để đặt hàng các nội dung quảng bá sản phẩm chân thực, mang lại độ tin cậy cao, với mức giá thấp hơn nhiều so với khi đặt hàng những người nổi tiếng.
Khi nói về chủ đề influencer marketing, bạn sẽ thấy từ “chân thực” và “đáng tin cậy” xuất hiện khá nhiều. Thật vậy, trong thế giới của các micro influencer, “chân thực” và “đáng tin cậy” chính là tiền bạc – họ bồi đắp chúng bằng cách xây dựng mối quan hệ khăng khít với người xem, và các nhãn hiệu hiển nhiên tìm mọi cách để tận dụng điều đó.
Ví dụ, nhãn hiệu Victoria’s Secret từng hợp tác với Viral Nation để thực hiện chiến dịch marketing Pink, trong đó các micro influencer là mũi nhọn. Sau khi phân tích sức thu hút trên mạng xã hội của nữ giới bằng một phần mềm độc quyền, Viral Nation đã chọn ra 175 thiếu nữ ở độ tuổi đại học để làm đại sứ nhãn hiệu và trả tiền để họ đăng tải những hình ảnh có sản phẩm Pink. Ngoài việc phải có 5.000 người theo dõi Instagram, mỗi đại sứ còn được chọn dựa trên nhiều yếu tố:
– Mỹ học: profile Instagram của người đó trông ra sao, tạo nên cảm xúc như thế nào
– Sự đa dạng: những nhóm người nào theo dõi họ? Thông tin đã sẽ giúp Pink có được một chiến dịch thành công như thế nào?
– Biểu đồ tâm lý: những người theo dõi theo dõi những tài khoản nào, và điều đó cho thấy gì về họ?
Sau thử nghiệm micro influencer này, Victoria’s Secret đã lập nên chương trình Pink campus reps nhằm tiếp cận các thiếu nữ trong các trường đại học trên toàn nước Mỹ. Kết nối các nhãn hiệu với đại sứ phù hợp là một phần quan trọng trong dịch vụ mà các công ty influencer marketing như Viral Nation cung cấp, giúp khách hàng có cơ hội hợp tác với một lượng lớn cá nhân có sức hút trên mạng xã hội theo nhiều tiêu chí khác nhau.
Có 3 lợi ích chính mà các nhãn hiệu muốn tận dụng khi hợp tác với micro influencer:
Nếu chỉ muốn tiếp cận người tiêu dùng, thì các nhãn hiệu không nhất thiết cần đến các micro influencer. Nhưng các micro influencer có một thứ quan trọng, đó là khả năng tương tác – số lượt chia sẻ, thích, và bình luận mà mỗi nội dung họ đăng tải có thể thu được. Các micro influencer thường có tỷ lệ tương tác thường xuyên và tự nhiên khá cao với người xem, bởi người theo dõi của họ đa phần là bạn bè hoặc người quen – hoặc ít nhất thì cũng cùng chung một sở thích độc lạ nào đó.
Và trên thực tế, các chiến dịch marketing có sự tham gia của micro influencer thường đạt tỷ lệ tương tác ấn tượng – 150% tỷ lệ tương tác của các chiến dịch có sự tham gia của người nổi tiếng!
Khi một người nổi tiếng chia sẻ một sản phẩm, người xem đa phần nhận thức rằng đó là một quảng cáo. Nhưng khi micro influencer chia sẻ cùng sản phẩm đó, người xem lại nhìn nhận đó là một trải nghiệm có thật và sẽ hứng thú hơn với việc đặt các câu hỏi hoặc gửi bài viết đó cho bạn bè.
Một lợi thế nữa khi làm việc với các micro influencer là chi phí. Không như các influencer cấp cao hơn và người nổi tiếng, micro influencer không có hàng trăm ngàn người theo dõi, do đó họ sẽ tính phí thấp hơn.
Tuy nhiên, các nhà quảng cáo cần lưu ý rằng mức chi phí còn phụ thuộc nhiều yếu tố, như loại nội dung (bài viết ngắn gọn, hay video dài…). Và nếu hợp tác đều đặn theo từng mùa, các micro influencer có thể đề nghị tăng chi phí tương xứng với nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm và nhãn hiệu mà họ nhận quảng cáo trong một mùa nhất định.
Không chỉ các công ty thời trang và mỹ phẩm, nhiều nhãn hiệu thuộc các lĩnh vực khác cũng tận dụng khá sáng tạo micro influencer marketing.
Một nhãn hiệu thức ăn có thể hợp tác với một micro influencer chuyên về ASMR (Phản ứng kích thích cảm giác tự động) để tạo hiệu ứng mạnh mẽ: người xem xem nội dung ASMR thường cảm thấy vui vẻ và thoải mái. Nếu một sản phẩm thức ăn xuất hiện trong nội dung đó, người xem sẽ mặc định tin rằng sản phẩm mang lại cảm giác dễ chịu và mua sản phẩm để có được cảm giác đó.
Công nghệ cũng vậy. Gã khổng lồ công nghệ Tencent từng hợp tác với 300 game thủ trực tuyến trong chiến dịch ra mắt game PUBG Mobile. Thay vì trả tiền, Tencent khuyến khích các đại sứ đăng bài đánh giá tính năng hoặc ảnh chụp màn hình, và trả bằng tiền và phần thưởng trong game. Mỗi micro influencer lúc đó sẽ tìm cách thuyết phục bạn bè và người theo dõi mua đồ trong game.
Ngoài micro influencer, còn có một số loại influencer khác mà bạn cần biết:
– Mega influencer: là những cá nhân có tầm ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ, thường đạt tới khoảng 1 triệu người theo dõi trên một nền tảng duy nhất. Những người này thường được coi là các ngôi sao trên mạng xã hội, sở hữu sức ảnh hưởng đáng kể.
Đầu tư vào những nhân vật ảnh hưởng này cũng đòi hỏi mức độ tài trợ cao, bởi vì họ đã có một lượng lớn người hâm mộ và sự nổi tiếng, thường chỉ các thương hiệu lớn như Lazada, Shopee và các thương hiệu tương tự mới có khả năng sử dụng họ để quảng cáo.
– Macro influencer: là những cá nhân có ảnh hưởng ở mức lớn, được coi như là ngôi sao hạng B, thấp hơn một chút so với Mega Influencer. Số lượng người theo dõi của nhóm người ảnh hưởng này thường nằm trong khoảng từ 30.000 đến hơn 1.000.000 người theo dõi.
Nhóm Macro Influencer này thường dễ dàng tiếp cận và tương tác với các doanh nghiệp. Đồng thời, họ cũng có khả năng ảnh hưởng đến nhận thức của người dùng một cách mạnh mẽ.
– Nano influencer: có tầm ảnh hưởng tương đối nhỏ hơn so với các loại influencer khác, với số lượng người quan tâm thường dưới 1.000 người. Mặc dù nhiều doanh nghiệp không xem trọng nhóm này, những cá nhân này đặc biệt quan tâm đến ý kiến của nhóm khán giả của họ, vì vậy lời phát biểu của họ có thể có tác động đáng kể đến nhóm người hâm mộ.
Hơn nữa, Nano influencer thường có khuynh hướng trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Một số chiến dịch thậm chí có thể cần hàng trăm Nano influencer tham gia để đạt được hiệu quả mong muốn.
Bài liên quan