Trong một thế giới được vận hành bởi phương tiện truyền thông xã hội và phương thức tiếp thị người ảnh hưởng, KOL (hay Key Opinion Leader – tạm dịch: “người dẫn dắt dư luận chủ chốt”) và KOC (hay Key Opinion Consumer – tạm dịch: “người tiêu dùng chủ chốt”) đã trở thành một phần trong chiến lược tiếp thị trực tuyến của các thương hiệu, nhằm mục đích đạt được sự biết đến và công nhận từ các đối tượng mục tiêu. Mặc dù cả KOL và KOC đều xuất hiện cùng các sản phẩm hoặc dịch vụ, thế nhưng thực chất hai khái niệm này lại hoàn toàn khác nhau.
KOL là những nhân vật nổi tiếng sở hữu sự xuất hiện với các sản phẩm nhận được những đánh giá cao rộng rãi đến từ phía khách hàng. Họ được tin tưởng và tôn trọng đặc biệt bởi hiện trạng hoặc trình độ chuyên môn của bản thân.
KOL là những người vốn dĩ đã nổi tiếng như những ngôi sao điện ảnh, người mẫu, những celebutant (người hãnh tiến, sẵn sàng nổi danh bằng mọi cách) hoặc những người tự biến mình trở nên nổi tiếng trên mạng xã hội, được trả tiền để quảng cáo các sản phẩm và dịch vụ trên trang mạng xã hội của các thương hiệu cũng như của bản thân.
KOC có nhiều điểm khác biệt so với KOL. Họ được đánh giá cao bởi những ý kiến của bản thân đến từ trải nghiệm trực tiếp đối với các sản phẩm và dịch vụ. KOC là những người không có hiện trạng, điều này khiến họ dễ gần gũi với khán giả hơn.
Quy mô số lượng người theo dõi của các KOC có thể khiêm tốn hơn – chỉ một nghìn – so với các KOL, thế nhưng cộng đồng người theo dõi này rất trung thành. Đừng vội đánh giá thấp sức mạnh của các KOC, những ý kiến của họ có tác động khá lớn đến những người theo dõi, có thể thôi thúc quyết định vung tiền mua sản phẩm hoặc dịch vụ của những người này.
Những KOL thường được các thương hiệu liên hệ và nhận được những ưu đãi bằng tiền mặt hoặc sản phẩm để quảng bá cho các mặt hàng và dịch vụ. Trong khi đó, những KOC thường liên hệ với các thương hiệu để thử nghiệm hoặc đánh giá những sản phẩm mà bản thân họ quan tâm.
Số lượng người theo dõi rất quan trọng đối với các KOL và được sử dụng để phân loại chính họ; từ Nano (1K – 10K), Micro (10K – 50K) đến Celebs (1M+).
Trong khi đó, quy mô khán giả không khiến các KOC phải bận tâm.
Mặc dù cũng là những người dùng cuối, thế nhưng điều khiến các KOC trở nên khác biệt so với những người dùng cuối khác đến từ việc họ có các blog và vlog của riêng mình để bày tỏ ý kiến và quan điểm cá nhân về những sản phẩm họ sử dụng. Nếu đem ra so sánh thì các KOL vốn được trả tiền để cộng tác cùng các thương hiệu, vậy nên độ tin cậy sẽ thấp hơn so với các KOC.
Suvita Charanwong, Giám đốc điều hành của nền tảng tự động hóa tiếp thị người ảnh hưởng có tên Tellscore, đã lên tiếng phát biểu về sự thay đổi của xu hướng marketing và người ảnh hưởng.
Vào những năm 2010, các thương hiệu thường thuê những người có ngoại hình ưa nhìn để quảng bá online sản phẩm của mình, nhưng giờ đây họ đã sẵn sàng chi tiền cho các KOC vì KOC gần gũi hơn cũng như thân thiện và dễ tiếp cận hơn; đây chính là những chìa khóa để mở ra cánh cửa đến với trái tim của người tiêu dùng.
“Xu hướng tiếp thị online ở Thái Lan đã dần thích hợp hơn, khiến cho lĩnh vực này trở nên khá thú vị. Những sản phẩm như ổ cắm điện, các sản phẩm tài chính… rất khó để mô tả và giải thích, vậy nhưng các KOC có thể diễn giải một cách rõ ràng giúp các khán giả của mình hiểu được chức năng của sản phẩm”. Suvita Charanwong phát biểu trong cuộc phỏng vấn với trang makertingoops.com.
Tiếp tục bài phỏng vấn của mình, Suvita Charanwong cũng cho biết, nếu trước đây người tiêu dùng từng là các thính giả phải lắng nghe những gì thương hiệu nói, thì trong những năm qua, họ đã trở thành những “phát ngôn viên”.
Vì lẽ đó, các thương hiệu buộc phải thay đổi chiến thuật cũng như cách tiếp cận những người tiêu dùng này – đặc biệt là những người tiêu dùng sở hữu người theo dõi và trung thành với thương hiệu – để có thể duy trì hoặc trở nên phù hợp.
Các thương hiệu đã tăng cường rót tiền đầu tư vào KOC, minh chứng bằng việc họ đã phê duyệt 200.000 THB dành cho hoạt động tiếp thị trực tuyến để trực tiếp đầu tư vào 2000 KOC với mục đích đánh giá các sản phẩm của chính mình; so với các KOL thì khoản đầu tư này rẻ hơn nhiều: một KOL có thể tiêu tốn ngang ngửa với 2000 KOC hoặc thậm chí có thể cao hơn.
Thế giới của tiếp thị trực tuyến đủ rộng lớn để cả KOC và KOL cùng tồn tại. Các thương hiệu vẫn cần một người nào đó làm gương mặt đại diện cho mình, và ai có thể làm được điều này nếu không phải là các KOL? Vì thế, đáp án cho câu hỏi ở trên là không! Bởi vì cả KOL và KOC đều quan trọng như nhau đối với việc mở rộng và phát triển của thương hiệu.
Mọi thương hiệu đều cần những người có thể trở thành hình ảnh đại diện cho mình, đồng thời họ cũng cần những người thực sự trải nghiệm dùng thử các sản phẩm hoặc dịch vụ do mình cung cấp để mang đến cho những đối tượng mục tiêu những suy nghĩ có liên quan.
Vì vậy, nếu bạn đang có kế hoạch xây dựng hoặc mở rộng thương hiệu của mình, phương thức tiếp thị người ảnh hưởng là một trong những sự lựa chọn.
Koc la gì
|
Koc Shopee la gì | KOC nổi tiếng | Koc khác gì KOL |
KOL, KOC Influencer | Koc TikTok là gì | Kol và KOC la gì | Cách làm KOC |
Bài liên quan