Bạn đang tìm kiếm một font chữ hoàn hảo, thể hiện được bản chất công ty, dễ đọc, và trông vừa mắt? Danh sách này bao gồm 29 font chữ phổ biến được rất nhiều thương hiệu nổi tiếng lựa chọn để thiết kế logo cho chính họ.
Font chữ này được dựa trên hệ font Campton do nhà thiết kế người Đức Rene Beider tạo ra. Các ký tự bo tròn với phong cách serifs (chữ có chân) giúp font Choplin trở nên gọn gàng và dễ đọc. Nó thường được sử dụng không chỉ trong thiết kế logo mà cả các tài liệu tiếp thị in ấn nữa.
Font này cực kỳ nổi tiếng nhờ một tuyệt phẩm: Harry Potter.
Đây là một trong những font lâu đời nhất, được phát triển từ thế kỷ…16 tại Pháp bởi Claude Garamond, và có sức ảnh hưởng trên toàn châu Âu. Ngày nay, Garamond là một hệ gồm nhiều kiểu chữ khác nhau, với đặc điểm là có chân chữ nhỏ, độ tương phản trung bình, và hình dáng tròn trịa.
Font này xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 tại Đức. Ngày nay, Futura đã trở thành một font chữ không chân kinh điển. Nhờ hình dáng cân đối, các ký tự của font Futura trông khá đơn giản, gọn gàng, hiện đại, và dễ đọc trên bất kỳ phương tiện này.
Futura được sử dụng rất phổ biến trong các logo của: Nike, Cisco, Dolce Gabbana, Gillette, Omega, PayPal… Nó còn xuất hiện trên poster của hàng chục bom tấn bao gồm “Gravity”, “Interstellar”, “American Beauty”. Sự đa dạng của font Futura cho phép nó thích ứng với gần như bất kỳ doanh nghiệp nào.
Các công ty chọn Futura cho logo cần sáng tạo để không bị nhầm lẫn với các thương hiệu khác, đồng thời thể hiện được tính cách riêng của mình.
Danh mục font chữ không chân (sans serif) có rất nhiều font nổi tiếng, được các nhà thiết kế logo săn đón. Nike và Cisco là hai thương hiệu nổi tiếng tận dụng font chữ Futura để tạo ra những logo đầy thú vị. Hãng Redbull cũng đi theo phong cách tương tự, nhưng dùng font Futura BQ với các ký tự dày và đậm.
Được thiết kế vào thập niên 1950 bởi nhà thiết kế người Thụy Sỹ Adrian Frutiger. Ông không thích những font chữ cân đối hoàn hảo, thay vào đó là sự hài hòa giữa những đường thẳng mỏng và dày.
Font Univers hiện đại ngày nay là một hệ font không chân khá đồ sộ và phổ biến, được dùng bởi nhiều thương hiệu nổi tiếng (eBay, Swiss International Airlines, BP, Unicef, Western Union) và các dịch vụ vận tải thành thị (Toronto Metro, Frankfurt Airport…)
Univers phù hợp với các thương hiệu tìm kiếm một kiểu chữ đơn giản, linh hoạt, và dễ đọc.
Font chữ vui nhộn này ra mắt vào đầu những năm 2000 bởi công ty Nhật Bản Maniackers Design. Pico rất dễ nhận diện nhờ những đường nét cong tròn mềm mại như bạn có thể thấy trong logo của Twitter. Kiểu chữ này phù hợp hoàn hảo cho những doanh nghiệp có tính cách thân thiện và ấm áp.
Vào năm 1992, các nhà thiết kế Robert Slimbach và Carol Twombly đã phát triển một kiểu chữ mới cho hãng Adobe. Với các ký tự không chân, kiểu dáng gọn gàng và tỉ lệ cân đối, font Myriad rất dễ đọc và phù hợp với đại chúng.
Myriad được dùng trong logo của Apple cho đến năm 2017, cũng như logo của Wells Fargo, Modern Telegraph, Nippon Airways, LinkedIn, Rolls-Royce, Walmart. Bạn nên dùng font này làm logo nếu muốn thể hiện sự đơn giản và súc tích.
Đây là một font chữ cân đối với kiểu dáng hiện đại. Nó trở nên cực kỳ phổ biến khi được sử dụng bởi Yahoo – hãng đã biến tấu đôi chút để biến Centra thành một font có vẻ ngoài chuyên nghiệp nhưng cũng đậm chất sáng tạo.
Font chữ này được phát triển bởi một nhóm các nhà thiết kế Soviet vào đầu những năm 1950 của thế kỷ 20. Dù gần giống các font slab serif, nó lại nổi bật nhờ chân chữ mỏng và liền mạch với thân chữ.
Do dễ đọc, Baltica thường được chọn cho mục đích truyền thông. Nó còn xuất hiện trên logo của hãng Winston và phù hợp với các thương hiệu có phong cách cổ điển.
Thiết kế của font chữ ra mắt năm 1974 này được dựa trên font ITC Avant Garde Gothic. Đây là font serifs với chân chữ khá lớn, và khoảng cách giữa các ký tự cũng gần nhau hơn. Những đường uốn sắc nét của chúng khiến font chữ trở nên năng động hơn.
Một trong những font trong hệ ITC, Lubalin Graph, được dùng trong logo của IBM, thể hiện bản chất mạnh mẽ nhưng không vẫn hiền hòa của công ty.
Avenir là từ tiếng Pháp, có nghĩa là “tương lai”. Nó được ưa chuộng bởi có thể dùng trong thiết kế logo ở bất kỳ thời đại nào, nhưng vẫn đảm bảo tính phổ cập và thể hiện tầm nhìn xa trông rộng. Logo Toyota là một trong những đại diện cho font chữ phổ biến này.
Gill sans là một kiểu chữ không chân, được sử dụng trong logo của công ty thời trang Tommy Hilfiger. Nó mang lại cho logo phong cách sáng tạo, lịch lãm, và hài hòa trong mắt người xem.
Font chữ này được sử dụng trong logo của nhãn hiệu bánh kẹp tàu ngầm nổi tiếng toàn thế giới. Nó mang lại cho logo cảm giác dễ tiếp cận và dễ đọc, đồng thời còn mang phong cách hải dương nữa. Font Unisect tròn trịa và hợp thời trang, giúp nó nổi bật từ phía xa. Năm 2016, font Unisect Black nhận được sự chú ý tích cực so với các thập kỷ trước sau một đợt thay đổi về phong cách.
Font chữ này vừa hợp thời đại, vừa nổi bật với những đường nét phảng phất nghệ thuật. Các ký tự của font được thể hiện một cách linh hoạt và dễ phân biệt so với các font chữ khác. Hệ font Klavika đã nhận được sự chú ý đặc biệt sau khi được sử dụng trong logo của Facebook.
Đây là một kiểu chữ không chân được sử dụng khá nhiều trong các phần tiêu đề và tóm tắt của các tờ báo. Kiểu chữ độc đáo của nó cực kỳ lôi cuốn, và đó là lý do các nhãn hiệu nổi tiếng như Adidas và Calvin Klein đều dùng Avante Garde in thường, in nghiêng và in đậm trong logo của họ. Nó mang lại cho logo một cái nhìn lịch lãm và đầy thách thức.
Nếu muốn logo trở nên dễ tiếp cận hơn, hiện đại hơn, mà vẫn có chút hoài cổ, thì Helvetica là lựa chọn tốt. Nó được sử dụng trong logo của nhãn hiệu tơ tằm nổi tiếng thế giới. Energizer cũng dùng Helvetica in nghiêng để thể hiện sự can trường và tính phiêu lưu. Trong khi đó, WhatsApp chọn Helvetica nhưng có chút biến tấu màu mè hơn, phù hợp với bản chất doanh nghiệp hơn.
YouTube dùng font chữ này, nhưng bóp khoảng cách giữa các ký tự, trong logo của họ. Nó được đánh giá là khá linh hoạt và khơi gợi trí tưởng tượng, để lại ấn tượng tốt đối với người đọc.
Kiểu chữ gothic không chân này được vẽ bởi Morris Fuller Benton vào năm 1903, nhại lại font Franklin Gothic. Đặc điểm của nó là các ký tự cao với chiều ngang hẹp – cứ nhìn logo YouTube là biết! Alternate Gothic đáng xem xét nếu bạn muốn thể hiện sự tự tin mạnh mẽ của nhãn hiệu.
Proxima Nova thường được gọi là New Helvetica bởi vẻ ngoài linh hoạt và hiện đại. Theo nhà thiết kế Mark Simonson, người tạo ra font này vào năm 2005, thì ông đã cố tạo ra các ký tự trông đơn giản và gọn gàng hơn.
Sự kết hợp của hình dáng cổ điển pha lẫn yếu tố hiện đại đã giúp hệ font gồm 48 thành viên này trở nên cực kỳ phổ biến: ngày nay, nó được dùng bởi hàng ngàn website bao gồm BuzzFeed, Mashable, và NBC News.
Theo Simonson, Proxima Nova phù hợp nhất trong trường hợp bạn muốn một thứ gì đó vô hình, không thu hút sự chú ý về phía mình. Trên thực tế, ông khẳng định font chữ này không truyền đạt bất kỳ điều gì ngoại trừ những từ ngữ mà bạn viết bằng nó. Có nghĩa là Proxima Nova sẽ phù hợp hơn cho các website hoặc blog doanh nghiệp.
Billabong thu hút sự chú ý sau khi được dùng trong logo của Instagram. Font này hiện diện trong các văn bản ngắn và phụ đề cho logo.
Segoe UI là font độc quyền của hệ điều hành Windows, nhưng được các fan Linux khá ưa chuộng. Nó được dùng trong logo của Microsoft, mang lại cái nhìn cực kỳ chuyên nghiệp.
Năm 2004, nhà thiết kế người Anh Sebastian “Seb” Lester đã vẽ nên một font chữ đậm chất tương lai, không thô kệch, vô dụng, hay “sớm nở tối tàn”. Nhờ không có chân và áp dụng các nét cong khá nhiều nên nó mang lại cảm giác thân thiện.
Bạn có thể nhận ra font Neo Sans trong logo Intel, cũng như logo của các công ty giao thông công cộng của Anh. Nó là lựa chọn hợp lý nếu bạn muốn tạo dựng hình ảnh thương hiệu gần gũi với người tiêu dùng và dễ hiểu.
Nó được đặt theo tên dòng họ Didot ở Pháp, những người làm trong lĩnh vực in ấn sách vào thế kỷ 18 – 19. Các đường cong tròn, tương phản, và chân nhỏ tạo nên ấn tượng sang trọng và lịch lãm. Trong một khảo sát tiến hành bởi nhà văn Sarah Hindman, người xem đánh giá Didot là font chữ đắt đỏ nhất.
Tương tự Bodoni, Didot phổ biến trong giới thời trang và sáng tạo (Giorgio Armani, CBS, Zara). Nó phù hợp với các công ty muốn thể hiện sự đắt giá, trưởng thành, và phong cách.
Đây là font chữ được dùng bởi website stream hàng đầu thế giới Netflix. Kết hợp thêm màu đỏ, nó thể hiện sự nhiệt huyết, lôi cuốn, và tầm nhìn siêu hiện đại. Bebas Nene được đánh giá là font chữ phù hợp với các nhãn hiệu theo đuổi sự hiện đại.
Gotham là font không chân đắt đỏ. Giống như Spotify, nhiều nền tảng âm nhạc nổi tiếng sử dụng font này trong logo để thể hiện sự sáng tạo và quả quyết. Tương tự, Discovery Channel cũng đặc biệt ưa thích cách thiết kế các ký tự trong font Gotham vì mang lại cảm giác phiêu lưu.
Freight Sans nổi tiếng vì sự linh hoạt và mạnh mẽ, thể hiện sự can đảm, như cách nó được dùng trong logo của Reed & Mackey. Đây là hệ font không chân được StarBucks tin dùng.
Price Down là font chữ trong game GTA, với đặc điểm mạnh mẽ, nhưng cũng mềm mại và dễ phân biệt. Nó cũng mang lại ấn tượng về sự năng suất khi được dùng trên các website. Dù font chữ này có khoảng cách giữa các ký tự khá nhỏ, nó vẫn dễ đọc.
Một trong những lý do Frankfurter nổi tiếng là bởi các ký tự bo tròn khá thú vị của nó. Font này được nhiều nhà thiết kế ưa chuộng vì thể hiện sự sáng tạo và được Kickstarter chọn làm logo do khả năng thể hiện được ý nghĩa thật sự ẩn sau nhãn hiệu của họ.
Johnston có các ký tự hình kim cương độc đáo, với khoảng cách giữa các ký tự vừa phải, dễ tiếp cận.
Font này nổi tiếng vì thể hiện sự quyến rũ và bắt mắt. Font này được dùng trong logo của Amazon.
Nhà thiết kế người Đức Rudolf Kock giới thiệu Kabel vào năm 1927. Trò cờ tỷ phú của Mỹ đã sử dụng font này trong thiết kế logo và nhận được sự tán dương nhiệt thành trên toàn thế giới.
Download font chữ đẹp cho thiết kế
|
Font chữ đẹp cho thiết kế free | Thiết kế phông chữ online | Các font chữ tiếng Việt đẹp |
Font chữ thiết kế logo online | Font chữ thương hiệu thời trang | Font chữ thiết kế poster | Download font chữ thiết kế logo |