Đưa thương hiệu của bạn trở nên nổi bật trên thị trường là một yếu tố quan trọng quyết định thành công trong kinh doanh, và nên là một phần không thể thiếu trong chiến lược chuyển đổi số của bạn. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng cao từ các thương hiệu đã có tiếng và cả những thương hiệu mới nữa, thì định vị thương hiệu hiệu quả – giúp tạo sự khác biệt và truyền tải được giá trị độc đáo của công ty bạn – là điều kiện căn bản để thu hút và giữ chân khách hàng, cũng như xây dựng sự trung thành thương hiệu.
Những ví dụ về các thương hiệu với chiến lược định vị thương hiệu hiệu quả hiện nay có thể kể đến Trader Joe’s và Tesla. Trader Joe’s định vị bản thân là một chuỗi cửa hàng tạp hóa luôn có mặt nơi bạn sống, luôn thay đổi để phù hợp thời đại và tập trung vào yếu tố sức khỏe, nhưng vẫn thân thiện và giản dị; còn khách hàng của Trader Joe’s được đánh giá là những người tiêu dùng sành sỏi, có học thức.
Tesla định vị thương hiệu là một sản phẩm khác biệt so với những phương tiện hạng sang chạy xăng, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cao hơn và mang lại phong cách cho khách hàng so với các thương hiệu xe điện đối thủ. Ngay cả cách đặt tên các tính năng, như Ludicrous Mode, cũng đặt Tesla vào một vị trí đặc biệt của riêng họ trong tâm trí người tiêu dùng.
Định vị thương hiệu thành công trước hết phải tạo được sự khác biệt giữa sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với không chỉ các đối thủ, mà trên toàn thị trường. Bạn cần xác định sản phẩm hoặc dịch vụ của mình sẽ đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng một cách tốt hơn, nhanh hơn, hay giá cả phải chăng hơn các đối thủ như thế nào. Hiển nhiên, đối thủ luôn tìm mọi cách để kìm hãm bạn, giống như những gì bạn đang làm với họ. Đó là lý do tại sao các thương hiệu độc đáo dễ nhớ có thể vượt qua trở ngại này, với tâm thế tương xứng với thị trường mục tiêu của họ, thể hiện sự khác biệt rõ ràng, và thu hút người dùng với sự liên quan, đáng tin cậy, uy tín, và độc đáo.
Khi công ty của bạn không có một chiến lược định vị thương hiệu, tức là bạn đang để công việc định vị thương hiệu của chính bạn cho người tiêu dùng thực hiện, và cho phép họ thoải mái đặt bạn vào một chiếc hộp do họ dựng nên. Vì vậy, bạn phải định nghĩa thương hiệu của chính mình theo một cách hiệu quả, để doanh nghiệp luôn duy trì được vị trí tích cực trong tâm trí người tiêu dùng.
Một chiến lược định vị thương hiệu độc đáo và hấp dẫn đòi hỏi phải trải qua khâu nghiên cứu chuyên sâu về mọi khía cạnh của thương hiệu, bao gồm sự đồng điệu của khách hàng với thương hiệu. Lấy Ludicrous Mode của Tesla mà chúng ta đã đề cập ở trên làm ví dụ. Đây là tính năng cho phép tăng tốc nhanh hơn. Tất nhiên, các đối thủ sẽ tìm cách đánh bại nó, nhưng Ludicrous Mode thì chỉ có một, và nó thuộc về Tesla trong suy nghĩ của thị trường và khách hàng của công ty.
Ngoài ra, cần xem xét mức độ nổi bật của thương hiệu của bạn trong kết quả tìm kiếm trực tuyến đối với bất kỳ từ khóa được chỉ định nào. Đó chính là “phần” của bạn trong tiếng nói chung. Nó tác động và phản ánh khả năng gợi nhớ thương hiệu và phân biệt thương hiệu trên thị trường bởi một người tiêu dùng.
Hầu hết các công ty đều chuyên về một lĩnh vực nào đó, nhưng với khách hàng và nhà đầu tư thì điều đó không hiển nhiên cho lắm nếu bạn không có một định vị thương hiệu mạnh mẽ. Xây dựng một tuyên bố định vị thương hiệu dễ hiểu và lôi cuốn sẽ cho phép bạn đưa ra được thông điệp nền tảng bằng cách tập trung vào từng yếu tố cốt lõi, từ đó giảm thiểu tình trạng thừa mứa thông tin.
Cạnh tranh với các công ty khác về giá và tham gia vào cuộc chiến giá cả không phải là lựa chọn bền vững về lâu về dài. Nếu chi phí sản phẩm hay dịch vụ của bạn vượt trội so với đối thủ, xin chúc mừng, nhưng đừng xem đó là yếu tố tạo sự khác biệt duy nhất của bạn. Nêu ra những lý do lôi cuốn giải thích tại sao bạn lại rẻ hoặc đắt hơn, và tập trung vào định vị thương hiệu nhằm xây dựng giá trị và lòng tin đối với thương hiệu của bạn. Ngoài ra, cần xem xét những cảm xúc mà bạn muốn mọi người trải qua khi nhắc đến thương hiệu của bạn.
Ví dụ, khi một đối thủ mới tung ra một giải pháp rẻ hơn để thu hút sự chú ý và thị phần. Nếu thương hiệu của bạn đã xây dựng được lòng tin và giá trị, thay vì chỉ tập trung vào giá, hầu hết người tiêu dùng sẽ sẵn sàng bỏ qua mức chênh lệch giá 10% và chọn thương hiệu mà họ tin tưởng và đồng điệu, chứ không phải một thương hiệu lạ.
Định vị thương hiệu làm nổi bật giá trị và thông điệp tiếp thị của bạn
Trong bối cảnh chuyển đổi số, người tiêu dùng mỗi ngày đều bị “dội bom” bởi vô số thông điệp tiếp thị. Chưa hết, sự chú ý của họ vào các thương hiệu cũng ngày càng ngắn đi. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng khoảng thời gian chú ý trung bình của con người hiện nay chỉ còn khoảng…8 giây.
Với chỉ vài giây ngắn ngủi để cho khách hàng và thị trường nói chung biết được bạn là ai và công ty bạn làm gì, một chiến lược định vị thương hiệu mạnh với thông điệp tiếp thị chặt chẽ là điều vô cùng quan trọng.
Ngay cả những công ty có ưu thế cạnh tranh cũng gặp khó khăn trong việc định vị thương hiệu và giải thích cho khách hàng biết sự khác biệt giữa hoạt động kinh doanh của họ với đối thủ. Đừng để điều này làm nhụt chí bạn. Dưới đây là 6 bước xây dựng chiến lược định vị thương hiệu. Những lợi thế mà một tuyên bố định vị thương hiệu mạnh mẽ mang lại là hoàn toàn xứng đáng với thời gian và nỗ lực bỏ ra.
Bạn đã có một chiến lược tốt hay chưa? Nếu có, bạn có thể cải thiện nó không? Và nó có tiềm năng tác động đến thương hiệu của bạn như thế nào? Nếu chưa thì tại sao lại chưa? Nếu là vì nguồn nội lực của bạn chưa đủ, hoặc chưa có kỹ năng cần thiết để xây dựng một tuyên bố định vị thương hiệu, hãy cân nhắc vấn đề bổ sung nhân sự.
Định vị thương hiệu mang lại một cơ hội vô giá để định hình cách thương hiệu của bạn được nhìn nhận, cũng như chỗ đứng của nó nhằm đồng điệu với khách hàng.
Đi sâu hơn một chút vào vấn đề cạnh tranh. Hãy đặt thương hiệu của bạn vào một bàn cờ, cạnh các đối thủ. Hình dung ra một tấm bản đồ nơi mọi người trong thị trường đều nằm ở những vị trí tương quan với thương hiệu của bạn. Xác định những đối thủ nào là tương đồng, những đối thủ nào đang “đánh” thị trường ngách, và bất kỳ đối thủ nào mà bạn tin là có định vị thương hiệu độc đáo hơn của bạn và tại sao.
Như đã nhắc đến trong phần tại sao không nên tạo sự khác biệt chỉ về mặt giá cả, thay vào đó, hãy tập trung vào cách mà thương hiệu của bạn mang lại giá trị cho khách hàng và tại sao giải pháp của bạn lại là tốt nhất, bất kể giá trị về tiền bạc của sản phẩm ra sao.
Tạo ra một tuyên bố định vị thương hiệu dựa trên toàn bộ thông tin mà bạn đã thảo luận và chọn lọc từ các bước trước. Hãy kiên nhẫn. Một tuyên bố định vị thương hiệu thường phải trải qua nhiều lần chỉnh sửa mới hoàn thiện được. Bỏ chút thời gian và công sức để viết một tuyên bố thể hiện trọn vẹn những tinh túy của thương hiệu và truyền đạt được giá trị cũng như sự khác biệt của nó để nhận về những phần thưởng lớn lao sau này!
Không có lựa chọn nào tốt hơn việc thử nghiệm tính hiệu quả của định vị thương hiệu với khách hàng hiện có và tiềm năng. Xác định chiến lược thử nghiệm của bạn. Lên kế hoạch thử nghiệm với nhiều nhóm để xem mỗi nhóm diễn giải thương hiệu của bạn ra sao? Có sự khác biệt nào giữa các nhóm không? Tại sao? Bạn có thể thay đổi điều gì để sự nhìn nhận đó nhất quán hơn giữa các nhóm?
Tuyên bố định vị thương hiệu là một cách ngắn gọn, súc tích, để nói với người tiêu dùng bạn là ai, công ty bạn cung cấp thứ gì, giải quyết điều gì, và nó khác biệt ra sao? Tạo dựng một tuyên bố định vị thương hiệu tưởng thì dễ, nhưng sẽ cần thời gian.
Sử dụng công thức đơn giản dưới đây để xây dựng tuyên bố định vị thương hiệu của bạn:
(Thương hiệu) là công ty (1) cung cấp (2) với (3) bằng cách (4).
Lưu ý rằng bạn không nhất thiết phải theo đúng trình tự trên. Miễn là mọi yếu tố đều xuất hiện là ổn!
định vị thương hiệu của coca-cola
|
Ví dụ về định vị thương hiệu | Chiến lược định vị thương hiệu là gì | Bằng định vị thương hiệu |
Bài tập định vị thương hiệu | Định vị thương hiệu thời trang | Tiêu luận định vị thương hiệu | Định vị thương hiệu của Nike |
Bài liên quan