Bán hàng online có cần đăng ký kinh doanh hay không? Thủ tục đăng ký bán hàng online được quy định cụ thể ra sao? Cách đăng ký bán hàng online như thế nào?
Đây là những câu hỏi mà những người bán hàng online đang rất quan tâm. Đây cũng là lĩnh vực mới đòi hỏi người tham gia phải tuân thủ đúng các quy định pháp luật đưa ra . Vì thế,hôm nay Hostify.vn hỗ trợ giải đáp những thắc mắc trên và hướng dẫn bạn chi tiết thủ tục đăng ký bán hàng online cho người mới với 3 trường hợp cụ thể. Mời bạn xem thông tin.
Các cá nhân/ tổ chức muốn kinh doanh, buôn bán trên lãnh thổ Việt Nam thì phải tiến hành đăng ký kinh doanh theo những quy định trên của pháp luật hiện hành.
Quy định pháp luật cụ thể muốn đăng ký bán hàng online sẽ có 2 quy định như sau:
Pháp luật quy định các đối tượng phải tiến hành thực hiện đăng ký kinh doanh online bao gồm: thương nhân và tổ chức có các hoạt động bán hàng, dịch vụ hoặc các hoạt động thương mại điện tử, các cá nhân được cấp mã số thuế nhưng không phải đăng ký thành lập công ty.
Như vậy, theo như quy định pháp luật, bản thân người bán hàng online đơn thuần sẽ không phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Mà trách nhiệm đăng ký thuộc về doanh nghiệp vận hành website/ mạng xã hội có chuyên mục mua bán. Tùy vào website mà bạn sẽ được tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ của mình, ví dụ như; Shopee, Tiki, Lazada, Amazon, Taobao, Facebook, Instagram,…
Tuy không cần đăng ký kinh doanh nhưng trong quá trình bán hàng online, bạn vẫn phải tuân thủ các yêu cầu về thông tin, chất lượng hàng hóa/dịch vụ; thực hiện nghĩa vụ thuế; tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ; đảm bảo tính chân thực, minh bạch theo điều 37 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định.
Về mặt pháp lý, bán hàng online hiện tại được chia thành 3 loại hình kinh doanh: buôn bán tự phát nhỏ lẻ, đăng ký hộ kinh doanh cá thể và thành lập công ty. Mỗi loại hình sẽ có ưu, nhược điểm khác nhau. Dựa vào những chia sẻ sau của Hostify, bạn có thể cân nhắc để lựa chọn mô hình bán hàng online phù hợp cho mình.
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
Khi bán hàng qua mạng với quy mô nhỏ lẻ theo hình thức tự phát thì thường các cá nhân/chủ shop bán hàng online trên facebook và không thực hiện đăng ký kinh doanh. Do đó, việc đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập công ty sẽ là nên cần thiết, nếu cá nhân/chủ shop muốn bán hàng online lâu dài và phát triển hơn nữa.
Loại hình hộ kinh doanh cá thể này sẽ phù hợp với quy mô nhỏ lẻ, ít nhân viên, ít hàng hóa và không có chi nhánh. Hộ kinh doanh cá thể sẽ hoạt động dưới sự quản lý của cơ quan thuế và có nghĩa vụ nộp thuế khoán hằng năm, theo doanh thu ước tính mà cơ quan thuế thông báo.
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
Với quy mô kinh doanh lớn, đầu tư bán hàng online chuyên nghiệp hoặc sử dụng website, trang bán hàng thương mại điện tử, bạn nên thành lập công ty/ doanh nghiệp bởi những ưu điểm về mặt quản lý hoạt động, đồng thời sẽ tránh được những xử phạt không nên có.
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
Hiện tại sẽ có 2 mã ngành nghề đăng ký bán hàng online: mã ngành 4791 và 4799.
Nhóm này bao gồm: bán lẻ qua bưu điện, qua Internet hoặc các trang thương mại điện tử (như Shopee, Lazada,Tiki,…), đấu giá qua mạng (Chilindo, Ebay.com), bán trực tiếp qua phát sóng thường nhật trên tivi hay các phương tiện khác (như báo, đài, điện thoại…).
Nhóm này bao gồm bán hàng trực tiếp, đại lý bán lẻ, giao hàng tận nơi…
** Lưu ý: Ngoài 2 mã ngành bắt buộc kể trên,thì tùy vào mặt hàng kinh doanh mà bạn sẽ đăng ký thêm mã ngành cho các mặt hàng đó.
Ví dụ như:
Mã ngành 4649 – Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình. Nếu bạn buôn bán mặt hàng quần áo, mỹ phẩm, nước hoa…
Mã ngành 4641 – Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép… Nếu buôn bán các loại giày dép..
Theo quy định của pháp luật, cũng như kinh doanh truyền thống, kinh doanh hay bán hàng online sẽ không được buôn bán các mặt hàng thuộc danh sách ngành nghề cấm đầu tư, bao gồm:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, thì các cá nhân kinh doanh sẽ cần đóng 2 loại thuế, bao gồm: thuế môn bài và thuế khoán (gồm thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng). Trong đó bạn sẽ được miễn thuế nếu doanh thu trong năm dưới 100 triệu đồng. Còn nếu trên 100 triệu đồng, sẽ đóng theo các mức đã được quy định và theo công thức:
Để làm thủ tục đăng ký bán hàng online theo hình thức Hộ kinh doanh cá thể cho ngành nghề, bạn chuẩn bị các giấy tờ sau:
Các thủ tục đăng ký bán hàng online theo hình thức công ty phức tạp hơn so với việc thành lập hộ kinh doanh cá thể. Do công ty/doanh nghiệp là loại hình kinh doanh lớn, có phát sinh nghĩa vụ thuế. Để thành lập công ty/ doanh nghiệp, bạn cần đáp ứng đủ các điều kiện về người đại diện theo pháp luật, các quy định về: Tên doanh nghiệp, Địa chỉ trụ sở, Ngành nghề kinh doanh và Vốn điều lệ.
Các giấy tờ, hồ sơ cần chuẩn bị để thành lập công ty/ doanh nghiệp bán hàng online bao gồm:
Sau đó, bạn đăng ký xin giấy phép con với mã ngành kinh doanh bán hàng online (mã ngành 4791/ mã ngành 4799). Tùy vào từng loại hàng hóa đăng ký mà bạn sẽ thêm mã ngành cho phù hợp.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập đối với các loại hình doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể là Sở Kế hoạch và đầu tư
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì bạn có thể nộp hồ sơ qua mạng tại Cổng thông tin quốc gia và chờ kết quả trong vòng 3 ngày, kể từ ngày Sở KH&ĐT nhận được hồ sơ. Trong vòng 3 ngày, nếu hồ sơ hợp lệ, Sở KH&ĐT sẽ cấp giấy giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Hộ kinh doanh cá thể.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, Hostify đã phần nào giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về cách đăng ký bán hàng online hay các thủ tục pháp lý khi kinh doanh online tại Việt Nam hiện nay. Chúc các bạn thành công !