Conversion Rate là gì? Cách tối ưu tỷ lệ chuyển đổi cho website

Tại sao cần phải tìm hiểu về tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)? Bởi mục tiêu cuối cùng của bất kỳ người chủ website nào cũng là chuyển đổi được càng nhiều khách ghé thăm website càng tốt.

Dù việc có được một lượng lớn lưu lượng truy cập hữu cơ là điều ai cũng mong muốn, nhưng con số đó sẽ vô nghĩa nếu không vị khách nào tiến thêm một bước và trở thành những lead hay khách hàng của bạn. Sự thật là, đa phần các website hiện nay gặp khá nhiều khó khăn trong việc thuyết phục khách chuyển đổi, kể cả khi mỗi ngày họ nhận được hàng trăm lượt ghé thăm.

Conversion Rate là gì? Cách tối ưu tỷ lệ chuyển đổi cho website

Vậy giải pháp ở đây là gì? Bạn phải tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi.

Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate) là gì?

Chuyển đổi trên website là việc các vị khách ghé thăm thực hiện những hành động được kỳ vọng bởi chủ website, không nhất thiết phải là hành động mua sắm.

Tỷ lệ chuyển đổi là phần trăm những người ghé thăm website và thực hiện hành động đó (lúc này, họ đã được chuyển đổi).

Tỷ lệ chuyển đổi được tính theo công thức:

(Số lượng chuyển đổi/Tổng số khách ghé thăm website)*100

Hiển nhiên, tỷ lệ chuyển đổi càng cao sẽ càng tốt cho hoạt động kinh doanh của bạn. Đó là lý do chúng ta cần đến tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi.

Tại sao phải đầu tư vào tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate)

Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO) là quy trình cải thiện tỷ lệ chuyển đổi của một website. Quy trình này quan trọng bởi mục tiêu cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là có thêm nhiều lead và nhiều khách ghé thăm được chuyển đổi, chứ không chỉ gia tăng về lưu lượng truy cập website.

Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi có thể giúp bạn tăng số lượng lead và doanh số, do đó có vai trò đặc biệt quan trọng đến thành công của hoạt động kinh doanh. Việc này càng cần thiết hơn nếu bạn điều hành một website thương mại điện tử, bởi loại website này phụ thuộc khá lớn vào việc chuyển đổi khách ghé thăm. Dù CRO có thể giúp bạn nhận được nhiều đơn hàng hơn, bạn vẫn cần chú ý quản trị đơn hàng thật tốt và làm sao để khách hàng đủ hài lòng nhằm tiếp tục mua hàng vào lần sau.

5 vị trí có thể áp dụng các chiến thuật CRO

Dưới đây là 5 vị trí quan trọng trên website bạn cần chú ý để bắt đầu quy trình tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi.

Call-To-Action (CTA)

CTA nằm ở trung tâm của chiến thuật CRO, và đó là lý do tại sao chúng nằm ở vị trí số 1 này.

CTA định hướng khách ghé thăm website thực hiện bước tiếp theo, có thể là đăng ký nhận newsletter từ bạn, hoặc thanh toán một món hàng đã cho vào giỏ.

Làm sao để tối ưu CTA? Có vài mẹo sau:

  • Đảm bảo CTA ngắn gọn và có sức ảnh hưởng lớn
  • Sử dụng từ ngữ mang tính hành động mạnh mẽ
  • Đảm bảo CTA được hiển thị rõ ràng
  • Bố trí CTA sao cho chúng trở thành trọng tâm trên trang
  • Sử dụng các CTA văn bản cùng với nút bấm để trông tự nhiên hơn và thu hút được nhiều lượt bấm vào hơn.

Form

Vị trí tiếp theo để thực hiện CRO là form. Form là nơi thu thập thông tin hữu ích về khách ghé thăm website của bạn, để từ đó có thể sử dụng cho các chiến dịch truyền thông tiếp thị sau này và phục vụ nhiều mục đích khác.

Sử dụng CRO trong form như thế nào? Nhờ các chiến thuật CRO, bạn có thể tối ưu hóa các form để tăng tỷ lệ chuyển đổi. Có 3 yếu tố cần chú ý khi tối ưu hóa form: kiểu mẫu, độ dài, và vị trí đặt form.

Kiểu mẫu – biến form trở nên thu hút và gợi tính tương tác hơn. Thử thiết kế một thứ gì đó khác biệt thay vì chỉ dùng một form thu thập email nhàm chán. Bạn có thể game hóa form cũng được.

Độ dài – form càng ngắn, khả năng mọi người điền vào nó càng cao. Do đó, hãy giới hạn độ dài của form bằng cách tạo form chỉ có các trường thiết yếu mà thôi.

Vị trí đặt form – đặt form “above the fold”, tức nằm ở nửa trên của trang, thường được xem là lựa chọn tốt hơn trong CRO. Tuy nhiên, bạn nên tiến hành thử nghiệm A/B để xem liệu cách làm nào phù hợp nhất với website của mình.

Conversion Rate là gì? Cách tối ưu tỷ lệ chuyển đổi cho website 3

Cấu trúc trang

Một trong những quy tắc quan trọng của CRO là đảm bảo website của bạn dễ điều hướng. Luôn giữ cấu trúc website đơn giản, nhưng phải lôi cuốn. Làm sao để những khách lần đầu ghé thăm trang vẫn có thể dễ dàng tìm thấy thứ họ muốn. Tạo các trang danh mục và sản phẩm, hoặc hệ thống cấp bậc của trang để người dùng dễ nắm bắt. Thuê một nhà thiết kế UX để giúp bạn cải thiện thiết kế tổng thể của trang cũng như hiệu suất UX của nó.

Tốc độ website

Một khía cạnh quan trọng khác của CRO là tốc độ trang. Hầu hết mọi người sẽ rời bỏ website của bạn nếu thời gian nạp trang lâu hơn vài giây. Điều này khiến tốc độ trang đóng vai trò rất lớn trong CRO. Bởi hình ảnh và video thường là nguyên nhân chính khiến tốc độ nạp trang bị chậm đi, nên bạn nên bắt đầu bằng cách giải quyết vấn đề này. Sử dụng các công cụ nén ảnh để giảm kích cỡ hình ảnh và giúp việc nạp chúng dễ dàng hơn. Ngoài ra, có thể sử dụng một mạng phân phối nội dung (CDN) và hệ thống lưu trữ đệm (cache) để tối ưu hóa tốc độ trang hơn nữa. Sử dụng các template video tối ưu để đảm bảo kích cỡ video nằm trong phạm vi cho phép mà vẫn duy trì được tính tương tác của chúng.

Thiết kế trang landing

Cuối cùng là phần quan trọng nhất trong chiến thuật CRO: tối ưu hóa trang landing.

Suy cho cùng, hầu hết số lượt chuyển đổi đều diễn ra trên trang landing, bởi đây là nơi dừng chân của các vị khách mới ghé thăm trang.

Conversion Rate là gì? Cách tối ưu tỷ lệ chuyển đổi cho website 4

Do đó, khi thiết kế trang landing, bạn cần lưu ý các yếu tố đã nêu ở các phần trên, và tạo cấu trúc trang sao cho mọi thứ liên kết một cách hài hòa. Kết hợp văn bản với hình ảnh, bố trí CTA ở vị trí trọng tâm, đặt các form hợp lý.. Lấy ví dụ trang landing của Netflix, vốn có thiết kế gọn gàng và đơn giản, với một form chỉ gồm một dòng chữ, và một CTA dễ thấy.

Ngoài ra, sử dụng từ khóa chủ đạo xuyên suốt nội dung trang landing và đảm bảo nội dung hấp dẫn, đi vào trọng tâm.

Các tìm kiếm liên quan đến chủ đề “Conversion rate”

Conversion rate la gì
Sale conversion rate Conversion rate bao nhiêu là tốt Conversion rate in football 
How to calculate conversion rate Increase conversion rate Conversion rate in marketing Bounce rate

Bài liên quan