Những ai đang tìm hiểu về lập trình website hay quản lý trang web sẽ rất thường gặp cụm từ CMS.
Vậy CMS là gì? Các tính năng của hệ thống CMS ra sao, đóng vai trò gì trong doanh nghiệp. Mời bạn cùng Hostify.vn tham khảo bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ thêm.
CMS là viết tắt của từ gì? Trong tiếng Anh cụm từ CMS được viết đầy đủ là Content Management System. Nghĩa đầy đủ của tiếng việt được gọi là hệ thống quản trị nội dung.
CMS là một phần mềm xử lý các mã code trên webstie. Được tạo ra nhằm mục đích hỗ trợ người dùng dễ dàng, hiệu quả hơn trong việc quản trị cũng như xử lý nội dung bài viết, video hay hình ảnh, âm thanh trên website.
Việc sử dụng hệ thống CMS giúp bạn tiết kiệm thời gian khởi tạo và quản lý website. Làm giảm thiểu tối đa chi phí vận hành của hệ thống. Vì vậy mà hiện nay CMS được rất nhiều công ty áp dụng vào vận hành. Một số lượng lớn website, blog cá nhân tại Việt Nam hiện nay được ra đời dựa trên các nền tảng CMS khác nhau như: CMS WordPress, Joomla, Drupal, Sitecore, Magnolia, v.v, …
Có nhiều hệ thống CMS chạy trên nhiều nền tảng khác nhau. Cho nên, khi muốn sử dụng, bạn nên tìm hiểu kỹ hướng dẫn và cài đặt từ nhà phát triển để thực hiện dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Riêng tại thị trường Việt Nam hiện nay thì CMS WordPress đang chiếm ưu thế nhất bởi thiết kế đơn giản và tính khả dụng của nó.
Vậy với câu hỏi CMS là gì bạn đã nắm được đápán rồi đúng không? Chúng ta cùng tìm hiểu về 3 loại CMS phổ biến hiện nay:
Hệ thống CMS này được tạo bằng các dòng lệnh, chỉ có người hiểu và chuyên về code mới dễ dàng thực hiện được.
Thế nên, nhược điểm của CMS này là khá mất thời gian và cần nhiều công sức. Nhưng cũng bù lại bạn sẽ được quyền tùy biến về các tính năng trên trang sâu hơn.
Đây là hệ thống quản trị được những người ít am hiểu về code hoặc các doanh nghiệp nhỏ sử dụng. Ưu điểm CMS này là gì? Đó là nó có đầy đủ mọi tính năng từ quản lý, tạo lập bài viết, xác thực tài khoản, hashtag đến tùy chỉnh giao diện. Hơn nữa, mọi tính năng trên trang web đều được cung cấp miễn phí.
Ở nền tảng này, bạn sẽ phải tự xử lý nếu có lỗi. Phiên bản miễn phí cũng có thể trả thêm phí nếu muốn nâng cấp thêm các tính năng khác, sẽ được gọi là CMS Freemium.
Ở hệ thống này,đúng như tên gọi của nó, bạn sẽ phải mất một khoản phí cho các nhà cung cấp thì mới có thể sử dụng.
Mọi công việc liên quan đến chỉnh sửa, tối ưu tính năng đều do bên các cung cấp chịu trách nhiệm thực hiện. Với CMS này, bạn sẽ đưuọc hỗ trợ thêm nhiều tính năng ưu việt khác. Đồng thời các lỗi liên quan đến hệ thống thì cũng rất ít khi xuất hiện. Và nếu có bên cung cấp sẽ hỗ trợ bạn fix lại ngay.
Ưu điểm của CMS này là bạn không cần đau đầu đi tìm hiểu phần mềm CMS là gì hay Headless cms là gì. Tất cả đã có bên nhà cung cấp xử lý,hỗ trợ. Việc của bạn là chỉ cần xây dựng, tối ưu nội dung cho website mà thôi.
Ngoài ra, với một số hệ thống CMS nâng cao hoặc có trả phí này, người dùng có thể tùy chỉnh thêm hoặc gỡ bỏ một số chức năng trên website.
Khi đã biết được CMS là gì, tính năng của hệ thống CMS cũng được nhiều người quan tâm. Tính năng cốt lõi của CMS được phân loại như sau: lập chỉ mục, tìm kiếm và truy xuất, định dạng, sửa đổi, lưu trữ và xuất bản, khả năng SEO và khả năng mở rộng bằng Plugin
Trước đây, để xây dựng nên một website hoàn chỉnh thì cần có các lập trình viên bỏ thời gian dài hàng tháng để thiết kế, viết mã code,.. Khách hàng muốn mua website cũng phải bỏ ra một chi phí không hề nhỏ.
Ngày nay, sau khi biết được CMS là gì, các doanh nghiệp đã nhờ đến nó và giảm thiểu thời gian hơn nhiều. Những website được thiết kế trên nền tảng hệ thống CMS chỉ mất vài ngày đã hoàn thiện. Bao gồm đầy đủ các tính năng cần thiết, từ đó cũng giảm bớt đi chi phí thiết kế cho doanh nghiệp.
5 lý do doanh nghiệp nên sử dụng hệ thống CMS:
Những bài viết trên hệ thống dù chưa kịp hoàn thiện thì quản trị viên vẫn có thể yên tâm lưu vào bản nháp. Sau đó có thể tiếp tục chỉnh sửa bài viết trong thời gian gần.
CMS WordPress còn giúp quản trị viên quản lý thông tin các thư mục khác nhau. Bên cạnh đó, nó còn cập nhật điều hướng nhanh chóng, hạn chế truy cập, thêm các ứn
g viên media như video, ảnh hay tự động xuất bản cũng chỉ trong vài thao tác.
Nhờ hệ thống CMS, doanh nghiệp
còn có thể mở rộng thị trường tiếp cận của mình. Các trải nghiệm thân thiện về nội dung trên website giúp thu hút khách hàng, đồng nghĩa với việc đem về nhiều khách hàng mới. Từ đó mà doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp cũng tăng theo.
Những thắc mắc hay yêu cầu
hỗ trợ của khách hàng sẽ được giải đáp nhanh gọn nhờ vào phân mục FAQ trong CMS. Thông qua kênh này, khách hàng và doanh nghiệp sẽ có cầu nối gần gũi hơn. Nhờ đó mà độ tin cậy của khách hàng cũng tăng cao hơn.
Các tin tức, bài viết, email marketing chất lượng được gửi đến khách hàng là một trong số những tính năng marketing của hệ thống CMS. Đội ngũ marketing sẽ thông qua tính năng này mà duy trì, cải thiện và nâng cao thương hiệu doanh nghiệp tốt hơn.
Hệ thống CMS có nhiều khả năng tương thích mọi thiết bị di động. Giúp điều chỉnh cấu hình thích phù hợp với người truy cập. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và đọc những nội dung mình cần.
Chúng ta cần nên có 1 hệ thống CMS tốt để website vận hành trơn tru mà không cần sự can thiệp hay hỗ trợ quá nhiều của người lập trình viên. Từ đó sẽ giúp tiết kiệm được thời gian quản lý, chi phí vận hành cũng như bảo trì website.
Trên đây là chính là lí do chính mà từ các bạn làm blog cá nhân cho đến các công ty lớn đều cần nên sử dụng CMS.
Hiện tại, thì đại đa số các nhà quản trị đều lựa chọn CMS sử dụng cho việc quản trị website của mình. Trên thị trường cũng có rất nhiều công ty cung cấp nền tảng CMS, mỗi loại sẽ có ưu nhược điểm khác nhau.
Sau khi tìm hiểu CMS là gì thì sẽ tùy vào nhu cầu thực tế của từng doanh nghiệp mà bạn hãy xem xét, lựa chọn thật kỹ ngay từ đầu để tiết kiệm chi phí và có một nền tảng hiệu quả lâu dài cho website của mình.
Hostify sẽ gợi ý đến bạn một số yếu tố cần quan tâm, lưu ý khi lựa chọn nền tảng CMS bao gồm:
Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi CMS là gì? Có nên sử dụng CMS cho doanh nghiệp hay không?
Qua đây, Hositfy chắc hẳn bạn đã biết : tại sao các doanh nghiệp cần hệ thống CMS và đã biết thêm một số lưu ý khi lựa chọn.
Chúc doanh nghiệp bạn lựa chọn được một nền tảng phù hợp để phát triển !