Cloudflare là gì? Bạn có thể làm gì với Cloudflare?

Cloudflare 1

Cloudflare là một công ty Mỹ cung cấp các dịch vụ như DNS, CDN, và nhiều dịch vụ khác giúp các website trở nên nhanh hơn, bảo mật hơn.

Cloudflare hiện được sử dụng bởi hơn 26 triệu website trên toàn thế giới, và họ xử lý đến hơn 1 tỷ địa chỉ IP mỗi ngày!

Thật sự ấn tượng, phải không? Đúng vậy! Nhưng tại sao Cloudflare lại phổ biến đến vậy? Tại sao chúng ta lại sử dụng Cloudflare? Hãy cùng Hostify.vn tìm hiểu nhé!

DỊCH VỤ CLOUD SERVER TỐC ĐỘ XỬ LÝ VƯỢT TRỘI

Về Cloudflare

Cloudflare là công ty được thành lập vào năm 2009 bởi Matthew Price, Lee Holloway và Michelle Zatlyn. Mục tiêu của họ là giúp xây dựng một internet tốt hơn. Để làm điều đó, họ đã tung ra nhiều gói dịch vụ miễn phí lẫn có phí. Theo ước tính, đến năm 2019, Cloudflare đã thu về hơn 287 triệu USD lợi nhuận!

Có rất nhiều dịch vụ được cung cấp bởi Cloudflare, bao gồm:

– Mạng truyền tải nội dung (CDN)

– Hệ thống tên miền (DNS)

– Cân bằng tải

– Trang tăng tốc dành cho di động (AMP)

– Bộ nhớ đệm

– Stream video

– Chống DDoS

– Tường lửa ứng dụng web (WAF)

– Hỗ trợ SSL/TLS

– DNSSEC

– Phân tích

– Đăng ký tên miền

– Workers (dành cho các nhà phát triển)

Ngoài ra, Cloudflare còn có mối liên kết với các nền tảng nổi tiếng như IBM Cloud, WordPress, Google Cloud, Magento, và Kubernates.

Cloudflare vận hành ra sao?

Để hiểu được cách Cloudflare vận hành, bạn cần biết về những vấn đề mà các website trước đây thường gặp phải.

Khi ghé thăm một website không có Cloudflare, khách sẽ yêu cầu nội dung từ một máy chủ.

Tuy nhiên, khi có quá nhiều khách trên máy chủ cùng lúc, máy chủ sẽ bị quá tải, dẫn đến việc website bị chậm lại hoặc thậm chí là ngừng hoạt động.

Hiển nhiên, là một webmaster, bạn chắc chắn không muốn chứng kiến điều này. Đó là lúc Cloudflare phát minh ra một giải pháp được sử dụng rộng rãi như hiện nay.

Cloudflare đã đặt máy chủ của chính họ, dưới dạng một mạng lưới toàn cầu khổng lồ, giữa website và máy chủ web. Khách ghé thăm website lúc này không trực tiếp tương tác với máy chủ nữa, mà với mạng lưới Cloudflare vốn đã trữ sẵn nội dung website và nạp nó thông qua một máy chủ tùy thuộc vị trí của khách ghé thăm.

Ví dụ, bạn có một website đặt ở Đức, và ai đó từ Mỹ cố gắng kết nối đến website của bạn. Yêu cầu phải đi một quãng đường rất xa (giữa website và máy chủ web). Cloudflare giải quyết vấn đề này bằng cách cung cấp một mạng lưới khổng lồ gồm nhiều máy chủ trên toàn thế giới.

Như vậy, người Mỹ không phải tạo liên kết với máy chủ ở Đức nữa, mà sẽ kết nối với máy chủ Cloudflare gần nhất nằm đâu đó ngay trên nước Mỹ!

Cloudflare 2

Bằng cách này, Cloudflare giảm tải cho các máy chủ và đảm bảo khách ghé thăm có thể xem được website họ muốn nhanh hơn.

Sơ lược về các dịch vụ quan trọng của Cloudflare

Như đã nói ở trên, Cloudflare cung cấp một lượng lớn dịch vụ, góp phần thực hiện sứ mệnh của công ty: giúp xây dựng internet tốt hơn.

Cloudflare DNS

DNS là giao thức hệ thống và mạng được sử dụng trên internet để biên dịch tên của máy tính sang địa chỉ dạng số. Người dùng internet không cần nhớ địa chỉ IP của họ khi muốn ghé thăm một website, mà chỉ cần nhớ tên là đủ.

Cloudflare cung cấp dịch vụ DNS nhằm đảm bảo người dùng có thời gian phản hồi nhanh nhất, giảm thiểu truy vấn không cần thiết, và tăng cường bảo mật với các công cụ như bộ chặn DDoS và DNSSEC.

Do mạng lưới Cloudflare nằm rải rác khắp thế giới, với hơn 200 máy chủ, nên uptime luôn duy trì ở mức 100%.

Bằng cách chuyển DNS sang Cloudflare và sử dụng các chứng chỉ SSL của họ, bạn sẽ tự động được sử dụng WAF của hãng.

Ngoài ra, Cloudflare còn quét hầu hết địa chỉ IP trên toàn cầu, do đó phát hiện được những địa chỉ IP có khả năng thực hiện tấn công để ngăn chặn ngay lập tức.

Người dùng DNS của Cloudflare cũng được bảo vệ trước các cuộc tấn công DDoS.

Tường lửa ứng dụng web (WAF)

WAF là giải pháp hướng đến các doanh nghiệp muốn bảo vệ website hoặc các ứng dụng khác trước các cuộc tấn công mạng, mà không cần chỉnh sửa hạ tầng hiện có.

Cloudflare cho phép bạn thêm các quy định thông qua dashboard để được bảo vệ tốt hơn nữa.

Mọi yêu cầu đi vào WAF sẽ được kiểm tra bằng các quy định bạn đã thiết lập. Các yêu cầu khả nghi sẽ bị chặn kịp thời và ghi lại theo nhu cầu của người dùng, trong khi các yêu cầu phù hợp sẽ được chuyển đến nơi tương ứng.

Cloudflare CDN

CDN là dịch vụ lớn nhất mà Cloudflare cung cấp. Ưu điểm của CDN là cho phép khách ghé thăm tương tác với máy chủ Cloudflare gần nhất, đảm bảo website nhanh hơn, và do đó là dịch vụ phải có đối với các website quốc tế.

Cloudflare CDN còn cung cấp gói bộ nhớ đệm, đảm bảo máy chủ không phải nạp lại các trang đã được người dùng ghé thăm liên tục nữa. Với Cloudflare, bạn nắm quyền kiểm soát hoàn toàn với quy trình bộ nhớ đệm, có thể chọn những trang để đưa vào bộ nhớ đệm, lựa chọn thời gian trang ở trong bộ nhớ đệm…

Cloudflare 3

Chi phí sử dụng Cloudflare

Bạn sẽ được sử dụng nhiều tính năng của Cloudflare dù lựa chọn phiên bản miễn phí, bao gồm CDN, bộ nhớ đệm cơ bản, và chống DDoS.

Tuy nhiên, để có được mọi dịch vụ của Cloudflare, bạn phải đăng ký gói Pro với mức giá 20 USD/tháng. Gói Pro có thêm chức năng tự động nén ảnh trên website, Cloudflare WAF, tự động hóa di động…

Ngoài ra, Cloudflare còn cung cấp gói Business với giá 200 USD/tháng.

Những website nổi tiếng nào sử dụng Cloudflare?

Có rất nhiều website đang sử dụng Cloudflare, trong đó đáng chú ý nhất là: Hubspot, Medium, Gitlab, Udemy, Upwork, Fiverr, Adyen, TheNextWeb, Yelp…

Cách cài đặt Cloudflare

Trước hết bạn cần tạo tài khoản miễn phí trên website của Cloudflare (https://dash.cloudflare.com/sign-up).

Để cài đặt/cấu hình Cloudflare, bạn có nhiều lựa chọn. Đơn giản nhất, hãy xem video hướng dẫn tại: https://youtu.be/51PXQMDfcFs.

Chúc bạn thành công!

DỊCH VỤ CLOUD SERVER TỐC ĐỘ XỬ LÝ VƯỢT TRỘI

Bài liên quan