Cloud server là gì? Cloud server khác gì web server?

cloud server 1

Mọi doanh nghiệp đều cần đến máy chủ, dưới hình thức web server hay cloud server. Các dịch vụ hosting, dù dựa trên hạ tầng đám mây hay thông qua máy chủ vật lý, luôn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo dữ liệu và nội dung được truyền tải liên tục và nhất quán đến bất kỳ ai ghé thăm website của bạn.

Tuy nhiên, giữa cloud computing (điện toán đám mây) và điện toán truyền thống tồn tại nhiều khác biệt, dù người dùng thông thường có xu hướng đánh đồng chúng. Việc lựa chọn hình thức server phù hợp cũng không đơn giản, tùy thuộc loại, mục đích sử dụng, và hạ tầng vận hành.

Trong bài viết này, Hostify.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu về cloud server, những khác biệt giữa cloud server và web server, cũng như lựa chọn phù hợp nhất cho bạn và website của bạn về lâu về dài.

DỊCH VỤ CLOUD SERVER TỐC ĐỘ XỬ LÝ VƯỢT TRỘI

Tại sao website cần máy chủ?

Dù là nội dung tĩnh hay động, bạn đều cần một máy chủ để lưu trữ website và toàn bộ thông tin liên quan đến nó. Máy chủ là nơi bạn đặt domain, các trang web, và mọi dữ liệu của nó.

Web server một mặt đóng vai trò hệ thống lưu trữ, mặt khác còn là đường truyền kết nối bạn với web. Tính năng chính của web server là truyền tải nội dung theo yêu cầu đến khách ghé thăm website. Nếu không đưa nội dung web của bạn lên server thì khách không thể tìm thấy bạn.

Điểm khác biệt chính giữa web server và cloud server về mặt lý thuyết là: trong khi web server là dịch vụ vật lý, thì cloud server là dịch vụ ảo. Nhưng đó chỉ là phần nổi của câu chuyện mà thôi.

cloud server 2

Web server là gì?

Web server, hay web hosting, là một chuẩn truyền thống cho phép bạn lưu trữ tập tin, trang web, và các dữ liệu khác trên một máy vật lý. Một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa chuẩn này và chuẩn dựa trên đám mây là bạn chỉ có không gian lưu trữ dữ liệu tương đối hạn chế. Nếu bạn có nhu cầu vừa phải khi xét đến không gian lưu trữ, thì web server là lựa chọn hợp túi tiền hơn.

Một web server thường cung cấp không gian lưu trữ cho nhiều khách hàng cá nhân, tức là bạn chỉ được hưởng một “miếng bánh” trong các dịch vụ của họ. Điều này có thể dẫn đến một số vấn đề về tính hiệu quả và tính ổn định trong quá trình vận hành website.

Cloud server là gì?

Về bản chất, cloud server cũng giống web server, tức là nó lưu trữ dữ liệu và cho phép bạn truy xuất theo yêu cầu. Tuy nhiên, cloud server – xét theo định nghĩa của cloud computing – là dịch vụ ảo, và bạn không bao giờ phải lệ thuộc vào nguồn tài nguyên vật lý nào.

Khi sử dụng cloud server, bạn có khả năng mở rộng gần như vô tận. Đó là bởi cloud computing có thể chia sẻ tài nguyên với nhiều server khác nhau, và phân phối tài nguyên cho nhiều ứng dụng và chương trình khác nhau.

Cloud server dựa vào các máy ảo. Có nghĩa là thay vì kết nối đến một máy vật lý, bạn dùng các máy ảo truy xuất đến nhiều server khác nhau. Và thay vì “gồng gánh” công việc một mình như web server, cloud server chia sẻ công việc đến các cloud server khác trên toàn cầu để cải thiện hiệu suất và tối đa hóa băng thông.

Điều này về lý thuyết cũng sẽ giúp tăng bảo mật, độ tin cậy, và thậm chí mang lại cho bạn khả năng kiểm soát cao hơn đối với website và nội dung của mình.

cloud server 3

Ưu và nhược điểm của cloud server so với web server

Cloud server và web server đều là các loại máy chủ được sử dụng để lưu trữ và xử lý dữ liệu, phục vụ cho các ứng dụng web. Tuy nhiên, giữa hai loại máy chủ này có một số điểm khác biệt cơ bản, dẫn đến những ưu điểm và nhược điểm riêng.

Ưu điểm của cloud server so với web server

– Tính linh hoạt cao: Cloud server cung cấp khả năng nâng cấp tài nguyên linh hoạt, đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu và tối ưu chi phí vận hành.

– Tính sẵn sàng cao: Cloud server được đặt tại các trung tâm dữ liệu hiện đại, được trang bị hệ thống bảo mật và dự phòng tối ưu. Do đó, cloud server có khả năng uptime cao, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định.

– Tính bảo mật cao: Cloud server sử dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến, giúp bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp khỏi các mối đe dọa an ninh mạng.

– Dễ dàng quản lý: Cloud server được quản lý tập trung bởi nhà cung cấp dịch vụ, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí quản lý.

Một số ưu điểm cụ thể của cloud server so với web server trong việc lưu trữ và xử lý dữ liệu cho ứng dụng web

– Tốc độ truy cập nhanh: Cloud server được đặt tại các trung tâm dữ liệu gần với người dùng, giúp giảm thiểu độ trễ và tăng tốc độ truy cập.

– Dung lượng lưu trữ lớn: Cloud server cung cấp dung lượng lưu trữ lớn, đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu của ứng dụng web.

– Khả năng mở rộng cao: Cloud server có khả năng mở rộng tài nguyên linh hoạt, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của ứng dụng web.

Nhược điểm của cloud server so với web server

Chi phí: Chi phí sử dụng cloud server có thể cao hơn so với web server, tùy thuộc vào gói dịch vụ và nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp.

– Kiến trúc phức tạp: Cloud server có kiến trúc phức tạp hơn so với web server, đòi hỏi doanh nghiệp có kiến thức và kinh nghiệm về điện toán đám mây.

Lựa chọn giữa cloud server và web server

Lựa chọn giữa cloud server và web server phụ thuộc vào nhu cầu và ngân sách của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp cần một giải pháp lưu trữ và xử lý dữ liệu linh hoạt, sẵn sàng cao, bảo mật cao và dễ dàng quản lý, thì cloud server là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có ngân sách hạn chế và không cần nhiều tính năng phức tạp, thì web server là lựa chọn hợp lý hơn.

DỊCH VỤ CLOUD SERVER TỐC ĐỘ XỬ LÝ VƯỢT TRỘI

Bài liên quan