Cloud native là thuật ngữ chỉ việc sử dụng các công nghệ như container, Kubernetes, hạ tầng bất biến (immutable infrastructure), và microservice để phát triển các ứng dụng có khả năng mở rộng, chạy trên đám mây.
Nếu bạn đang cảm thấy khái niệm này có phần khó hiểu, thì hãy cùng Hostify.vn tìm hiểu tiếp nhé!
Cloud native không đơn giản là lấy các ứng dụng có sẵn rồi đưa chúng lên đám mây để vận hành.
Có thể hiểu cloud native là phần mềm được xây dựng chuyên để chạy trên môi trường điện toán đám mây. Những ứng dụng này được thiết kế để mở rộng khi cần thiết, có thể sử dụng ở bất kỳ đâu, trong bất kỳ tình huống nào, và dễ quản lý. Ngược lại, các giải pháp truyền thống thường được thiết kế cho những môi trường trong tổ chức hoặc doanh nghiệp (on-premises), sau đó được chỉnh sửa để thích ứng với môi trường đám mây, dẫn đến hiệu suất không tối ưu, kèm theo những vấn đề phức tạp không đáng có.
Cloud Native Computing Foundation (CNCF), một tổ chức phần mềm mã nguồn mở tập trung vào xây dựng và triển khai ứng dụng đám mây, định nghĩa công nghệ cloud native là những ứng dụngn trong môi trường hiện đại, linh hoạt, như các đám mây công cộng, riêng tư, và kết hợp (hybrid).
Trong bối cảnh các doanh nghiệp ngày càng đưa nhiều công việc lên đám mây, họ cũng muốn tìm kiếm những giải pháp cloud native. Công nghệ cloud native được thiết kế từ con số không để tận dụng được những ưu thế xuất phát từ bản chất đặc trưng của công nghệ đám mây, như khả năng mở rộng, linh hoạt, và bền bỉ.
Việc triển khai kiến trúc cloud native có thể thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của dự án và công nghệ sử dụng. Tuy nhiên, bất kỳ kiến trúc cloud native nào cũng bao gồm 4 thành phần chủ chốt sau:
– Microservices: là một kiểu kiến trúc phần mềm chia ứng dụng thành các thành phần nhỏ, độc lập và có thể phát triển độc lập.
– Containers: đóng gói ứng dụng và tất cả các phụ thuộc của nó vào một container, giúp di chuyển ứng dụng dễ dàng giữa môi trường phát triển và triển khai.
– Orchestration: cung cấp các công cụ để quản lý, triển khai và mở rộng các containers một cách tự động, như Kubernetes, Docker Swarm.
– DevOps: kết hợp quy trình phát triển và vận hành (development and operations) để tăng cường tính linh hoạt và tốc độ triển khai.
Ngoài ra, kiến trúc cloud native còn có các thành phần bổ trợ sau:
– Infrastructure as Code (IaC): sử dụng mã để tự động hóa quản lý và cấu hình hạ tầng, giúp tạo ra môi trường có thể tái tạo và dễ quản lý.
– APIs (Application Programming Interfaces): cung cấp các giao diện lập trình ứng dụng cho việc tương tác giữa các thành phần khác nhau trong hệ thống.
– Continuous Integration and Continuous Deployment (CI/CD): tự động hóa quy trình tích hợp và triển khai liên tục để giảm thời gian và rủi ro trong quá trình phát triển.
– Service Mesh: một lớp hạ tầng mạng chuyên dụng để quản lý và kiểm soát các dịch vụ tương tác trong một môi trường microservices.
– Logging, Monitoring và Tracing: hệ thống để theo dõi và đánh giá hiệu suất ứng dụng, nhận biết lỗi và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.
– Elasticity và Scalability: khả năng tự động mở rộng hoặc thu nhỏ tài nguyên theo nhu cầu của ứng dụng.
Các ứng dụng cloud native được thiết kế để hoạt động bền bỉ và có khả năng mở rộng cao hơn so với các ứng dụng truyền thống. Lý do là bởi chúng sử dụng các dịch vụ đám mây để lưu trữ dữ liệu, chạy ứng dụng, và truy xuất tài nguyên. Bằng cách chuyển dịch sang các ứng dụng cloud native, doanh nghiệp có thể hưởng rất nhiều lợi ích, bao gồm:
– Tăng tốc thời gian phát triển và triển khai ứng dụng: Cloud Native sử dụng các công nghệ hiện đại như containerization và microservices giúp các nhà phát triển ứng dụng xây dựng và triển khai ứng dụng nhanh chóng và dễ dàng hơn.
– Tăng khả năng mở rộng: Cloud Native cho phép các doanh nghiệp mở rộng quy mô ứng dụng một cách linh hoạt và nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu của người dùng.
– Tăng tính linh hoạt: Cloud Native giúp các doanh nghiệp dễ dàng thay đổi ứng dụng để phù hợp với nhu cầu kinh doanh thay đổi.
Tăng hiệu quả hoạt động: Cloud Native giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tài nguyên thông qua việc tự động hóa các tác vụ quản lý cơ sở hạ tầng.
– Tăng cường bảo mật: Cloud Native sử dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến giúp bảo vệ ứng dụng khỏi các mối đe dọa bảo mật.
Các tập đoàn lớn hàng đầu thế giới hiện đã tiên phong triển khai cloud native nhằm thích ứng với sự thay đổi chóng mặt của thị trường. Amazon Web Services (AWS) sử dụng Cloud Native để xây dựng các ứng dụng của riêng mình, bao gồm nền tảng thương mại điện tử AWS Marketplace, dịch vụ lưu trữ đám mây AWS S3 và dịch vụ cơ sở dữ liệu đám mây AWS Aurora.
Trong khi đó, Netflix sử dụng Cloud Native để xây dựng nền tảng phát trực tuyến video. Công ty này sử dụng các container để tạo các bản sao của ứng dụng của mình và triển khai chúng trên các máy chủ đám mây, cho phép họ mở rộng quy mô ứng dụng của mình một cách linh hoạt và nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Về phía Spotify, họ sử dụng Cloud Native để xây dựng nền tảng phát trực tuyến âm nhạc, tận dụng các microservices để xây dựng ứng dụng của mình, tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho việc thay đổi và cải thiện ứng dụng.
Bài liên quan