CEO được viết tắt tiếng Anh là Chief Executive Officer (Giám đốc điều hành). Hiện nay, các công ty tại Việt Nam dùng từ này để gọi: Tổng giám đốc, Giám đốc công ty, hay Giám đốc điều hành.
Ngoài ra, CEO chính là “đầu tàu” của doanh nghiệp và luôn giữ vai trò quản lý điều hành của một doanh nghiệp bằng năng lực cũng như kinh nghiệm của bản thân nhằm mục đích đưa công ty phát triển và vượt qua những khó khăn nếu gặp phải.
CEO cũng là người nắm trong tay chìa khóa thành công cho mọi tổ chức, doanh nghiệp.
CEO là nhân vật nắm vị trí quan trọng trong việc điều hành của doanh nghiệp. Vì vậy, người đảm nhiệm vị trí này cần có trách nhiệm cũng như có khả năng chịu được áp lực tốt trong mọi tình huống.
CEO cũng Là người vạch ra kế hoạch ngắn và dài hạn cho công ty. Chúng ta không thể chia sẻ được hết những việc CEO sẽ làm và làm như thế nào. Vì vậy, hostify.vn sẽ liệt kê các công việc nổi bật của một CEO sẽ đảm nhiệm:
Trên đây, chỉ là một bộ phận nhỏ mà công việc một CEO đảm nhận. Tuy nhiên, tùy theo tính chất, quy mô của từng ngành nghề, từng công ty và khối lượng công việc của từng CEO sẽ khác nhau.
CEO là một vị trí không phải ai cũng có thể làm được, và đó không phải là một vị trí dễ dàng. Vậy để trở thành một CEO thì cần những yếu tố nào?
Để một lãnh đạo CEO có thể sáng suốt trong việc đưa ra các quyết định quan trọng của doanh nghiệp, thì bản thân CEO cần rèn luyện cho mình khả năng kiểm soát cảm xúc tốt. Chỉ số EQ cao sẽ giúp khả năng nhận thức tốt.
Vì bản thân Giám đốc điều hành là người có nắm giữ quyền lực cao của một doanh nghiệp, nên rấtcần nhanh chóng ra quyết định nhanh và chính xác để kịp thời nắm bắt cơ hội cho doanh nghiệp ngày càng phát triển tốt hơn.
Ngoài việc tạo động lực cho nhân viên cũng như cấp dưới, CEO cũng cần biết cách tạo cân bằng và động lực cho bản thân tốt hơn
Con người luôn là yếu tố nòng cốt của công ty, vì vậy quản trị con người luôn là quan trọng nhất.
Để trở thành một quản lý giỏi, không chỉ là người giỏi trong việc dùng các phần mềm, tính toán nhanh và giỏi mà còn phải hiểu và thực hiện tốt việc quản lý con người, cảm xúc và khối óc của từng nhân viên
Đưa ra ý tưởng hay cho các dự án kinh doanh của công ty. CEO nói riêng và chúng ta nói chung, giám đốc điều hành cần không ngừng học hỏi cũng như đổi mới các loại hình kinh doanh cũng như cải thiện dịch vụ, sản phẩm để không theo sau thị trường và đối thủ
Tuy nhiên, sự sáng tạo cần có kế hoạch và mục đích cụ thể, để mang đến trải nghiệm tốt đến khách hàng, đặt khách hàng là trung tâm cho mọi chiến lược kinh doanh.
CEO là người truyền cảm hứng cho các nhân viên trong doanh nghiệp. Đây là một trong những trách nhiệm chính trong việc tìm kiếm những người đồng hành tư duy tích cực
Người điều hành cấp cao cần “nằm lòng” triết lý: “Nếu muốn đi nhanh thì hãy đi một mình, nếu muốn đi xa thì hãy đi cùng nhau”. Sẽ không ai là người bị bỏ lại để một mình đương đầu với sóng gió và cũng chẳng có chiến thắng giòn giã nào thuộc về riêng ai.
CEO được hay nhắc tới như một người chăm vườn tận tâm trong việc gieo trồng và nuôi dưỡng nhân tài của một doanh nghiệp, mở ra tương lai tươi sáng cho từng nhân viên đang làm việc tại doanh nghiệp.
Vì thế, để tạo nên một tập thể/doanh nghiệp mạnh về năng lực cũng như môi trường làm việc được nhân viên hài lòng. Giám đốc điều hành cần liên tục cổ vũ và truyền cảm hứng cho từng bạn bằng việc khen thưởng định kỳ đối với những nhân viên có thành tích nổi bật
Để tạo ra được sự liên kết giữa các phòng ban trong doanh nghiệp, cũng như độ hài lòng của đối tác mới và lâu năm, CEO cần có khả năng giao tiếp và thuyết phục tốt.
Ngoài ra, mọi quyết định của CEO rất có sức nặng nên mỗi quyết định bằng văn bản và bằng lời nói đều đã được cân nhắc và tính toán vô cùng chi tiết và tỉ mỉ
Hostify mong rằng, bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn khái niệm và vai trò của bạn khi hướng đến vị trí này
Bạn vừa hiểu rõ định nghĩa CEO là gì? Những tố chất để trở thành CEO thì lộ trình để trở thành một CEO cũng là điều quan trọng để bạn quan tâm và cần dành thời gian phấn đấu và nỗ lực nhất định. Thực tế cho thấy con đường để trở thành một CEO không phụ thuộc vào loại bằng cấp hay kinh nghiệm của bạn mà phụ thuộc vào đặc điểm của doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên lộ trình chung để bạn có thể trở thành một CEO thường trải qua các bước sau:
Đây là yếu tố khởi đầu và quan trọng cho bước đường hướng đến mục tiêu trở thành CEO. Bạn nên dành thời gian học tại các trường kinh tế như: Đại học Kinh Tế; Đại học Kinh tế-Luật; Đại học Ngân hàng,… để có thể bồ sung kiến thức tốt nhất nhé.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên học thêm các kiến thức về đầu tư, tài chính. Việc hiểu về các hoạt động tài chính sẽ giúp bạn có thể nắm bắt chính xác những cơ hội tốt để mang lại lợi nhuận tối ưu cho các thương vụ của doanh nghiệp. Đồng thời, bạn cũng nên dành thời gian để học hỏi những kiến thức hoặc kỹ năng còn thiếu sót.
Không một ai có thể ngay lập tức trở thành một CEO chuyên nghiệp. Theo nhận định của các chuyên gia một người cần trung bình 16 năm để có thể trở thành một CEO. Do đó để có thể kiên định đến cùng trên con đường trở thành một CEO, bạn sẽ cần có lộ trình phát triển rõ ràng và phù hợp với từng giai đoạn cụ thể.
Ban đầu bạn có thể làm việc tại vị trí nhân viên, rồi dần dần tiến tới những vị trí cao hơn của công ty hoặc là một công ty khác. Trong suốt quá trình đó bạn cần biết cách học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng và phải biết nỗ lực, sáng tạo để tạo nên những bước tiến nhảy vọt trong sự nghiệp.
Một con người có thể thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào kỹ năng của họ.Việc sở hữu những kỹ năng mạnh mẽ sẽ quyết định 75% sự thành công thăng tiến lên vị trí CEO. Do đó, bất cứ ai coi việc trở thành CEO là mục tiêu sự nghiệp đều rất chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng.
Sau đây là một số kỹ năng cần thiết cần phải có:
Để đảm bảo hiệu quả công việc, giao tiếp luôn rất quan trọng. Có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn điều hành hoạt động của doanh nghiệp tốt hơn, quản lý nhân sự hiệu quả hơn, đồng thời có thể thuyết phục và thu hút thêm nhiều khách hàng và đối tác cho doanh nghiệp.
Để xây dựng được doanh nghiệp bền vững, bạn cần có những chiến lược kinh doanh cụ thể trong ngắn và dài hạn. Trách nhiệm chính là dựa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm khai thác tối đa những tiềm năng sẵn có của doanh nghiệp, đồng thời có thể đưa doanh nghiệp phát triển bền vững.
Nguồn lực tài chính là yếu tố rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó, bạn cần biết cách quản lý tài chính sao cho hiệu quả để mang lại nguồn lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Nếu như CEO không có khả năng quản lý tài chính tốt thì rất khó đem lại sự phát triển lâu dài cho doanh nghiệp.
Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển lâu dài, doanh nghiệp phải bán được các sản phẩm của họ. Vì thế vai trò của bạn là phải tạo dựng thương hiệu và phải biết cách thuyết phục cũng như tạo niềm tin đối với khách hàng và đối tác.
Chúc các bạn thành công nhé!
>> Xem thêm:
B2E là gì? Lợi ích của mô hình B2E mà bạn cần biết
Micro influencer là gì? Các xu hướng Influencer Marketing hiện nay
Thông tin liên hệ tư vấn