Bạn đang muốn tăng follow instagram, thu hút thêm người theo dõi trên Instagram, nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu?
Có rất nhiều cách để cải thiện số lượng người theo dõi trên Instagram – bỏ tiền ra mua, hoặc tăng cường chất lượng bài đăng, nhưng những chiến thuật này chỉ có tác dụng tạm thời mà thôi, lâu dài có thể sẽ gây tác dụng ngược.
Hiện nay, Instagram là nền tảng mạng xã hội để chia sẻ hình ảnh và video được ưa chuộng bởi hơn 2 tỷ người dùng mỗi ngày.
Do đó, marketing trên Instagram và thu hút được số lượng người theo dõi lớn có thể giúp cải thiện số người biết đến và sự hiện diện của các doanh nghiệp đang muốn tiếp cận nhóm đối tượng mục tiêu.
Dưới đây là 22 chiến lược để tăng follow instagram mà không đòi hỏi bạn phải tiêu tốn nhiều chi phí. Từ tăng số lượt like, cho đến đăng ảnh chất lượng cao, tất cả các mẹo này đều đã được thử nghiệm và kiểm chứng.
Chúng ta thường tập trung vào ý tưởng, các truyền đạt, và các kỹ thuật tối ưu hoá trong quá trình sáng tạo nội dung.
Khi chia sẻ ảnh và video lên tài khoản Instagram của một doanh nghiệp hay một nhãn hiệu, bạn cũng cần làm những điều tương tự.
Động não để tìm ra những ý tưởng nội dung có tính tương tác, phù hợp với các mùa, các kỳ nghỉ, các sự kiện sắp diễn ra của doanh nghiệp, và quan trọng hơn cả là các mục tiêu tổng thể về lưu lượng và doanh thu của bạn, là rất quan trọng.
Dẫu vậy, bạn vẫn có thể linh hoạt và đăng nội dung một cách tự phát mỗi khi ý tưởng xuất hiện.
Nhưng có sẵn một thư viện ý tưởng và một lịch trình thông minh sẽ giúp bạn làm chủ cuộc chơi thay vì lặn ngụp tìm kiếm xem có gì hay ho để đăng tải hay không.
Và tuỳ thuộc vào hoạt động kinh doanh của bạn, bạn có thể đăng nội dung nhiều lần trong ngày hoặc nhiều lần trong tuần.
Do đó, hãy lên kế hoạch nội dung cho Instagram và tuân thủ chặt chẽ kế hoạch đã đề ra.
Các doanh nghiệp chỉ nên sử dụng ảnh và video chất lượng cao khi đăng lên Instagram.
Ảnh chất lượng cao là ảnh không bị vỡ hạt, sáng, rõ. Nên nhớ, Instagram là một nền tảng tập trung vào trải nghiệm thị giác.
Bạn không nên đăng ảnh bị mờ nhoè, với một số phần bị cắt mất.
Tất nhiên, ảnh không nhất thiết phải tuân theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt như của National Geographic. Chỉ cần các chủ thể được lấy nét chính xác.
Nội dung chất lượng thấp hiển nhiên sẽ không được tương tác và thậm chí có thể khiến người theo dõi rời bỏ bạn.
Dù là hoạt động kinh doanh nghiêm túc, bạn cũng nên thoải mái một chút và sử dụng các bộ lọc màu và kích cỡ ảnh khác nhau.
Trên thực tế, bạn nên sử dụng các bộ lọc cho nội dung cần đăng.
Ảnh càng sáng tạo và độc lạ, mọi người càng có hứng thú chia sẻ và theo dõi tài khoản của bạn.
Bạn cũng nên download một số ứng dụng biên tập ảnh để chỉnh sửa ảnh dự định đăng.
Nói về kích cỡ, ảnh Instagram không nhất thiết gói gọn trong hình vuông – bạn hoàn toàn có thể cho ảnh nằm ngang hoặc nằm dọc tuỳ ý.
Với một tài khoản Instagram thương mại (miễn phí), bạn sẽ được tiếp cận dữ liệu phân tích, trong đó cho thấy khi nào người xem của mình hoạt động nhiều nhất.
Hãy sử dụng dữ liệu đó để tối ưu lịch đăng bài.
Instagram còn cung cấp cho bạn thông tin về độ tuổi, giới tính, và vị trí của người xem – tất cả có thể là điểm khởi đầu để bạn tiến hành nghiên cứu persona khách hàng.
Một cách khác để được những người chưa theo dõi bạn phát hiện ra tài khoản của bạn là tag những tài khoản liên quan vào bài đăng, để tên bạn xuất hiện trên feed được tag của họ.
Nếu bạn sở hữu một phòng gym, bạn có thể chụp ảnh nhóm sau khi tập và tag mọi người vào đó. Bức ảnh này sẽ xuất hiện trên feed được tag của tất cả mọi người!
Người theo dõi của họ sẽ thấy được bài đăng của bạn và phát hiện ra phòng gym của bạn.
Nhưng chiến lược này cũng có thể áp dụng cho các tài khoản nhãn hiệu và doanh nghiệp khác nữa.
Nếu bạn có thể chia sẻ những hoạt động đáng chú ý và tag những người khác, thì hãy làm ngay để thu hút thêm người theo dõi và lead trên Instagram.
Tiểu sử (bio) Instagram của bạn nên có hashtag nhãn hiệu, kèm một đường link, và một nút call-to-action (CTA), vốn rất quan trọng nếu muốn thu hút thêm người theo dõi Instagram.
Bio là nơi cho phép người dùng khám phát bạn là ai, hoặc nhãn hiệu của bạn như thế nào, và liệu có nên theo dõi bạn hay không.
Nhưng đừng sử dụng những nội dung có vẻ quá tha thiết hay sặc mùi spam.
Bạn cần để người dùng biết bạn thực sự là ai và tại sao họ nên theo dõi bạn. Hãy đảm bảo mục này được cập nhật kịp thời mỗi khi cần thiết.
Ở cuối mỗi bài đăng, hãy đặt một nút CTA thật rõ ràng, hoặc một vài câu hỏi để câu kéo tương tác.
Nút CTA bao gồm:
Bạn cũng có thể đăng các câu hỏi để duy trì tương tác với người xem, cho họ thấy bạn quan tâm đến những thứ họ muốn xem và cũng mang lại cho bạn những ý tưởng mới để đăng trong tương lai.
Hãy đảm bảo các khách hàng hiện tại của bạn biết đến Instagram bằng cách thêm một biểu tượng đến trang mạng xã hội của bạn, hoặc nhúng thẳng nội dung Instagram vào website của bạn.
Bạn cũng có thể chèn liên kết đến tài khoản Instagram của nhãn hiệu đang sở hữu trong chữ ký email.
Và sử dụng một plugin để nhúng các bài đăng Instagram mới nhất trực tiếp vào website.
Đây là một cách tuyệt vời để quảng bá cho tài khoản Instagram của bạn đến các khách hàng thường xuyên truy cập website, từ đó cải thiện số lượng người theo dõi.
Đăng nội dung Instagram lên cả Facebook và Twitter có thể sẽ giúp lôi kéo người dùng đến với tài khoản Instagram của bạn.
Những người không biết bạn đang dùng Instagram và đang theo dõi bạn trên các nền tảng khác cũng sẽ phát hiện được bạn trên Instagram bởi trong bài đăng sẽ có phần chú thích rằng nó được chia sẻ từ Instagram.
Bạn có thể điều chỉnh các thiết lập cho mọi bài đăng để chúng tự động xuất hiện trên các nền tảng khác ngoài Instagram, hoặc bạn tự tay làm điều đó với các bài viết được chọn.
Một khi đã có được một lượng người theo dõi nhất định, bạn có thể tổ chức các cuộc thi và các chiến dịch quảng cáo để thu hút thêm khách ghé thăm trang của mình.
Ví dụ, bạn có thể lôi kéo lưu lượng đến website hoặc bán sản phẩm bằng cách tổ chức một cuộc thi thú vị trên Instagram.
Bạn có thể đề nghị người dùng thích, bình luận, sử dụng một hashtag cụ thể, hoặc đề nghị người theo dõi tag một người bạn vào.
Khi đề nghị người dùng tag bạn bè, nhãn hiệu và trang của bạn sẽ được nhiều người dùng Instagram biết đến hơn.
Đây là một cách hiệu quả để tăng khả năng nhận diện và phạm vi tiếp cận của nhãn hiệu, đồng thời là một mẹo hay để tăng số lượng người theo dõi trên Instagram.
Một chiến thuật tốt khác để thu hút người theo dõi trên Instagram là quan sát động thái của các đối thủ và học hỏi từ họ.
Nghiên cứu tài khoản của họ có thể cho bạn biết những hashtag mà bạn chưa hề nghĩ đến trước đó, những người có tầm ảnh hưởng mà bạn chưa tiếp cận được, hoặc những chiến lược có thể mang lại lợi ích cho bạn.
Ngoài ra, lưu ý những bài đăng hiệu quả nhất của các đối thủ – chúng là manh mối để bạn tìm ra thứ gì có thể hiệu quả với chính bạn.
Tương tác với những người dùng có tiềm năng sẽ thích tài khoản của bạn.
Tức là, tương tác với những khách hàng và nhãn hiệu đồng minh tiềm năng bằng cách thích, theo dõi và bình luận một cách thận trọng trên các bài đăng của họ.
Bắt đầu với các hashtag của bạn: bấm vào những hashtag liên quan, được bạn thường xuyên sử dụng, để biết được những nội dung tương tự mà người khác đang đăng.
Một giải pháp tốt khác là tương tác với những người đã theo dõi bạn. Bạn nên theo dõi ngược lại họ và thích nội dung mà họ đăng.
Bạn càng tương tác, tần suất bạn xuất hiện trên feed của người khác càng cao, và sẽ dễ được chú ý hơn.
Thêm nữa, điều đó cho thấy bạn là một nhân vật hoàn toàn có thật, với thành ý trong tương tác, thảo luận, chứ không phải một tài khoản “ma” lập ra cho vui!
Nhìn chung, bạn nên dành từ ngữ để viết caption. Mọi người vào Instagram để thoả mãn thị giác chứ không phải đọc chữ.
Do đó, chèn quá nhiều chữ vào ảnh là một điều kỳ quặc và ngớ ngẩn.
Nói ngắn gọn, các câu trích dẫn hay câu nói tích cực thì hay đấy, nhưng chỉ nên chèn một đoạn miêu tả sản phẩm ngắn vào ảnh thôi thì còn hay hơn.
Nếu bạn muốn tìm một công cụ để thêm văn bản vào ảnh, Canva là lựa chọn không tồi.
Đóng dấu logo lên bài đăng Instagram sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến nội dung trình bày và trải nghiệm người dùng.
Mọi người không muốn thấy logo hay watermark trên các bài đăng Instagram. Dù lời khuyên là không nên chèn logo vào nội dung, bạn có thể đưa nhãn hiệu của mình vào đó.
Ví dụ, nếu bạn là một công ty B2B và đăng ảnh chụp hậu trường có mặt nhân viên của mình, thì hãy nhắc họ mặc áo thun có logo công ty.
Hoặc nếu là một nhà bán lẻ thời trang, bạn có thể thỉnh thoảng bố trí một chiếc túi vào ảnh chụp, trên túi có mẩu giấy ghi tên cửa hàng chẳng hạn.
Hãy để mọi thứ hiện diện một cách tự nhiên, hoà nhập vào không khí chung của ảnh, nếu không muốn bị phản tác dụng.
Sử dụng hashtag trên Instagram sẽ giúp bạn nổi bật trong kết quả tìm kiếm của người xem mới, dù họ có theo dõi bạn hay chưa.
Nếu sở hữu một doanh nghiệp địa phương, hãy chèn hashtag cục bộ vào nữa.
Dành thời gian nghiên cứu hashtag và tìm ra những hashtag phù hợp nhất cho nội dung mà bạn định đăng.
Việc tìm ra những hashtag nào có khả năng thu hút người xem nhất cũng khá dễ dàng.
Khi bắt đầu gõ # và từ khoá, Instagram sẽ hiển thị số lượng bài đăng đã sử dụng hashtag trên toàn thế giới.
Hashtagify.me cũng là một công cụ xuất sắc để tìm kiếm những hashtag có khả năng thu hút tốt.
Bạn có thể gõ hashtag chính vào, và nó sẽ cho bạn biết khả năng tiếp cận, các hashtag liên quan và khả năng tiếp cận của chúng…
Thông thường là từ 5 – 7, quá nhiều sẽ bị xem là spam. Nhưng Instagram cho phép thêm tối đa 30 hashtag.
Có thể thêm trực tiếp vào bài đăng, hoặc trong một bình luận ngay sau khi đăng bài – tuỳ bạn lựa chọn thôi.
Một số người dùng thích chèn vào vài hàng trống, mỗi hàng là một dấu chấm, để chia tách khu vực caption và hashtag.
Dù bạn chọn cách nào cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả của hashtag, nhưng nên thực hiện một cách nhất quán để trang Instagram trông chuyên nghiệp hơn.
Một cách để được những người dùng chưa theo dõi phát hiện ra trên Instagram là sử dụng geotag – nhưng geotag ở đây không nhất thiết phải giống địa điểm đặt cửa hàng của bạn.
Bạn có thể dùng tên thành phố hoặc một địa điểm đáng chú ý gần đó, lưu ý chọn những địa điểm được tìm kiếm nhiều.
Khi mọi người tìm địa điểm lân cận đó, họ có thể thấy được nội dung của bạn.
Nếu nội dung của bạn thực sự thu hút, nó thậm chí có thể được đưa lên đầu danh sách tìm kiếm nữa!
Bất kỳ liên kết nào bạn đưa vào bài đăng Instagram cũng sẽ không được chuyển thành liên kết nhấp được – thay vào đó, nó chỉ khiến người xem bực bội và gây ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm khi họ cố mà không thể mở liên kết đó được.
Thay vì chèn liên kết không nhấp được, hướng người dùng bấm vào liên kết trong bio của bạn.
Họ có thể dễ dàng bấm vào liên kết đó và đến website của bạn để xem mọi mặt hàng đang có.
Hãy đảm bảo đưa liên kết của bạn vào mục “link” khi chỉnh sửa bio, và đề cập đến nó trong bài đăng.
Và, bởi không gian trên Instagram khá hạn hẹp, hãy sử dụng một dịch vụ rút gọn liên kết như Bit.ly.
Bạn có thể tối ưu liên kết thêm nữa bằng cách tuỳ biến nó, để liên kết không chỉ là một chuỗi ký tự ngẫu nhiên mà là một hoặc hai từ có ý nghĩa.
Hãy tận dụng tính năng tag của Instagram nếu muốn bán sản phẩm.
Các doanh nghiệp có thể tag ảnh hoặc video bằng các liên kết đến sản phẩm.
Để sử dụng tính năng này, bạn phải có một trang doanh nghiệp trên Facebook, cùng một danh mục sản phẩm hoàn chỉnh.
Đây là một trải nghiệm khá tuyệt đối với người dùng, và là một giải pháp hiệu quả cho các doanh nghiệp muốn cải thiện tỉ lệ chuyển đổi.
Hãy tạo một hashtag mang nhãn hiệu riêng của bạn để sử dụng trong sự kiện tiếp theo.
Nó sẽ giúp tăng số người biết đến nhãn hiệu của bạn và sắp xếp, tổ chức nội dung từ sự kiện của bạn một cách khoa học hơn, cho phép mọi người kết nối và tương tác với không chỉ nhãn hiệu của bạn, mà cả những người tham gia sự kiện nữa.
Trước sự kiện, bạn có thể sử dụng hashtag này để quảng bá sự kiện, và sau đó, sử dụng nó để đăng tải các nội dung liên quan.
Mỗi khi được người dùng tag doanh nghiệp hay nhãn hiệu, hãy tranh thủ thu hút thêm người theo dõi từ nó bằng cách repost bài đăng trực tiếp lên feed của bạn.
“Khoe” các đánh giá và đề cập tích cực là một cách sử dụng Instagram rất hiệu quả để phục vụ kinh doanh.
Hãy nhớ tiếp cận người dùng đã tag bạn và cảm ơn vì bài đăng, đồng thời hỏi họ có thể cho bạn repost bài hay không (quy định của Instagram là bạn phải xin phép người dùng trước khi repost nội dung của họ)
Đa phần, người dùng sẽ đồng ý.
Bạn có thể tự repost, hoặc sử dụng một ứng dụng như Repost for Instagram.
Dù cách nào đi nữa, hãy nhớ trích nguồn bài đăng ở captop và tag người dùng vào ảnh.
Bạn nên cân nhắc chi tiêu cho quảng cáo để quảng bá tài khoản Instagram của mình.
Bạn có thể tạo quảng cáo thông qua Power Editor của Facebook.
Nếu đang tổ chức một cuộc thi hoặc chiến dịch marketing, bạn có thể sử dụng quảng cáo Facebook để đưa nội dung đến nhiều người xem hơn.
Với khả năng nhắm khách hàng dựa trên sở thích và hành vi trong Power Editor, bạn có thể đảm bảo rằng bài đăng của bạn sẽ được xem bởi những người dùng Instagram có hứng thú với doanh nghiệp của bạn.
Bởi một số chiến lược trên có thể hiệu quả hơn số còn lại, nên hãy dành thời gian nghiên cứu chiến lược nào phù hợp nhất với bạn.
Việc xác thực tài khoản Instagram (hoặc bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào) sẽ mang lại những hiệu ứng tích cực đối với khả năng tương tác của bạn.
Dấu xanh nhỏ bé kia có sức mạnh cải thiện uy tín, độ tin cậy, và tính xác thực của nhãn hiệu bạn đang sở hữu.
Dù không phải ai cũng vượt qua vòng xác thực của Instagram, bạn vẫn nên thử một lần.
Được xác thực cũng là một cách để bạn nổi bật hơn so với các đối thủ, và mang đến cho khách hàng sự tin tưởng rằng họ đang tương tác với một doanh nghiệp có thực.
Để được xem xét xác thực, tài khoản của bạn cần các yếu tố sau:
Nếu muốn tăng số lượng người theo dõi trên Instagram, hãy làm theo những lời khuyên ở trên.
Đảm bảo tận dụng tối đa dữ liệu phân tích của Instagram, nghiên cứu hashtag, đăng ảnh chất lượng cao, và tạo các nội dung có tính tương tác cao đi kèm CTA.
Hi vọng bạn có thể thành công trong việc đạt được các mục tiêu trên Instagram của mình!
www.instagram.com log in
|
instagram web |
instagram download | instagram app |
instagram sign up | instagram account |
instagram search | instagram login email |