Bandwidth là vấn đề mà người dùng lẫn các chủ website quan tâm mỗi ngày. Bandwidth bao nhiêu là đủ? Điều gì xảy ra khi bạn có quá ít băng thông? Có thể đảm bảo dữ liệu được truyền tải thông suốt nếu băng thông không đủ? Có thể tăng băng thông không? Trước khi trả lời các câu hỏi này, hãy tìm hiểu băng thông là gì và nó hoạt động ra sao.
Nói đơn giản, băng thông là lượng dữ liệu tối đa có thể đi qua đường truyền internet của bạn ở một thời điểm bất kỳ. Ví dụ, một đường truyền Ethernet gigabit tiêu chuẩn có Bandwidth 1000 Mbps (megabits/giây), có nghĩa là khoảng 125 megabytes dữ liệu có thể đi qua đường truyền của bạn mỗi giây.
Bạn cần lưu ý rằng 1 megabit và 1 megabyte là hai thứ khác nhau. Megabits là tốc độ mà dữ liệu di chuyển trong đường truyền của bạn, trong khi megabytes ám chỉ kích cỡ của một tập tin. Tuy nhiên, Bandwidth cao không đồng nghĩa tốc độ cũng cao, mà chỉ dung lượng thôi. Loại và kích cỡ tập tin là thứ quyết định trang của bạn nạp nhanh và hiệu quả đến mức nào, cũng như khả năng vận hành tổng thể của các chức năng trên trang.
Thiếu Bandwidth sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất website theo nhiều cách khác nhau, bao gồm:
Tất cả những yếu tố nêu trên cùng nhau quyết định thứ hạng của website trong trang kết quả tìm kiếm (SERP) và uy tín của trang. Google và các khách hàng tiềm năng của bạn sẽ chú ý đến các thông số đó, và bạn cũng nên như vậy.
Các website chỉ có văn bản đòi hỏi rất ít Bandwidth. Bạn thường chỉ cần 25 Mbps là đủ. Càng thêm nhiều thành phần, bạn càng cần thêm nhiều tài nguyên được dịch vụ hosting và ISP phân bổ. Tuy nhiên, nội dung trên website không phải thứ duy nhất ảnh hưởng tốc độ trang. Quảng cáo và các nội dung từ bên ngoài cũng góp phần làm chậm mọi thứ.
Để tính toán được lượng Bandwidth tối ưu, hãy xem kích cỡ trung bình của các trang web tính theo kilobytes, nhân số đó với số lượng khách ghé thăm trung bình mỗi tháng, và tiếp tục nhân kết quả thu được với số lượt xem trang trung bình trên mỗi khách. Công thức này sẽ mang đến cho bạn ước tính tương đối chính xác, nhưng một lần nữa, Bandwidth có thể bị “gặm nhấm” bởi các yếu tố khác mà bạn cần kiểm soát nếu muốn đạt được mức truyền tải dữ liệu mà bạn đã bỏ tiền ra để mua!
Số lượng băng thông cần thiết cho một website phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, bao gồm số lượng người truy cập, loại dữ liệu, tốc độ kết nối Internet, và khả năng tải trang của website. Vì vậy, không có một con số cụ thể nào cho biết băng thông đủ cho một website.
Tuy nhiên, nếu bạn mới bắt đầu với một website nhỏ hoặc trung bình, thì khoảng 1-2 GB băng thông mỗi tháng có thể đủ cho nhu cầu của bạn. Nếu website của bạn có nhu cầu lớn hơn, bạn có thể cần tới 50 GB trở lên tùy thuộc vào mức độ sử dụng và lưu lượng truy cập.
Thay đổi bố cục trang, như thêm theme hay tính năng, loại nội dung, luồng lưu lượng mới, và cải thiện khả năng mở rộng của website, cũng ảnh hưởng đến Bandwidth, tốc độ, và độ trễ. Thậm chí “những người hàng xóm xấu tính” dùng chung host với website cũng có thể khiến hiệu suất website sụt giảm. Khi xây dựng một website, điều tối quan trọng là phải xác định được những thành phần, nếu có, gây ảnh hưởng đến tốc độ và độ trễ. Một dịch vụ host đủ dùng sẽ cung cấp các công cụ kiểm tra tốc độ. Nếu không, vẫn có nhiều plugin cho các trình dựng web như WordPress, cũng như một số công cụ kiểm tra độc lập khác.
Ngoài việc mua thêm băng thông để đáp ứng nhu cầu, có nhiều cách khác để cải thiện hiệu suất website:
Khi bạn kích hoạt bộ nhớ đệm (cache), trình duyệt của người dùng sẽ không cần liên tục nạp trang mỗi khi ai đó ghé thăm trang.
Ảnh càng lớn càng ăn nhiều Bandwidth. Giảm kích cỡ tập tin, chuyển tập tin sang JPEG, hoặc cân nhắc sử dụng chỉ một ảnh duy nhất thay vì cả một bộ sưu tập!
Bạn có thể liên kết ảnh thumbnail video đến kênh YouTube của bạn, và tạo ra một bộ sưu tập truy xuất ảnh từ Instagram. Loại bỏ mọi tập tin GIF hay những hoạt họa dễ thương nhưng không cần thiết khác, và tuyệt đối đừng sử dụng flash!
Đơn giản hóa mã JS và CSS, loại bỏ những HTML không cần thiết, xóa bình luận và những tag hay khoảng trắng không cần thiết.
Bandwidth la gì
|
Tăng bandwidth | Cách tính bandwidth | Forwarding bandwidth la gì |
Throughput vs bandwidth | Bandwidth Limit | Tspec bandwidth la gì | Băng thông mạng |
Bài liên quan