Bảo mật website là gì? Cách bảo mật website đơn giản và hiệu quả cao

Bảo mật website là gì?

Bảo mật website là một chức năng, nhiệm vụ vô cùng thiết yếu đảm bảo tính an toàn cho website trong quá trình vận hành và sử dụng. Các nhà quản trị nên thường xuyên kiểm tra và xây dựng hệ thống bảo mật cấp cao để tránh khỏi bất cứ điều gì có thể xảy ra khi hacker tấn công.

Một website có thể vận hành tốt, trơn tru được thì cần nhà quản trị phải thường xuyên thực hiện bảo mật, tránh bất kì các tác động xấu nào làm ảnh hưởng đến website, ở bất kì thời điểm nào. Có thể nói, bảo mật website là chức năng, nhiệm vụ vô cùng quan trọng, cần thiết trong quá trình sử dụng và vận hành website vì bạn không thể nào đợi website bị tấn công rồi mới đi bảo mật.

Tại sao phải bảo mật website?

Chẳng có doanh nghiệp nào muốn thông tin riêng của công ty mình bị rò rỉ vì khi ấy sẽ gây ra hậu quả rất lớn đối với doanh nghiệp.

  • Hoạt động kinh doanh bị gián đoạn, ngắt quãng
  • Đánh mất dữ liệu người dùng và lộ thông tin cá nhân
  • Thứ hạng các từ khóa trên Google cũng bị mất sẽ ảnh hưởng đến quá trình SEO
  • Uy tín hình ảnh của thương hiệu cũng bị ảnh hưởng
  • Không thể sử dụng các loại hình quảng cáo trả phí như Facebook Ads, Google Ads…
  • Thông qua những thông tin của doanh nghiệp, hacker có thể nắm được chiến lược kinh doanh của công ty.

Cách để bảo mật wesbtie đơn giản và hiệu quả cao

Cài đặt mật khẩu đạt tính mạnh

Phương pháp đầu tiên và đơn giản nhất giúp bảo mật website là sử dụng mật khẩu mạnh. Bạn vẫn hay thường thấy khi tạo nick vào trang web hay các nick mới thì luôn có những yêu cầu hiển thị cho thấy độ mạnh mật khẩu bạn định đặt. Mật khẩu càng mạnh thì càng khó bị hacker tấn công hơn. Tương tự vậy, đối với mật khẩu dùng để truy cập được vào quản trị website, bạn nên đặt mật khẩu phức tạp để tránh tạo lỗ hổng. Sau đó bạn nên đổi mật khẩu định kỳ vài tháng một lần.

Sử dụng HTTPS/chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer)

Bảo mật website là gi? cách để bảo mật website đơn giản và hiệu quả cao

Sử dụng HTTPS/chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer)

Giao thức bảo mật SSL (Secure Sockets Layer) là tiêu chuẩn an ninh công nghệ uy tín nhất hiện nay. Tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo các dữ liệu truyền tải giữa máy chủ và trình duyệt của người dùng được riêng tư và trọn vẹn. 

Khi website của doanh nghiệp được cài đặt chứng chỉ SSL, điều này chứng minh rằng khách hàng có thể an tâm và tin tưởng vào tính bảo mật của website khi truy cập, đảm bảo mọi thông tin, dữ liệu trao đổi giữa website và khách hàng đã được mã hóa, tránh nguy cơ bị đánh cắp hoặc can thiệp xấu.

Website được cài đặt chứng chỉ SSL có thể dùng giao thức HTTPS để thiết lập kênh kết nối an toàn tới máy chủ (server). HTTPS đảm bảo với người dùng rằng họ đang tương tác với website một cách riêng tư và an toàn. Tin tặc sẽ không thể chặn, thay đổi nội dung mà khách hàng đang xem hay bắt chước các thao tác đăng nhập của khách trên website khi sử dụng kết nối HTTPS.

Chống mã độc và virus cho website

Bảo mật website là gi? cách để bảo mật website đơn giản và hiệu quả cao

Chống mã độc và virus cho website.

Quét mã độc trong website

Virus hay các phần mềm độc hại khác đều có thể là mối nguy hại đối với website của bạn. Vậy nên việc quét virus cần được sử dụng một cách thường xuyên và định kỳ. Doanh nghiệp nên quét ngay khi không thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào vì công việc này không giúp bạn ngăn chặn sự tấn công của virus mà còn phát hiện được những lỗ hổng website còn tồn tại.

Cẩn trọng với các mã độc ẩn trong theme và plugin miễn phí trên WordPress

Người dùng luôn có xu hướng chung là sử dụng các theme và plugin miễn phí trên WordPress để tiết kiệm chi phí và có thể sử dụng nhiều loại khác nhau. Nắm bắt được tâm lý này, các hacker có thể chèn mã độc vào các sản phẩm đó. Nếu không chú ý thì chính chủ các website sẽ tải những mã độc này vào website của mình tạo cơ hội cho hacker tấn công website.

Bảo vệ website khỏi các cuộc tấn công DDoS

Bảo mật website là gi? cách để bảo mật website đơn giản và hiệu quả cao

Bảo vệ website khỏi các cuộc tấn công DDoS

DDoS là các cuộc tấn công sử dụng nhiều máy tính vệ tinh tấn công thẳng vào máy chủ với mục đích làm quá tải server, làm gián đoạn việc truyền tải thông tin, ảnh hưởng tới chất lượng kết nối và khả năng truy cập vào trang web của bạn. 

Các cuộc tấn công DDoS tuy không đánh cắp dữ liệu hay phá hỏng cấu trúc của website bạn nhưng nó cũng tạo ra rất nhiều hệ quả xấu gây khó khăn, bất lợi cho người quản trị website. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần chuẩn bị trước kế hoạch ngăn chặn cũng như xử lý kịp thời trước các cuộc tấn công DDoS này.

  • Dùng tường lửa ứng dụng web
  • Bổ sung băng thông dự phòng
  • Check downtime cho website

Tăng cường mức độ bảo mật

  • Xóa các plugin, các công cụ không cần sử dụng đến.
  • Thiết lập quyền truy cập và hạn chế truy cập số lần nhập sai mật khẩu
  • Thường xuyên kiểm tra theo dõi thông tin truy cập.
  • Sử dụng mã hóa và các giao thức an toàn
  • Tắt hóa tất cả module không cần thiết

Giới hạn IP truy cập và giới hạn phân quyền đăng nhập

Khi một trang web có quá nhiều quản trị viên, hacker sẽ theo dõi và tiến hành hack một tài khoản của quản trị viên có bảo mật kém an toàn. Lúc này nếu như website có khả năng bảo mật kém thì việc lấy đi những thông tin quý giá rất dễ xảy ra. Trong trường hợp bị chơi xấu, hacker sẽ làm cho website đang hoạt động rất tốt trở nên vi phạm điều khoản Google. Và tất nhiên khi bot Google quét ra vi phạm điều khoản thì website này sẽ vĩnh viễn biến mất. Vì vậy giới hạn quyền truy cập và các IP truy cập vào website là một sự phòng bị thông minh.

Chúc bạn sử dụng thành công!


Thông tin tư vấn