Drupal là hệ quản trị nội dung, viết dưới dạng kí hiệu là CMS. Với tính chất của một mã nguồn mở PHP miễn phí giúp phát triển website thương mại điện tử hoặc blog cá nhân.
Nền tảng Drupal được tạo ra bởi Dries Buytaert vào năm 2000 và hiện được sử dụng rộng rãi trong nhiều mảng, đặc biệt là thiết kế website thương mại điện tử. Khi thiết kế website chuyên nghiệp, các nhà phát triển thường có xu hướng ưu tiên nền tảng này nhiều hơn.
Sở dĩ, Drupal đáp ứng được nhiều yêu cầu đặc biệt như vậy vì nó sở hữu hàng loạt tính năng đặc biệt, như:
Collaborative Book: Hỗ trợ người dùng trong việc đóng góp nội dung, tổ chức dữ liệu bằng việc thiết lập ứng dụng “quyển sách”.
URL thân thiện: Với việc sử dụng mod_rewite, Drupal tạo ra một loạt các URL thân thiện, tương thích với các bộ máy tìm kiếm cũng như người dùng.
Online help: Tính năng này cho phép xây dựng một hệ thống trợ giúp sẵn có trên website.
Open source: Các mã nguồn của Drupal tự do 100% dưới GNU/GPL 2.
Phân quyền theo role based: Drupal tạo ra một loạt vai trò riêng, đồng thời gán nó cho người dùng
Cá nhân hóa: Tính năng này giúp cá nhân hóa các nội dung, cách thức trình bày dựa theo những tiêu chuẩn mà người dùng yêu cầu.
Tìm kiếm: Drupal tích hợp sẵn các module tìm kiếm, giúp người dùng tìm kiếm nhanh chóng, hiệu quả.
Điểm nhìn thấy rõ nhất khi tìm hiểu lợi ích khi dùng Drupal đó là bảo vệ website doanh nghiệp khỏi các lỗ hổng bảo mật.
Với nhiều tính năng nổi bật nên Drupal có thể giúp người dùng thiết kế một trang web hoàn hảo hơn. Đồng thời tránh được hầu hết các lỗi có thể xảy ra trong quá trình xây dựng website. Cụ thể một số lợi ích nổi bật khác các bạn có thể thấy khi sử dụng Drupal đó là:
Mobile-First: Tính năng này không những hỗ trợ thiết kế trình duyệt cho toàn bộ các định dạng thiết bị mà còn hỗ trợ hiển thị web trên nền tảng di động hiệu quả.
Mức độ bảo mật cao: Drupal có tính năng bảo mật cao, vì vậy nó có thể giữ website của bạn luôn an toàn. Bên cạnh đó, tính năng này còn xác định được các lỗ hổng và tự động tạo và cung cấp bản vá lỗi vô cùng nhanh chóng.
Multisite: Mã nguồn mở Drupal giúp người dùng quản lý nhiều website trong 1 chiến dịch, thương hiệu, tổ chức cũng như vùng địa lý của bạn trên cùng 1 nền tảng đơn.
Hỗ trợ đa ngôn ngữ: Drupal hỗ trợ rất nhiều ngôn ngữ khác nhau giúp người dùng dễ dàng tạo và quản lý các website trên nhiều khu vực địa lý khác nhau.
Được biết đến bởi độ phổ biến và cấu trúc linh hoạt, song không phải lúc nào Drupal CMS đều thích hợp với fanpage hay website của doanh nghiệp. Các nhà phát triển khuyến cáo chỉ nên sử dụng nó trong những trường hợp đặc biệt, cần những đặc tính dưới đây.
Mã nguồn mở Drupal thường được sử dụng trong những thiết kế website như sau:
Mã nguồn mở Drupal được viết trên ngôn ngữ lập trình PHP. Drupal sử dụng phần mềm hỗ trợ tải với 1 trình cài đặt theo web-based và nhiều module bổ trợ.
Hệ thống mã nguồn này còn hỗ trợ quản lý nội dung, quản trị bản tin, podcast, thư viện hình ảnh, upload/dowload file cùng nhiều tính năng khác nữa.
Chọn CMS phù hợp là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình phát triển website. Vậy bạn nên chọn WordPress hay Drupal?
Drupal là một CMS tuyệt vời, nó sở hữu nhiều tính năng nổi trội cả về tốc độ và bảo mật. Thế nhưng, nếu không muốn mất thời gian tìm hiểu lập trình thì bạn nên bỏ qua Drupal và trực tiếp sử dụng WordPress.
Ngược lại, so với Drupal thì WordPress có mức độ phổ biến rộng rãi hơn vì vậy, bạn có thể dễ dàng tìm thấy hướng dẫn sử dụng và nguồn thông tin hỗ trợ cực lớn trong bất kỳ giai đoạn sử dụng nào.
Xem thêm: Google authenticator là gì? Hướng dẫn sử dụng Google authenticator