– Bạn là người thường xuyên sử dụng Internet?
– Vậy bạn đã biết đến những thuật ngữ địa chỉ IP, IP của máy tính là gì, IP tĩnh là gì, IP động là gì chưa?
Chắc chắn là bạn chưa hiểu rõ về những thuật ngữ này rồi đúng không? Cùng Hostify.vn tìm hiểu qua bài viết này nhé.
IP tiếng anh là Internet Protocol – Giao thức Internet (giao thức liên hệ thông qua hệ thống mạng). Nói cách khác, địa chỉ IP thông qua thức internet để nhận diện và liên lạc với nhau trên mạng máy tính.
IP là 1 dãy số nhị phân dài 32bit và được viết đơn giản dưới dạng 4 số thập phân được cách nhau bởi dấu chấm.
Về bản chất, IP là mã định danh của mỗi chiếc máy tính cho phép gửi thông tin giữa các thiết bị như thông tin vị trí, khả năng truy cập, kết nối dùng để liên lạc với nhau.
Internet cũng giống như chúng ta, chúng cần một thứ nào để đó phân biệt các máy tính với nhau, các bộ phận định tuyến các trang web khác nhau vì thế địa chỉ IP ra đời.
Nó là một thông tin cần thiết bắt buộc phải có của một thiết bị máy tính kết nối với mạng Internet để chúng có thể giao tiếp được với nhau.
Địa chỉ IP máy tính do Tổ chức cấp phát số hiệu Internet (IANA) quản lý và tạo ra. IANA sẽ thực hiện phân chia những “siêu khối” đến Cơ quan Internet khu vực, rồi từ đó lại phân chia thành những khối nhỏ hơn đến nhà cung cấp dịch vụ Internet và công ty. Đây là cấp độ quản lý địa chỉ IP toàn cầu.
IP hoạt động như một số nhận dạng duy nhất cho mỗi thiết bị trực tuyến, giống như một địa chỉ gửi thư.
Địa chỉ IP đảm bảo bạn nhận được dữ liệu bạn yêu cầu, chẳng hạn như kết quả tìm kiếm, trang web và email.
Việc hiểu được cách thức mà Ip hoạt động sẽ giúp bạn hiểu hơn về bảo mật và quyền riêng tư trực tuyến.
Địa chỉ IP giúp chúng ta xác định được cách dữ liệu được truyền giữa các thiết bị điện tử – nói cách khác, các giao thức xác định cách các máy tính nói chuyện với nhau qua mạng.
Khi bạn truy vấn một thông tin nào trên Google, Internet sẽ biết bạn gửi yêu cầu thông tin đó từ đâu nhờ Ip của bạn và thực hiện truy xuất dữ liệu gửi về lại đúng địa chỉ IP thiết bị của bạn.
IP tĩnh hiểu một cách đơn giản là một IP không thể thay đổi.
Ngay sau khi thiết bị của bạn được cấp một địa chỉ ip tĩnh thì sau đó thiết bị của bạn được gán địa chỉ ip tĩnh đó, và dãy IP đó sẽ được giữ nguyên cho đến khi thiết bị của bạn ngừng hoạt động hoặc cấu trúc mạng của bạn thay đổi.
Ip tĩnh thường được sử dụng bởi máy chủ (web, mail,…) hoặc thiết bị có tính quan trọng khác.
Ip tĩnh được cấp bởi một Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Các nhà cung cấp dịch vụ sẽ phân bổ cho bạn một ip tĩnh tùy thuộc nhu cầu thực tế của bạn.
Khi bạn đăng ký lắp đặt cáp quang Viettel, FPT,… ở hạng mục gói cước cho doanh nghiệp, bạn có thể sẽ được cung cấp riêng một địa chỉ ip tĩnh.
Địa chỉ IP tĩnh có có những nhược điểm riêng của mình cụ thể:
IP động là Ip có thể thay đổi được. Địa chỉ động được chỉ định, nếu cần, bởi máy chủ Giao thức cấu hình máy chủ động (DHCP).
Thông thường các nhà cung cấp sẽ sử dụng địa chỉ IPv4 không cung cấp đủ địa chỉ ip tĩnh để di chuyển.
Một ví dụ minh họa cụ thể như: Một doanh nghiệp sẽ được cấp một địa chỉ ip tĩnh cụ thể, nhưng mỗi phòng ban riêng biệt sẽ được cấp một địa chỉ ip động.
Ưu điểm của ip động là tính linh hoạt cao, dễ cài đặt và quản lý. Bên cạnh đó, nó cũng không giới hạn số lượng thiết bị kết nối.
Lợi thế vượt trội trên mà ip động có thể kể đến là tính phổ biến của nó. Tuy nhiên, ip động vẫn tồn tại nhược điểm là sẽ xảy ra xung đột IP trong cùng hệ thống mạng, do địa chỉ được tự động thay đổi định kỳ.
Có thể thấy ưu điểm lớn nhất của IP động là: dễ quản lý hơn và triển khai rẻ hơn địa chỉ IP tĩnh.
Nhược điểm lớn nhất của ip động chính là hoạt động không tốt khi dành cho các dịch vụ máy chủ web hoặc email.
Bạn đã hiểu rõ Ip động và Ip tĩnh là gì? Ưu và nhược điểm của từng loại địa chỉ Ip vậy ở mục này Hostify.vn sẽ sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về hơn và so sánh 6 điểm khác nhau cơ bản giữa 2 loại IP này nhé!
Địa chỉ IP tĩnh | Địa chỉ IP động | |
Nhà cung cấp dịch vụ | Được cung cấp bởi ISP (Nhà cung cấp dịch vụ Internet) | Được cung cấp bởi DHCP (Giao thức cấu hình máy chủ động). |
Khả năng tùy chỉnh (thay đổi) | Địa chỉ IP tĩnh không thay đổi. Điều nãy có nghĩa là nếu địa chỉ IP tĩnh không không thể thay đổi hoặc sửa đổi. | Đối với địa chỉ Ip động bạn có thể thay đổi bất cứ lúc nào bạn muốn. |
Bảo mật | Địa chỉ Ip tĩnh kém an toàn hơn do không thể thay đổi hoặc chỉnh sửa | IP động rủi ro thấp hơn vì có thể thay đổi và chỉnh sửa. |
Khả năng bị theo dõi | Thiết bị được cung cấp địa chỉ IP tĩnh có thể được theo dõi. | Nhưng thiết bị sử dụng địa chỉ IP khó có thể theo dõi được |
Mức độ ổn định | Địa chỉ IP tĩnh ổn định hơn địa chỉ IP động. | Địa chỉ IP động có độ ổn định kém hơn |
Chi phí | Chi phí để duy trì địa chỉ IP tĩnh cao hơn địa chỉ IP động. | Chính nhờ vào khả năng thay đổi của mình mà địa chỉ IP động có giá thành và chi phí duy trì thấp hơn |
Dễ dàng cấp phép | Địa chỉ IP tĩnh sẽ khó được chỉ định | Trong khi địa chỉ IP động rất dễ dàng cấp phép và chỉ định |
Có một cách đơn giản để kiểm tra địa chỉ IP là bạn có thể gõ: “Địa chỉ IP của tôi là gì?” trên Google. Google sẽ hiển thị cho bạn câu trả lời ở đầu trang.
Tìm địa chỉ IP riêng của bạn khác nhau tùy theo nền tảng:
Bạn có thể sử dụng website: www.whatismyip.com để có thể tìm được vị trí địa lý của thiết bị. Việc tìm hiểu IP của một thiết bị sẽ dễ dàng hơn là kiểm tra vị trí địa lý thông qua địa chỉ IP.
Để dò ra địa chỉ thật của một IP công ty hay 1 người nào đó, hãy tham khảo những cách Hostify.vn mách bạn sau đây nhé:
Một ví dụ để bạn dễ hiểu là nếu bạn muốn biết chính IP của trang web www.hostify.vn thì bạn vào Run và gõ cmd → Tiếp đến nhập lệnh ping hostify.vn để nhận được kết quả.
Kết quả trả về đôi khi có sự sai lệch điều đó còn phụ thuộc vào: nhà cung cấp dịch vụ Internet, cơ quan đăng ký IP , tình trạng IP ảo, Proxy, hệ thống viễn thông,…
Đây là cách đáng tin cậy nhất và có lẽ là cách dễ nhất để ẩn IP máy tính của bạn ở bất cứ đâu.
Nhược điểm của cách ẩn IP này là bạn phải tốn chi phí
Mặc dù có dịch vụ VPN miễn phí nhưng chúng không đủ mạnh để bảo vệ địa chỉ IP trực tuyến của bạn. Trong khi đó, bạn cần một nhà cung cấp VPN chất lượng về độ tin cậy và tốc độ.
Vì vậy, bạn phải mua gói trong một khoảng thời gian nhất định hoặc trả phí đăng ký cho nhà cung cấp dịch vụ.
Mạng ảo riêng (VPN) sẽ cung cấp cho bạn một địa chỉ IP ảo để bạn có thể dễ dàng truy cập những trang bị hạn chế địa chỉ IP thực của máy tính của bạn.
Máy chủ VPN hoạt động bằng cách gán các IP duy nhất từ máy chủ của chúng cho máy tính của bạn làm IP thay thế. Sau đó, thiết bị của bạn sử dụng IP VPN để kết nối internet một cách an toàn. Đó là cách IP thực của thiết bị của bạn bị ẩn trực tuyến.
Cơ bản mạng Tor sử dụng một hệ thống dựa trên máy khách miễn phí liên quan đến một tập hợp các máy chủ để ẩn địa chỉ IP máy tính của bạn.
Khi bạn kết nối qua mạng Tor, lưu lượng truy cập của máy tính của bạn sẽ đi qua một số máy chủ trước khi đến đích cuối cùng. Điều này khiến các các hacker khó lòng xác định được lưu lượng truy cập đến từ đâu . Vì vậy, nó khiến IP của bạn không thể theo dõi trực tuyến.
Tor cung cấp nhiều lớp bảo vệ để đảm bảo IP của máy tính của bạn hoàn toàn nằm ngoài tầm ngắm.
Tuy nhiên nhược điểm của nó là làm tốc độ kết nối của bạn chậm đi vì lưu lượng truy cập máy tính của bạn đi qua một số máy chủ trước khi đến đích.
Tuy nhiên, điểm cộng khá lớn là phương pháp này giúp ẩn IP toàn miễn phí .
Nếu bạn muốn ẩn đi IP ngay lập tức, máy chủ Proxy là lựa chọn tốt nhất.
Máy chủ proxy hoạt động như một thiết bị đánh chặn giữa máy tính của bạn và máy chủ khác.
Ưu điểm của cách ẩn IP với Proxy là kết nối khá chậm. Đó là do có nhiều sự cố giữa máy tính của bạn, máy chủ.
Không có proxy, kết nối của bạn là hai chiều. Nhưng với proxy, nó trở thành một việc ba chiều. Đó là lý do tại sao kết nối chậm hơn khi sử dụng các trang web proxy miễn phí .
Một vấn đề khác là lỗi bảo mật. Nếu bạn lo lắng về việc thông tin của mình dễ bị tấn công , bạn nên cảnh giác với các máy chủ proxy.
Bởi vì proxy không cung cấp khả năng bảo vệ được mã hóa cho thông tin cá nhân của bạn, không giống như VPN. Thay vào đó, họ chuyển tiếp chính xác thông tin mà máy chủ của họ nhận được mà không có bất kỳ hình thức bảo mật mã hóa nào.
Bạn có thể nhận được các thông báo sau:
“There is an IP address conflict with another system on the network”: Có xung đột IP với máy khác trong mạng
“This IP address is already in use on the network. Please reconfigure a different IP address.”
Tạm dịch: Địa chỉ IP này đã được sử dụng. Bạn cần thiết lập một địa chỉ khác.
Nguyên nhân thường là do hai máy tính cùng thiết lập một IP tĩnh giống nhau:
Cách này ai cũng có thể thực hiện được chỉ cần thực hiện thao tác tắt Modem và Wireless Router trong 1 khoảng thời gian ngắn. → Bật Modem và Router trở lại.
IP đóng một vai trò rất quan trọng trong việc kết nối và giao tiếp với người dùng Internet.
Đọc bài bài viết này chắc hẳn bạn đã biết được những thông tin vô cùng hữu ích về: IP tĩnh là gì, IP máy tính là gì, sự khác nhau giữa IP động và Ip tĩnh là gì?
Nhưng bạn cũng biết đấy địa chỉ IP cũng là nơi nhắm đến của những tên hacker. Nếu bị lộ, nó có thể là dẫn đến những chiêu trò lừa đảo nhắm đến đối tượng người dùng.
Đó là lý do tại sao người dùng Internet nếu am hiểu kiến thức IP thường ẩn địa chỉ IP của họ và truy cập internet một cách an toàn bằng VPN. Bạn cũng có thể che IP của mình bằng proxy hoặc Tor.
***Mời bạn xem thêm những bài viết liên quan: