Cloud Server là một dịch vụ lưu trữ web khá phổ biến hiện nay! Vậy lợi ích của Cloud Server đối với doanh nghiệp là gì, những thông số nào cần quan tâm khi thuê Cloud Server?
Nếu bạn không rành về kỹ thuật, việc lựa chọn một gói dịch vụ Cloud Server phù hợp khá khó khăn! Yên tâm nhé bài viết sau đây Hostify.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ về dịch vụ Cloud Server, cũng như cách chọn lựa gói lưu trữ Cloud Server sao cho phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp, cùng tìm hiểu nhé!
Cloud Server là dịch vụ máy chủ ảo hay còn gọi là máy chủ đám mây (không phải phải máy chủ vật lý), chạy trên nền tảng điện toán đám mây, được xây dựng để chia sẻ dữ liệu giữa Server với nhiều thiết bị khác nhau thông qua kết nối Internet và thực hiện việc lưu trữ xử lý thông tin và ứng dụng.
Những năm trở lại đây, đặc biệt từ sau đại dịch Covid 19 thì công nghệ thông tin – Internet càng ngày càng phát triển vượt bậc và quan trọng không thể thiếu hơn nữa. Cùng với sự phát triển đó, thì các doanh nghiệp, tổ chức cần phải đầu tư chi phí lớn hơn để mua mới, bảo trì và vận hành máy chủ (server) cho doanh nghiệp, tổ chức của mình.
Thế nhưng, với sự ra đời của Cloud Server trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây thì của các tổ chức doanh nghiệp sẽ không cần thiết phải đầu tư chi phí quá lớn cũng có thể sở hữu 1 chiếc server (máy chủ) để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, phát triển thương mại và ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất.
Thay vào đó, các tổ chức/doanh nghiệp có thể lựa chọn các Cloud Server (máy chủ ảo) hoặc là VPS (Virtual Private Server) để có thể sử dụng như 1 server riêng cho nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tối ưu chi phí thì đa số các doanh nghiệp/ tổ chức ngày nay thường sử dụng công nghệ Cloud Server với hiệu năng và công nghệ tiên tiến hơn hẳn.
Theo định nghĩa trên thì Cloud Server sẽ được tạo ra bằng cách sử dụng phần mềm ảo để chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo, chứa tất cả phần mềm cần thiết để người dùng hoạt động.Các máy chủ ảo này có thể hoạt động như các đơn vị độc lập.
Điện toán đám mây (Cloud Computing) là mô hình điện toán dựa trên việc sử dụng công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng kết nối internet. Công nghệ này chính là mạng lưới các máy tính khác nhau được liên kết lại với nhau thông qua kết nối Internet. Một mạng lưới đám mây có càng nhiều máy kết nối vào đồng nghĩa với việc mạng lưới đám mây đó có càng nhiều tài nguyên.
Thuật ngữ Cloud “đám mây” là một cách nói ẩn dụ, mô tả sự liên kết giữa các mạng máy tính với các nguồn tài nguyên chứa trong đám mây đó.
Nói dễ hiểu hơn: Muốn sử dụng và trao đổi các tài nguyên, trao đổi thông tin, dữ liệu với nhau thì người dùng ở các thiết bị phải liên kết với “Cloud’’. Cloud còn cho phép người dùng lấy dữ liệu hoặc lưu trữ trực tiếp trên đó. Khác với cơ chế hoạt động của Server truyền thống là cần tải các dữ liệu về Server vật lý.
Cloud server cung cấp một server riêng ảo gần giống như VPS nhưng được triển khai và phát triển trên nền tảng của công nghệ điện toán đám mây, được kế thừa nhiều các ưu điểm vượt trội hơn khi sử dụng các VPS thông thường.
Trước đây, để sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh, sản xuất thì doanh nghiệp phải đi mua/thuê một hay nhiều máy chủ (server) để triển khai dự án hoặc phát triển một ứng dụng.
Những loại máy chủ trước đây đều có giới hạn dung lượng nhất định, việc nâng cấp thêm dung lượng cũng không dễ dàng và mất khá nhiều thời gian để thực hiện. Những lúc nâng cấp như vậy còn làm máy chủ buộc phải tạm dừng hoạt động, gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp cũng như người sử dụng.
Nhưng hiện nay, với Cloud Server thì tất cả những dự án không đủ tài nguyên có thể triển khai trên cùng một loại máy chủ, nâng cấp cũng hết sức đơn giản và nhanh gọn, chỉ diễn ra trong vài phút, cũng không cần bảo trì máy chủ và gần như không có giới hạn.
Đây là một trong những tính năng đem lại lợi ích của công nghệ này, ngoài ra Cloud Server còn có thêm những tính năng, lợi ích vượt trội hơn nữa, cụ thể như:
Có nghĩa là: khi một Server trong Cloud gặp trục trặc không thể kết nối, thì hệ thống sẽ chuyển tất cả nguồn dữ liệu/ thông tin trong server bị hỏng đó qua những tài nguyên đang rỗi trong Cloud.
Có thể quản lý thông qua cổng website, các giao thức API hay cả các ứng dụng di động mọi lúc, mọi nơi.Vì thế mọi server đều cung cấp dịch vụ truy cập từ xa.
Nếu người dùng làm quá tải máy của họ thì cũng sẽ không ảnh hưởng đến máy chủ đám mây của bạn, không giống như các máy chủ vật lý.
Tiết kiệm chi phí: Khả năng tùy chỉnh cấu hình, bạn chỉ phải trả cho những gì bạn sử dụng (CPU, RAM, băng thông..) giúp hạn chế lãng phí tài nguyên hơn.
Dựa vào tính chất, mục đích sử dụng, Cloud Server sẽ phân loại thành 3 nhóm cơ bản. Bao gồm Public Cloud Server, Private Cloud Server và Cloud Server chuyên dụng. Từng nhóm Server lại mang đặc tính riêng.
Đây là loại server được hỗ trợ Public Cloud Host trên chính hạ tầng máy ảo của nhà cung cấp. Tiếp đó, nhà cung cấp dịch vụ thuê Cloud Server lại cung cấp cho người dùng giao diện web hoặc trình điều khiển bảng chuyên dụng.
Private Cloud Server gần tương tự như một phiên bản máy tính trong hệ thống Private Cloud cục bộ. Trong tình huống này, người dùng có thể lựa chọn phân phối máy chủ đến người dùng khác trong cùng hệ thống. Có nghĩa bạn có quyền cấp quyền truy cập cho một ai đó trong mạng bạn hoặc ngoài mạng internet.
Sự khác biệt lớn nhất giữa máy ảo Public và máy ảo Private là Private Cloud Server hoạt động trong môi trường hạ tầng riêng của từng tổ chức. Trong khi đó Public Cloud Server lại nhận quyền sở hữu và được vận hành bởi bên ngoài tổ chức.
Đây có thể là dạng máy ảo vật lý. Chúng thuộc loại máy ảo chuyên dụng, sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu triển khai lớp mạng ảo hóa. Quá trình triển khai này cần thiết để điều chỉnh hoạt động, tăng cường lớp bảo mật của máy chủ.
Hệ thống Cloud Server này có khả năng tinh chỉnh một lượng lớn tài nguyên. Người dùng có quyền lựa chọn phiên bản phù hợp với mục đích sử dụng.
Để lựa chọn dịch vụ Cloud Server thì trước tiên bạn cần quan tâm các thông số quan trọng như sau:
CPU là thông số quan trọng đầu tiên cần quan tâm khi thuê cloud server. Và trong CPU thì bạn cần quan tâm đến Cache (bộ nhớ đệm) hay số nhân (core), Hz, Threads (số luồng). Những thông số này trên CPU giúp máy chủ Cloud xử lý nhanh và ổn định.
Đây là loại bộ nhớ khả biến của Cloud Server cho phép truy xuất đọc-ghi ngẫu nhiên đến bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ dựa theo địa chỉ bộ nhớ.
Có càng nhiều Ram thì càng tốt,có khả năng xử lý nhiều tác vụ cùng lúc và đa số các loại Ram giống nhau. Nhưng RAM 4 có tốc độ xử lý nhanh hơn RAM 3 và RAM thật thì xử lý nhanh hơn RAM ảo.
Bạn nên xem xét mình có bao nhiêu ứng dụng và các ứng dụng chạy sẽ cần bao nhiêu RAM, để quyết định con số chính xác.
Đây là hệ thống quan trọng đối với máy chủ. Hệ thống Cloud Storage ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ xử lý của Server.
Nói đến Storage, bạn cần quan tâm đến Dung lượng và Loại Storage. Dựa trên nhu cầu thực tế mà bạn có thể chọn lựa dung lượng phù hợp và đảm bảo được máy chủ ảo vận hành tốt nhất.
Storage gồm 2 loại là SSD và HDD. HDD dành cho những khách hàng thông thường. SSD thường dành cho người sử dụng có yêu cầu sự đọc ghi (In/Out) lớn và tốc độ xử lý nhanh. Nếu hệ thống Cloud được trang bị toàn bộ ổ cứng SSD sẽ có hiệu suất nhanh gấp 3, 4 lần so với ổ cứng HDD.
Đây là thời gian đảm bảo mức độ hoạt động và mức độ ổn định trong suốt quá trình sử dụng.Thời gian này phụ thuộc vào ba yếu tố:
Thực tế thì thời gian này cần dựa trên cả 3 yếu tố, và khoảng 99,95% đã được xem là lý tưởng thay vì cần phải đến 99,99% như bạn thường nghe thấy, vì họ đang bỏ qua Uptime của Data Center .
Bất kỳ các hệ thống, máy móc hay thiết bị nào cũng phải có lúc gặp lỗi hoặc trục trặc trong lúc vận hành. Đặc biệt với Cloud Server, khi gặp sự cố bạn cần phải có sự hỗ trợ nhanh chóng.
Vì thế bạn cần chú ý đến các khả năng hỗ trợ khách hàng từ phía nhà cung cấp.
Khi các doanh nghiệp đang xem xét việc sử dụng Cloud Server cho website của mình để đáp ứng nhu cầu, có một số điều cần lưu ý sau đây:
Cloud Server so với máy chủ vật lý: Mặc dù Cloud Server có thể thuận tiện, dễ quản lý và tiết kiệm ngân sách, nhưng việc sử dụng chúng được khuyến khích đối với khối lượng công việc có nhiều biến động hơn là khối lượng công việc sử dụng nhiều dữ liệu. Nói chung, các máy chủ vật lý có thể tùy chỉnh nhiều hơn và mạnh hơn các máy chủ ảo.
Các loại ảo hóa: Mặc dù ảo hóa được hỗ trợ bởi siêu giám sát là phổ biến nhất, nhưng vẫn có các loại ảo hóa máy chủ khác, chẳng hạn như phần cứng, phần cứng hỗ trợ, paravirtualization và cấp hệ điều hành.
Bảo vệ: Bảo mật vẫn là một mối quan tâm lớn đối với công nghệ đám mây. Cần lựa chọn các nhà cung cấp đảm bảo rằng họ có các tùy chọn bảo mật phù hợp để bảo vệ các máy chủ ảo.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp cho thuê Cloud Server. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn nhà cung cấp cho thuê Cloud Server uy tín, rõ ràng về các thông số Cloud Server để đảm bảo quyền lợi tốt nhất khi sử dụng dịch vụ.
Hostify.vn tự hào là một thương hiệu của Công ty GMO-Z.com RUNSYSTEM trực thuộc Tập đoàn GMO Internet – Tập đoàn Internet số 1 tại Nhật Bản, là đơn vị cung cấp dịch vụ, giải pháp công nghệ thông tin, là đơn vị cho thuê Cloud Server giá rẻ máy chủ riêng uy tín, chuyên nghiệp cùng đội ngũ kỹ thuật chuyên môn cao với đội ngũ tư vấn nhiệt tình, hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp 24/24 sẽ đảm bảo không làm gián đoạn công việc của bạn.
Ưu điểm của dịch vụ Cloud Server tại Hostify.vn:
Tóm lại, thì việc sử dụng công nghệ Cloud Server sẽ giúp bạn giải quyết được rất nhiều vấn đề về chi phí,quản lý, bảo hành và uptime cho doanh nghiệp của mình.
Cloud Server rất phù hợp dành cho những người, những doanh nghiệp, tổ chức muốn phát triển việc kinh doanh dựa trên nền tảng Internet tối ưu hơn nữa. Và nhìn về mặt bằng chung thì Cloud Server chính là một trong những giải pháp máy chủ tốt nhất hiện nay.
Để tìm hiểu thêm về dịch vụ Cloud Server, vui lòng liên hệ Hostify.vn theo thông tin sau để được tư vấn cụ thể hơn:
– Hotline: 0247 10 12 369
– Fanpage: hhttps://www.facebook.com/hostify.vn/
– Website: https://www.hostify.vn/