Serverless Computing đang tái định nghĩa cách tiếp cận của các doanh nghiệp lẫn các nhà phát triển đối với phát triển và triển khai phần mềm. Bởi không cần quản lý máy chủ như các mô hình truyền thống, serverless computing cho phép các nhà phát triển tập trung vào việc viết code và xây dựng nên những sản phẩm tốt hơn trong một môi trường có khả năng mở rộng cao, linh hoạt, và tiết kiệm chi phí.
Bài viết dưới đây của Hostify.vn sẽ giải đáp cho bạn mọi thứ về serverless computing, những lợi thế và thích thức của nó, và những tình huống mà nó có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong phát triển phần mềm và ứng dụng.
Serverless computing là một mô hình điện toán đám mây, trong đó nhà cung cấp đám mây quản lý việc phân bổ và giám sát máy chủ, cho phép các nhà phát triển tập trung vào xây dựng và chạy code mà không cần bận tâm đến những rắc rối trong quản lý máy chủ. Với serverless computing, các nhà phát triển mua dịch vụ backend từ nhà cung cấp, và nhà cung cấp chịu trách nhiệm quản lý hạ tầng, bảo trì, nâng cấp, vá lỗ hổng, giám sát hệ thống, và bảo mật.
Trong mô hình serverless computing, các ứng dụng được chia nhỏ thành các chức năng riêng biệt, khởi chạy khi có các sự kiện như yêu cầu HTTP, các hoạt động của cơ sở dữ liệu, hoặc xử lý hàng đợi. Kiến trúc hoạt động theo sự kiện này cho phép các nhà phát triển chỉ phải chi trả cho những tài nguyên sử dụng trong quá trình thực thi các chức năng.
Serverless computing thích hợp cho nhiều loại ứng dụng, từ các ứng dụng web đơn giản cho đến các hệ thống xử lý dữ liệu phức tạp. Mô hình điện toán này cho phép nhà phát triển giao khâu quản lý máy chủ và hạ tầng cho nhà cung cấp đám mây. Do đó, họ có thể đẩy nhanh chu kỳ triển khai phần mềm bởi tài nguyên tự động được phân bổ để đáp ứng nhu cầu của ứng dụng mà không cần sự can thiệp từ người dùng.
Có nhiều yếu tố quan trọng góp phần cấu thành serverless computing, bao gồm một số công nghệ, công cụ, và dịch vụ chuyên biệt. Cụ thể:
– Function as a Service (FaaS): FaaS xoay quanh việc bảo trì và quản trị hạ tầng nền, để các nhà phát triển có thể tập trung toàn lực vào code mà không phải bận tâm về máy chủ cần để chạy các ứng dụng của họ.
– Kiến trúc theo sự kiện: trongg kiến trúc serverless computing, các ứng dụng được thiết kế để phản hồi lại các sự kiện nhất định, như hành động của người dùng, sự thay đổi trong cơ sở dữ liệu, hoặc tín hiệu từ các thiết bị IoT.
– Tự động thay đổi quy mô: các nền tảng serverless có thể tự động tăng hoặc giảm tài nguyên dựa trên nhu cầu của người dùng, nhằm tránh tình trạng sử dụng quá mức, hoặc không đủ tài nguyên.
– Khả năng xử lý sai số: các nền tảng serverless được thiết kế để dễ dàng xử lý các tình huống sự cố, và đảm bảo các ứng dụng luôn sẵn sàng hoạt động mà không cần nhà phát triển can thiệp.
– Không cần quản trị máy chủ: trong serverless computing, nhà cung cấp đám mây đảm nhiệm việc quản lý và bảo trì, để nhà phát triển có thể tập trung vào viết và thực thi code.
– Mô hình dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu: chi phí serverless được tính toán dựa trên các tài nguyên mà các chức năng tiêu thụ khi thực thi, nhờ đó tiết kiệm đáng kể chi phí cho người dùng.
– Không trạng thái: các chức năng serverless không lưu lại trạng thái giữa các lần thực thi, giúp đơn giản hóa quá trình mở rộng và quản lý.
– Phát triển và triển khai: nhiều nền tảng serverless cung cấp các dịch vụ phục vụ CI/CD, đơn giản hóa các quy trình phát triển, thử nghiệm và triển khai.
– Hệ sinh thái và cộng đồng: hệ sinh thái serverless cực kỳ rộng lớn, với hàng loạt công cụ và framework hỗ trợ hoạt động phát triển và triển khai ứng dụng.
Serverless computing có nhiều ứng dụng trong thực tế, bao gồm nhưng không giới hạn ở:
– Ứng dụng web và di động: Serverless có thể được sử dụng để xây dựng các ứng dụng web và di động nhỏ, đơn giản, có lượng truy cập thấp và yêu cầu tính động cao.
– Các dịch vụ back-end: Serverless có thể được sử dụng để xây dựng các dịch vụ back-end như xử lý thanh toán, xác thực người dùng, quản lý cơ sở dữ liệu, và xử lý các tác vụ đồng bộ hóa.
– Điều khiển IoT: Serverless có thể được sử dụng để kiểm soát và điều khiển các thiết bị IoT, như đo lường nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, và điều khiển thiết bị từ xa.
– Xử lý sự kiện theo thời gian thực: Serverless cũng có thể được sử dụng trong các ngữ cảnh cần tác vụ real-time như xử lý file, streaming, data validation, data transformations, handling API.
– Microservices và APIs: Serverless cung cấp một môi trường lý tưởng để xây dựng và triển khai microservices và APIs, giúp tăng cường khả năng mở rộng và linh hoạt của ứng dụng.
– Chạy mã theo sự kiện: Serverless cho phép chạy mã theo sự kiện, tức là mã chỉ được thực thi khi có một sự kiện cụ thể xảy ra, giúp tiết kiệm tài nguyên và chi phí.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng serverless không phù hợp với tất cả các ứng dụng và nhu cầu. Ví dụ, serverless có giới hạn thời gian thực thi, do đó có thể không phù hợp với các ứng dụng có yêu cầu thời gian thực thi lâu dài.
Các nhà cung cấp serverless computing hàng đầu thế giới bao gồm:
– AWS Lambda: Đây là dịch vụ serverless của Amazon, cho phép bạn chạy mã của mình mà không cần quản lý hoặc cung cấp máy chủ.
– Microsoft Azure Functions: Đây là dịch vụ serverless của Microsoft, cho phép bạn xây dựng và chạy các ứng dụng mà không cần quản lý hạ tầng.
– Google Cloud Functions: Đây là dịch vụ serverless của Google, cho phép bạn xây dựng và chạy các ứng dụng mà không cần quản lý hạ tầng.
– IBM Cloud Functions: Dựa trên Apache OpenWhisk, IBM Cloud Functions cung cấp một môi trường serverless cho phép các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng serverless một cách dễ dàng.
– Cloudflare Workers: Đây là một dịch vụ serverless cho phép bạn chạy mã của mình ngay tại cạnh mạng của Cloudflare, giúp giảm độ trễ và tăng tốc độ phản hồi.
– Oracle Cloud Functions: Đây là dịch vụ serverless của Oracle, cho phép bạn chạy mã của mình mà không cần quản lý hoặc cung cấp máy chủ.
– Alibaba Cloud Function Compute: Đây là dịch vụ serverless của Alibaba, cho phép bạn tải lên và chạy mã mà không cần quản lý máy chủ.
– Vercel Functions: Đây là một dịch vụ serverless cho phép bạn chạy mã của mình mà không cần quản lý hoặc cung cấp máy chủ.
Gen Cloud Server: Giảm 15% từ 11 – 31/12/2023
Bài liên quan