Dịch vụ đám mây là thuật ngữ chung dùng để miêu tả các dịch vụ được cung cấp theo nhu cầu thông qua đám mây. Những dịch vụ này hướng đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, trong số đó có các doanh nghiệp, vốn là nhóm đối tượng có nhu cầu truy xuất các ứng dụng, dữ liệu công việc, và các tài nguyên khác mà không muốn bị ràng buộc bởi phần cứng chuyên dụng hoặc hạ tầng nội bộ.
Những tác vụ phổ biến mà người dùng có thể thực hiện trên các dịch vụ đám mây bao gồm truy cập email, cộng tác soạn thảo tài liệu, yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật… Gần như mọi doanh nghiệp đều cần đến một vài dịch vụ đám mây nhất định.
Bên cạnh đó, các dịch vụ đám mây được quản lý bởi một nhà cung cấp dịch vụ đám mây, nên người dùng có thể dễ dàng truy xuất thông tin họ cần mà không phải tốn quá nhiều công sức cho việc quản trị hay điều hành vốn rất phức tạp.
Đối với nhiều doanh nghiệp, các dịch vụ đám mây là một nhu cầu không thể thiếu bởi họ có thể dễ dàng mở rộng phạm vi hỗ trợ và phục vụ lượng khách hàng ngày càng tăng. Bởi nhà cung cấp dịch vụ đám mây đã đảm nhiệm khâu phần cứng và hạ tầng đám mây, doanh nghiệp có thể giảm thiểu tình trạng lãng phí tài nguyên và tập trung đội ngũ IT cho những dự án giá trị cao hơn, thay vì quản lý dịch vụ đám mây.
Trong bài viết dưới đây, Hostify.vn sẽ giới thiệu với bạn một số dịch vụ đám mây phổ biến hiện nay và ứng dụng của chúng.
Dịch vụ đám mây là các dịch vụ lưu trữ bởi một nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Nhà cung cấp này ảo hóa phần mềm và ứng dụng nằm trên các máy chủ vật lý trong các trung tâm dữ liệu của họ. Các dịch vụ đã được ảo hóa này sẽ được cung cấp cho người dùng thông qua internet. Với một đường truyền đơn giản, người dùng có thể truy xuất các ứng dụng và dịch vụ mà không cần sở hữu phần cứng vật lý chuyên dụng hoặc cài đặt phần mềm trên thiết bị của họ.
Lưu dữ liệu “trên đám mây” có nghĩa là lưu thông tin trên một máy chủ ở xa thuộc sở hữu của một nhà cung cấp dịch vụ đám mây, thay vì trên các máy chủ của chính doanh nghiệp của bạn.
Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây thường thu phí sử dụng dịch vụ đám mây theo tháng hoặc theo mức độ sử dụng – điều đó giúp các dịch vụ đám mây có giá thành tốt hơn, bởi các doanh nghiệp không cần tự thiết lập (và quản lý, duy trì, cập nhật…) phần mềm chuyên dụng trên các trung tâm dữ liệu on-premieses của riêng họ nữa.
Có ba loại dịch vụ đám mây chính:
– Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS): IaaS cung cấp cho người dùng truy cập vào các tài nguyên cơ sở hạ tầng như máy tính, bộ nhớ, lưu trữ và mạng. Người dùng chịu trách nhiệm cài đặt, cấu hình và quản lý hệ điều hành, ứng dụng và dữ liệu của họ. Một số ví dụ về IaaS bao gồm Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure và Google Cloud Platform.
– Nền tảng như một dịch vụ (PaaS): PaaS cung cấp cho người dùng một nền tảng để phát triển, triển khai và vận hành ứng dụng. Người dùng chịu trách nhiệm về mã nguồn và dữ liệu của họ, nhưng nhà cung cấp dịch vụ PaaS chịu trách nhiệm về cơ sở hạ tầng, hệ điều hành và các dịch vụ hỗ trợ khác. Một số ví dụ về PaaS bao gồm Heroku, App Engine và Azure App Service.
– Phần mềm như một dịch vụ (SaaS): SaaS cung cấp cho người dùng quyền truy cập vào các ứng dụng đã hoàn thành được triển khai trên đám mây. Người dùng không phải lo lắng về việc cài đặt, cấu hình hoặc quản lý ứng dụng. Một số ví dụ về SaaS bao gồm Microsoft 365, Salesforce và Google Workspace.
Mỗi loại dịch vụ đám mây có những ưu điểm và nhược điểm riêng. IaaS cung cấp cho người dùng nhiều quyền kiểm soát nhất, nhưng cũng yêu cầu nhiều kỹ năng và kiến thức CNTT nhất. PaaS cung cấp sự cân bằng giữa quyền kiểm soát và tự động hóa, trong khi SaaS cung cấp sự đơn giản nhất.
Các doanh nghiệp và tổ chức có thể chọn loại dịch vụ đám mây phù hợp nhất với nhu cầu của họ. Những yếu tố cần xem xét bao gồm quy mô và phức tạp của ứng dụng hoặc dịch vụ cần được triển khai, ngân sách của doanh nghiệp hoặc tổ chức và mức độ kỹ năng CNTT của nhân viên.
Ngày nay, có hàng ngàn cách để sử dụng các dịch vụ đám mây. Đa phần các công ty đều cung cấp cho khách hàng các dịch vụ trực tuyến, để thực hiện những công việc từ đơn giản đến phức tạp, như kiểm tra tài khoản đầu tư, đặt lịch hẹn, thanh toán hàng hóa, chuyển tiền, nhận kết quả xét nghiệm y khoa, xem điểm thi, đăng ký các lớp học, kê đơn thuốc… Và không chỉ người tiêu dùng, rất nhiều doanh nghiệp cũng thường xuyên sử dụng các dịch vụ đám mây.
Dưới đây là một số dịch vụ đám mây phổ biến được sử dụng bởi các doanh nghiệp:
Hầu như ai cũng sử dụng các dịch vụ đám mây để nhận và gửi email, kể cả khi doanh nghiệp của họ đã có riêng một máy chủ email. Đó là bởi nhu cầu sử dụng nhiều loại thiết bị khác nhau và truy xuất email mọi lúc, mọi nơi của người dùng. Các dịch vụ email đám mây đóng vai trò quan trọng giúp các nhân viên trong doanh nghiệp dễ dàng liên lạc với nhau hơn.
Các dịch vụ chat và chia sẻ tập tin, như Slack hay WebEx, cho phép các nhóm trong doanh nghiệp tham khảo ý kiến lẫn nhau và cùng hợp tác thực hiện các dự án chung, bất kể thành viên của nhóm đang ở đâu.
Tương tự các dịch vụ cộng tác, các ứng dụng hội họp trực tuyến cho phép doanh nghiệp tổ chức gặp mặt khách hàng, nhân viên, đối tác, nhà đầu tư, và cổ đông trên toàn thế giới trong chớp mắt.
Dữ liệu là tài sản quý giá đối với bất cứ doanh nghiệp nào, và các chương trình phân tích hiện đại cho phép lãnh đạo doanh nghiệp nắm được thông tin quan trọng về tình hình hoạt động, tiến độ, sản phẩm, cùng nhiều lĩnh vực khác, từ đó tìm ra những giải pháp tối ưu hóa, tiết kiệm chi phí, và vận hành doanh nghiệp hiệu quả hơn.
Nhiều dịch vụ đám mây cung cấp các công cụ cần thiết phục vụ phát triển phần mềm và ứng dụng, do đó được các doanh nghiệp lựa chọn để có thể nhanh chóng xây dựng các dịch vụ trực tuyến mà khách hàng của họ mong muốn.
AI và học máy đang ngày càng phổ biến trong các doanh nghiệp, bởi loại công nghệ tiên tiến này có thể giúp các doanh nghiệp giải quyết được những thách thức mà trước đây khó có thể vượt qua.
Nhiều doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ sao lưu và khôi phục dữ liệu trực tuyến do các nhà cung cấp bên thứ ba quản lý, nhằm đảm bảo dữ liệu và các ứng dụng của họ luôn trong trạng thái sẵn sàng kể cả khi xảy ra sự cố bảo mật hoặc lỗi hệ thống.
Một số nhà cung cấp dịch vụ đám mây còn có các sản phẩm bảo mật và hỗ trợ thực hiện các yêu cầu pháp lý, giúp doanh nghiệp đáp ứng được những quy định về an ninh và quyền riêng tư ngày càng gắt gao.
Gen Cloud Server: Giảm 15% từ 11 – 31/12/2023
Bài liên quan