Nội dung hấp dẫn sẽ mang lại nhiều giá trị tích cực cho doanh nghiệp. Và cải thiện kỹ năng viết chính là chìa khóa để có được những nội dung đó. Trong bài viết này, Hostify.vn sẽ cùng bạn thảo luận về một số mẹo nhằm giúp bạn mài dũa kỹ năng viết nội dung của mình.
Bước đầu tiên để luyện kỹ năng viết là gì? Hãy viết nhiều hơn nữa.
Nhưng nếu bạn không có thời gian thì sao? Có hai kiểu luyện kỹ năng viết mà bạn có thể chọn, chỉ mất vài phút mỗi ngày mà thôi!
Luyện kỹ năng viết chủ động tập trung vào một kết quả cụ thể. Kiểu luyện tập này thôi thúc bạn hoàn thiện và củng cố tác phẩm của mình. Ví dụ:
– Giải thích một chủ đề khó trong phạm vi 100 từ hoặc ít hơn. Bài tập này sẽ giúp bạn thành thục kỹ năng truyền tải thông điệp một cách nhanh gọn và súc tích.
– Tóm tắt văn bản. Tức là lấy một đoạn văn bản dài và viết lại nhằm đơn giản hóa nội dung.
Kiểu luyện tập này sẽ tốn thời gian hơn, bởi nó không tập trung vào một vấn đề cụ thể. Tuy nhiên, bạn sẽ cải thiện được kỹ năng tự diễn đạt, nhanh chóng “vào guồng”, và biến việc viết trở thành một phần trong lối sống thường ngày.
– Viết mỗi sáng – về bất kỳ điều gì. Ví dụ, bạn có thể viết 3 trang mỗi sáng (khoảng 750 từ nếu gõ) để giúp đầu óc thư giãn và sáng tạo.
– Viết nhật ký
Đọc nhiều hiển nhiên giúp cải thiện kỹ năng viết. Nếu có thời gian đọc vì sở thích thì quá tốt. Nhưng bạn cũng nên đọc cả những thứ mà độc giả của bạn đang đọc.
Làm sao để biết độc giả của bạn đang đọc gì? Khả năng cao là nội dung của đối thủ của bạn!
Từ mạng xã hội cho đến blog, cho đến newsletter, hãy tìm nội dung của đối thủ và đọc một cách nghiêm túc. Lúc đó, bạn sẽ vừa đọc, vừa nghiên cứu – một mũi tên giết hai con chim!
Tìm những nội dung tốt nhất của đối thủ và xác định những đặc điểm của chúng. Để làm điều đó, bạn có thể:
– Phân tích tài khoản mạng xã hội của đối thủ và tìm những bài viết với số lượt tương tác cao nhất (lượt like, bình luận, chia sẻ)
– Sử dụng các công cụ nghiên cứu hữu cơ để xem những trang nào mang lại cho họ lưu lượng truy cập hữu cơ cao nhất.
– Sử dụng các công cụ phân tích lưu lượng để xem những trang nào tạo ra lưu lượng và lượt tương tác cao nhất cho đối thủ.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Google Alerts để nắm bắt tin tức và xu hướng của lĩnh vực quan tâm.
Ngoài việc học từ đối thủ, bạn cũng có thể cải thiện kỹ năng viết bằng cách học từ các chuyên gia sáng tạo nội dung. Có hai cách đơn giản nhất để nhận được những lời khuyên về kỹ năng viết:
– Theo dõi các chuyên gia về nội dung và copywriting trên các nền tảng mạng xã hội (LinkedIn, Facebook…)
– Đăng ký các newsletter về copywriting và tiếp thị nội dung.
Thương hiệu của bạn không phải là nhân vật chính của nội dung, mà là độc giả của bạn.
Hiểu được độc giả là mấu chốt để cải thiện kỹ năng viết. Bởi điều đó giúp bạn xác định đúng những điểm cần nêu bật lên trong nội dung và chọn được ngữ điệu liên quan
Để làm điều đó, bạn cần nghiên cứu độc giả trước khi viết, để tìm ra:
– Những thách thức và mục tiêu lớn nhất của họ?
– Ngày bình thường của họ ra sao?
– Họ muốn đạt được gì khi đọc nội dung của bạn.
Từ đó cho độc giả thấy họ có thể thay đổi cuộc sống, công việc, hay việc kinh doanh ra sao, và khuyến khích họ làm điều đó; hướng đến giải quyết vấn đề và trả lời câu hỏi của họ.
Đừng viết nội dung mà không nhắm đến một nhóm đối tượng cụ thể, hoặc chỉ tập trung đơn thuần vào quảng cáo sản phẩm hay dịch vụ.
SEO là công cụ mạnh mẽ nhằm giúp mọi người tìm thấy nội dung của bạn. Và qua SEO, kỹ năng viết của bạn cũng sẽ được cải thiện.
Và phân tích ý định tìm kiếm là trung tâm của SEO nếu muốn bài viết của bạn đạt thứ hạng tốt trên trang kết quả tìm kiếm. Điều này giúp đảm bảo bạn tạo được nội dung đáp ứng nhu cầu của độc giả.
Ý định tìm kiếm (hay ý định từ khóa) là lý do ai đó gõ một truy vấn cụ thể vào công cụ tìm kiếm, như Google. Ví dụ, một người dùng có thể muốn tìm câu trả lời cho một câu hỏi, mua sản phẩm, hay tìm thông tin doanh nghiệp.
Khi hiểu được ý định tìm kiếm của người dùng, bạn có thể tạo nội dung thú vị hơn thông qua việc giúp họ tìm ra câu trả lời trên website của bạn.
Để phân tích ý định tìm kiếm, chỉ cần tìm từ khóa hoặc chủ đề mục tiêu và phân tích các trang xuất hiện trên cùng. Ví dụ, bạn đang viết về việc tóm tắt các mẹo viết blog yêu thích.
Khi phân tích tiêu đề các trang hàng đầu, bạn có thể thấy trong bài viết nên có một danh sách liệt kê thông tin dành cho các blogger mới vào nghề.
Bây giờ hãy phân tích vài trang trong số đó, lưu ý:
– Định dạng nội dung (bài viết blog, template cho tải về)
– Chủ đề phụ
– Cấu trúc trang
– Ngữ điệu
– Hình ảnh, video minh họa
Từ đó, bạn có thể tìm ra một số ý tưởng chung để sử dụng khi soạn thảo bài viết. Nhưng đừng sao chép hoàn toàn sản phẩm của người khác mà chỉ nên dùng chúng làm thông tin tham khảo để nắm bắt sở thích độc giả.
Bài liên quan