Trong các hệ thống thông tin, một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) đóng vai trò quan trọng, đảm nhiệm việc bảo quản dữ liệu ghi lại mỗi ngày của một doanh nghiệp. Cơ sở dữ liệu cung cấp một cấu trúc để lưu trữ và phân loại mọi thông tin về hoạt động kinh doanh, cho phép khởi tạo, cập nhật, và truy xuất một cách nhanh chóng các bản ghi của doanh nghiệp.
Ngoài ra, cơ sở dữ liệu còn được tích hợp nhiều giải pháp bảo mật tinh vi, chỉ cho phép những người dùng biết được mật khẩu chính xác truy cập vào dữ liệu.
Một DBMS gồm 2 thành phần chính: các tập tin chứa dữ liệu và phần mềm quản lý các tập tin đó. Dữ liệu có thể là bất kỳ thông tin nào liên quan đến hoạt động kinh doanh, như khách hàng, sản phẩm, và nhân sự. Cơ sở dữ liệu còn lưu trữ dữ liệu về dữ liệu, như kích cỡ của tên khách hàng và mối quan hệ giữa khách hàng với các đơn hàng.
Phần mềm nhận lệnh gửi đến nó bởi một máy khách, kiểm tra lệnh đã đạt yêu cầu về bảo mật chưa và gửi trả kết quả về máy khách. Máy khách không có quyền truy xuất trực tiếp dữ liệu; mọi lệnh truy xuất phải được thực hiện thông qua phần mềm DBMS.
DBMS đóng vai trò kho lưu trữ bảng lương, đơn hàng, các khoản nợ phải thu, và các bản ghi quan trọng khác của một công ty. Nó tối quan trọng trong đảm bảo các chức năng bình thường của một doanh nghiệp; nếu công ty mất đi cơ sở dữ liệu vì máy tính bị hư hỏng, hoặc một vấn đề nào khác, hoạt động kinh doanh có thể bị tác động tiêu cực.
Một cơ sở dữ liệu thông thường chứa các bảng, các thành tố dữ liệu (đôi lúc gọi là “trường”), mã lập trình, và các thành phần khác. Bảng giúp định nghĩa các nhóm thông tin hữu ích, như khách hàng, thành phần, nhân sự, nhà kho… Các thành tố tạo nên bảng bao gồm số điện thoại, tên, ngày tháng, lượng tiền, và các dữ liệu cụ thể khác.
Cơ sở dữ liệu có một danh mục chính, gọi là lược đồ (schema), chức năng của nó là miêu tả tất cả các bảng và thành tố chứa trong cơ sở dữ liệu. Một cơ sở dữ liệu có thể còn chứa các đoạn mã (snippet) sử dụng để thực hiện các tác vụ quan trọng, như liệt kê tất cả khách hàng theo thứ tự tên, hoặc loại bỏ các mã thành phần trùng lặp.
Schema là một bộ khung mô tả cấu trúc và tổ chức dữ liệu trên trang web, được sử dụng để giúp các công cụ tìm kiếm và trình duyệt hiểu rõ hơn về nội dung của trang web và cung cấp thông tin chi tiết hơn cho người dùng. Schema được định nghĩa bằng cú pháp đánh dấu đặc biệt và có thể áp dụng cho nhiều loại nội dung trên trang web, bao gồm sản phẩm, sự kiện, địa điểm, người nổi tiếng, v.v.
Một DBMS hiện đại không chỉ lưu trữ dữ liệu mà còn cho phép truy xuất dữ liệu một cách nhanh chóng và linh hoạt. Ví dụ, một quản lý bán hàng có thể yêu cầu báo cáo về các khách hàng ở một thành phố cụ thể, người từng mua một số vật phẩm vào tháng 12 năm ngoái.
Những bản báo cáo ad-hoc như vậy có thể được tạo ra chỉ trong vài phút, cung cấp cho đội ngũ quản lý thông tin hữu ích cần thiết để đưa ra những quyết định đòi hỏi sự gấp rút về mặt thời gian.
Trong một doanh nghiệp thông thường, bạn và các đồng nghiệp sẽ sử dụng nhiều ứng dụng khác nhau, như các chương trình kế toán, các ứng dụng smartphone, và các báo cáo trực tuyến. Bạn tương tác với ứng dụng, và ứng dụng tương tác với cơ sở dữ liệu, gửi đi các yêu cầu tạo, chỉnh sửa, và truy xuất dữ liệu mà ứng dụng xử lý, định dạng và hiển thị. Đội ngũ IT cũng có các tiện ích của riêng họ để tạo và tinh chỉnh các cơ sở dữ liệu.
Hầu hết các cơ sở dữ liệu cung cấp nhiều lớp bảo mật. Ở cấp cao nhất, toàn bộ cơ sở dữ liệu có thể được bảo vệ bởi mật khẩu. Trong cơ sở dữ liệu, mỗi bảng riêng rẽ có thể có mật mã riêng, do đó một số người dùng có thể truy xuất bảng khách hàng, nhưng không truy xuất được bảng doanh thu/doanh số.
Trong bảng, mỗi thành tố riêng rẽ cũng có thể có hàng rào bảo mật của chính chúng. Trong bảng nhân sự, tên và bộ phận có thể được xem bởi mọi nhân viên, nhưng lương thì bị giới hạn chỉ đội ngũ HR mới xem được.
csdl.edu vn
|
Cơ sở dữ liệu la gì | csdl.edu.vn đăng nhập | Cơ sở dữ liệu ngành |
Cơ sở dữ liệu ngành giáo dục | CSDL | Hướng dẫn nhập cơ sở dữ liệu ngành giáo dục | CSDL Hanoi |
Bài liên quan