Nếu bạn là “lính mới” bước chân vào thế giới của những kỹ sư phần mềm, bạn hẳn sẽ bối rối trước những khái niệm như front end, back end, và lập trình full-stack. Bạn sẽ phải nhăn trán khi nghe đến những ngôn ngữ lập trình như Ruby on Rails và Javascript.
Vậy, hãy thử làm một cuộc khảo sát nhanh nhé. Giơ tay lên nếu bạn đang thắc mắc, “Mấy thứ này nghĩa là gì vậy? Đâu là sự khác biệt giữa front end và back end?”. Ok. Hãy cùng tìm hiểu thôi.
Đầu tiên, lập trình website là quy trình xây dựng các website và ứng dụng. Không như thiết kế UI/UX, lập trình web tập trung nhiều hơn vào viết mã (code) và đảm bảo các chức năng của website vận hành hoàn hảo. Về cơ bản, bạn phụ trách khía cạnh tính khả dụng của các website và ứng dụng. Nhưng những khái niệm như front end và back end đến từ đâu? Lập trình front end và lập trình back end là 2 loại lập trình web khác nhau.
Các lập trình viên front end xây dựng website với ưu tiên hàng đầu là người dùng. Lập trình front end là một kiểu lập trình máy tính tập trung vào code và tạo ra các yếu tố lẫn tính năng của website mà người dùng có thể thấy được. Có nghĩa là họ đảm bảo giao diện đồ họa của một website hoạt động đúng chức năng của nó.
Bạn có thể xem front end là mặt hướng về khách hàng của một ứng dụng. Do đó khi nói bạn là một lập trình viên front end, công việc của bạn là code và mang lại sức sống cho các yếu tố thị giác của một website. Bạn sẽ tập trung hơn vào những thứ người dùng thấy khi họ ghé thăm một website hay ứng dụng. Và bạn cần đảm bảo website dễ tương tác, đồng thời phải chạy mượt mà nữa.
Những lập trình viên front end sẽ biến những ý tưởng thiết kế thị giác của các nhà thiết kế UI/UX thành hiện thực, đảm bảo website vận hành tốt trong quá trình tương tác với người dùng. Một trong những cách để bạn phô diễn kỹ năng front end là tạo một website tĩnh, tức website với nội dung cố định, hiển thị trên trình duyệt người dùng giống hệt như khi được bạn tạo ra và lưu trữ trên máy chủ.
Bạn có thể thấy các website tĩnh nếu ghé thăm một trang landing đơn giản, hay website của một doanh nghiệp nhỏ, vốn không cho phép người dùng thực hiện bất kỳ tác vụ tương tác nào.
Các lập trình viên front end sẽ xây dựng các yếu tố sau trên website:
Lập trình back end tập trung vào mặt mà người dùng không thể thấy được của một website. Đó là những yếu tố tạo nên khả năng tương tác của website. Bạn có thể xem back end là mặt hướng về máy chủ của một website. Ví dụ, bạn đang điều hành một website truyền thông xã hội. Bạn cần một nơi để lưu trữ toàn bộ thông tin người dùng. Trung tâm lưu trữ này được gọi là một cơ sở dữ liệu, và một số hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu được sử dụng phổ biến là Oracle, SQL Server, và MySQL.
Các cơ sở dữ liệu chạy từ một máy chủ, mà về cơ bản là một máy tính ở rất xa. Một lập trình viên back end sẽ giúp quản trị cơ sở dữ liệu này, cũng như những nội dung website lưu trữ trên đó. Họ đảm bảo các yếu tố front end trên website truyền thông xã hội của bạn có thể tiếp tục vận hành như kỳ vọng khi người dùng duyệt qua các nội dung được tải lên cũng như xem profile của người dùng khác.
Dù người dùng không tương tác trực tiếp với back end của một website, họ vẫn tương tác gián tiếp với các yếu tố mà lập trình viên back end đảm nhiệm thông qua một ứng dụng front end. Lập trình back end chú trọng vào khâu lưu trữ và sắp xếp dữ liệu, đồng thời còn đảm bảo front end vận hành mượt mà.
Các lập trình viên web back end sẽ thực hiện các tác vụ như:
Khi đã nắm được tổng quan về front end và back end, hãy đi sâu vào những khác biệt giữa hai khái niệm.
Lập trình front end tập trung vào các yếu tố thị giác của một website hay ứng dụng mà người dùng sẽ tương tác (mặt khách). Trong khi đó, lập trình back end tập trung vào mặt mà người dùng không thể thấy được của một website (mặt máy chủ).
Họ làm việc cùng nhau để tạo nên một website động, cho phép người dùng thực hiện giao dịch, sử dụng form liên hệ, và bất kỳ hoạt động tương tác nào khác mà bạn có thể hình dung ra khi duyệt một trang web. Một số ví dụ của website động là Netflix, PayPal, Facebook…
Các lập trình viên khác nhau sẽ có những điểm mạnh khác nhau. Nhưng hãy nhớ rằng mặt này của quy trình phát triển không khó hơn hay quan trọng hơn mặt còn lại. Trên thực tế, front end và back end đều có vai trò quan trọng như nhau trong việc xây dựng một website hoàn hảo, khiến người dùng hứng thú khi tương tác.
Với những điểm mạnh khác nhau, mức lương hiển nhiên cũng khác nhau. Các lập trình viên front end ở giai đoạn giữa của sự nghiệp có mức lương trung bình hàng năm là 76.929 USD tại Mỹ. Trong khi đó, các lập trình viên back end ở giai đoạn giữa của sự nghiệp có mức lương trung bình hàng năm là 101.619 USD.
Dù mức lương khác nhau tùy thuộc năng lực chuyên môn của bạn là front end hay back end, tất cả đều được quyết định bởi tài năng đặc biệt, đam mê, và khả năng thực tế của bạn. Bạn có thể thích mặt này hơn mặt còn lại. Nếu đang loay hoay lựa chọn giữa front end và back end, tốt nhất hãy suy nghĩ xem mặt nào mang lại cho bạn sự thoải mái và thỏa mãn hơn trong quá trình làm việc, thay vì chỉ chăm chăm nhìn vào mức lương kỳ vọng.
Khi code, bạn sẽ sử dụng một ngôn ngữ lập trình. Giống như ngôn ngữ của con người, ngôn ngữ lập trình cho phép lập trình viên giao tiếp với máy tính thông qua một chuỗi các biểu tượng (gọi là code). Hình dung đơn giản là bạn đang đưa ra chỉ dẫn cho máy tính thực hiện vậy. Các lập trình viên front end sử dụng các ngôn ngữ như HTML, CSS, và JavaScript.
Front end còn hoạt động trong khuôn khổ các framework và library của riêng nó. Ví dụ: AngularJS, React.js, jQuery, Sass.
Các lập trình viên back end làm việc với các ngôn ngữ như PHP, C++, Java, Ruby, Python, JavaScript, và Node.js.
Các framework back end bao gồm: Express, Django, Rails, Laravel, Spring.
Dù có những tương đồng giữa hai mặt của lập trình web, bạn có thể xem họ như các mặt của một cuộn băng cát-sét. Họ đều là những phần cần thiết của quy trình lập trình web, góp phần tạo ra những website và ứng dụng có chức năng hoàn chỉnh và lôi cuốn về mặt thị giác.
Do đó nếu bạn đang cân nhắc sự nghiệp lập trình viên web và chưa chắc nên tham gia vào mặt nào, hãy xem xét trở thành một lập trình viên full stack. Lập trình viên full stack đứng giữa hai thế giới, và công việc của họ bao gồm cả các yếu tố front end lẫn back end. Giống như bạn nghe cả hai mặt của một cuộn băng cát-sét vậy!
Front end Back end la gì
|
Back-end Developer la gì | Front end là làm gì | Front-end Developer |
front-end developer là làm gì | Frontend Developer là gì | front-end và back-end cái nào khó hơn | Lập trình Front end là gì |
Bài liên quan