Ngày nay, số lượng các website thương mại điện tử (TMĐT) đã tăng rất nhiều so với vài năm trở về trước. Việc sử dụng các website TMĐT mang lại nhiều cơ hội và lợi thế cho chủ sở hữu, đặc biệt phục vụ mục tiêu quảng bá thương hiệu, kinh doanh, và giới thiệu sản phẩm với khách hàng. Tuy vậy, trước khi đưa website TMĐT vào hoạt động, việc khai báo với cơ quan có thẩm quyền, mà cụ thể ở đây là Bộ Công thương, là điều kiện tiên quyết.
Website TMĐT là trang thông tin điện tử mà trên đó thực hiện việc kinh doanh hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ.
Hiện có hai loại website TMĐT:
– Website TMĐT bán hàng: là một loại hình website TMĐT mà cá nhân, thương nhân, tổ chức sử dụng để hoạt động kinh doanh hàng hóa hoặc với mục đích xúc tiến thương mại hoặc cung ứng dịch vụ
– Website cung cấp dịch vụ TMĐT: là các sàn giao dịch TMĐT (ví dụ Shopee.vn, Lazada.vn, Tiki.vn…), website khuyến mại trực tuyến (ví dụ: VinID.net, Shopee.vn) và website đấu giá trực tuyến (ví dụ: daugiaviet.vn).
Theo quy định của pháp luật hiện hành, website TMĐT bán hàng là website phải làm thủ tục thông báo với Bộ Công thương khi thực hiện tạo dựng, công bố, và sử dụng.
Khi đã được cấp tài khoản đăng nhập hệ thống thì có thể bắt đầu thực hiện việc thông báo website TMĐT bán hàng. Người thông báo website điền đầy đủ thông tin theo mẫu có sẵn trên website quản lý hoạt động TMĐT, như:
Bộ Công thương sẽ xem xét hồ sơ và ra thông báo sau 03 ngày làm việc:
Mọi thông tin về quá trình thông báo website được cập nhật trên website nói trên. Bạn cần tự phải theo dõi tình hình hồ sơ của mình.
Sau khi nhận được xác nhận thông báo website thương mại điện tử bán hàng thành công của Bộ Công thương thì cá nhân, thương nhân, tổ chức có thể tiến hành hoạt động kinh doanh của mình mà không lo ngại bị xử phạt. Chủ website lúc này sẽ nhận được một nhãn dán “Đã thông báo” màu xanh như dưới đây.
Chủ website có thể gắn Logo “Đã thông báo” do Cục thương mại điện tử và kinh tế số cấp lên website, tại logo này khi người dùng chọn vào Logo sẽ dẫn đến website TMĐT của Cục thương mại điện tử và kinh tế số Online.gov.vn và hiển thị thông tin đã thông báo thành công của website.
Tất nhiên việc đăng ký thông báo website không đảm bảo cho các hoạt động pháp lý khác liên quan đến quá trình hoạt động của cá nhân, thương nhân, tổ chức. Ví dụ như để một doanh nghiệp hoạt động hợp pháp thì phải kèm theo việc đăng ký kinh doanh (có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), phải xin giấy phép hoạt động hay còn gọi là giấy phép con (nếu ngành nghề kinh doanh là ngành nghề kinh doanh có điều kiện),….
Phí đăng ký website với Bộ Công Thương được quy định trong Thông tư số 16/2016/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc ban hành Điều lệ thu phí quản lý tên miền Internet Việt Nam.
Theo đó, phí đăng ký tên miền cho một năm là 110.000 đồng (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng VAT). Nếu đăng ký nhiều năm thì phí sẽ được tính theo số năm đăng ký và có giảm giá tương ứng.
Ngoài ra, nếu sau khi đăng ký tên miền, bạn muốn thay đổi thông tin về tên miền hoặc gia hạn thêm thời gian sử dụng tên miền thì cũng sẽ phải nộp phí tương ứng.
Lưu ý rằng, ngoài phí đăng ký tên miền với Bộ Công Thương, bạn còn phải trả phí cho nhà đăng ký tên miền (Registrar) để sở hữu tên miền đó. Phí này có thể khác nhau tùy thuộc vào nhà đăng ký tên miền và loại tên miền mà bạn đăng ký.
Thông báo website
|
Không đăng ký website với Bộ Công thương | Thủ tục đăng ký website | Quy định về thông báo website |
online.gov.vn là gì | Phí đăng ký website với Bộ Công thương | những trường hợp nào phải tiến hành đăng ký website với bộ công thương? | Thông báo Bộ Công Thương |
Bài liên quan