Bounce rate là tỷ lệ khách bỏ trang trước khi thực hiện một hành động bất kỳ, như bấm vào một liên kết, điền vào form, hay thực hiện giao dịch mua sắm.
Bounce rate là một yếu tố rất quan trọng quyết định hiệu suất của website, bởi 3 lý do chính:
Theo một báo cáo trên trang GoRocketFuel.com, Bounce rate trung bình sẽ rơi vào khoảng từ 41 – 51%.
Tuy nhiên, Bounce rate “bình thường” lại tuỳ thuộc rất nhiều vào lĩnh vực và nơi bắt nguồn của lưu lượng truy cập mà bạn nhận được.
Ví dụ, Custom Media Labs phát hiện ra rằng các loại website khác nhau có Bounce rate hoàn toàn khác nhau.
Như bạn có thể thấy, các website thương mại điện tử có Bounce rate thấp nhất (20-45%). Trong khi đó, blog và landing pages lại có Bounce rate tối đa lên đến 90%.
Do đó nếu bạn muốn biết Bounce rate “tốt” là bao nhiêu, thì hãy đảm bảo rằng bạn đang so sánh website của mình với các website khác cùng danh mục.
Ngoài ra, các nguồn lưu lượng truy cập vào website cũng có thể tác động đáng kể đến Bounce rate của website bạn.
ConversionXL cho biết lưu lượng truy cập từ email và referral có Bounce rate thấp nhất.
Mặt khác, lưu lượng từ quảng cáo và mạng xã hội thường có Bounce rate…siêu cao!
Exit rate tương tự Bounce rate, nhưng có một khác biệt lớn:
Bounce rate là tỷ lệ phần trăm số người ghé thăm trang và rời đi.
Exit rate là tỷ lệ phần trăm số người rời bỏ một trang cụ thể (kể cả khi họ ban đầu không ghé thăm trang đó).
Ví dụ, một người ghé thăm trang A trên website của bạn. Và họ bấm nút Back của trình duyệt sau vài giây.
Đó gọi là Bounce.
Mặt khác, một người ghé thăm trang A trên website của bạn. Sau đó họ bấm tiếp vào trang B.
Sau đó, khi đã đọc trang B, họ đóng trình duyệt.
Bởi người đó đã bấm vào thứ gì đó trên trang A, họ không được xem là “bỏ” trang A. Và bởi ban đầu họ không ghé thăm trang B, họ cũng không được xem là “bỏ” trang B.
Nhưng vì người đó đã rời website của bạn khi đang ở trang B, hành động đó sẽ làm tăng Exit rate của trang B trong Google Analytics.
Và nếu bạn chú ý thấy một trang trên website của mình có Exit rate siêu cao, thì đó là một vấn đề cần khắc phục ngay.
Trước khi đi vào cách giảm Bounce rate, bạn cần hiểu những lý do phổ biến nhất của việc bỏ trang.
Trang không đáp ứng được kỳ vọng: Ví dụ, bạn đang tìm một chiếc máy xay sinh tố mới. Bạn tìm Google “mua máy xay sinh tố free ship”.
Bạn thấy một quảng cáo với nội dung “Máy xay sinh tố free ship”.
Bạn bấm vào đó. Nhưng thay vì quảng cáo đưa bạn đến trang landing về các loại máy xay sinh tố khác nhau, bạn lại được đưa đến trang chủ của website.
Bạn sẽ làm gì? Quay ngược lại Google và tìm một trang có máy xay sinh tố chứ sao nữa!
Thiết kế tệ: thiết kế tệ có thể làm tăng Bounce rate. Mọi người đều đánh giá trang trước hết dựa trên thiết kế, sau đó mới đến nội dung. Nên nếu website của bạn trông như thế này…
…thì đừng thắc mắc tại sao Bounce rate lại cao đến kỳ lạ.
UX kém: website thiết kế đẹp là chưa đủ, mà còn phải dễ sử dụng nữa. Và mọi người càng dễ đọc và di chuyển trên website của bạn, Bounce rate sẽ càng thấp.
Trang mang lại cho người dùng thứ họ đang tìm kiếm: không phải lúc nào bỏ trang cũng là “tệ”. Một hành động bỏ trang có thể là dấu hiệu cho thấy trang của bạn đã cung cấp cho người xem chính xác thứ họ muốn. Ví dụ, bạn đang tìm công thức cà tím bỏ lò mới. Và bạn được đưa đến ngay trang công thức:
Trang này có mọi thứ bạn cần để làm món ăn: từ thành phần, hướng dẫn chi tiết, đến ảnh minh hoạ. Do đó ngay khi đặt cà tím vào lò, bạn đóng trang.
Dù hành động này về mặt kỹ thuật chính là “bỏ” trang, nhưng nguyên nhân không phải vì trang có thiết kế tệ hay UX kém, mà bởi bạn đã có thứ mình cần.
Công ty video hosting Wistia phát hiện ra rằng việc thêm video vào trang sẽ làm tăng thời gian xem trang trung bình lên gấp đôi. Bên cạnh đó, nhúng video còn làm giảm Bounce rate nữa.
Khi so sánh dữ liệu về Bounce rate đối với các trang có và không có video, bạn sẽ thấy trang có video sẽ có Bounce rate thấp hơn đáng kể (đến 11%) so với trang không có video.
Và lưu ý rằng những video đó không nhất thiết phải là video của bạn. Bạn có thể nhúng bất kỳ video nào từ YouTube có liên quan và có ý nghĩa với trang của bạn.
Bucket Brigades là một trong những cách tốt nhất để cải thiện Bounce rate trên trang landing và các bài blog.
Cách hoạt động của nó như sau:
Trong ảnh trên, cụm từ “In fact” (Thật vậy/Trên thực tế) khiến người đọc cảm thấy tò mò về dòng tiếp theo.
Và khi bạn thêm kha khá Bucket Brigades vào nội dung, bạn đang giữ được người đọc trên trang của mình, từ đó giảm đáng kể BOunce rate.
Google Analysis cho biết tốc độ nạp trang chậm đi kèm với Bounce rate cao.
Không có gì đáng ngạc nhiên cả. Người dùng internet nhìn chung đều cực kỳ kém kiên nhẫn. Do đó, bạn cần tăng tốc mọi thứ!
Đầu tiên là thu thập benchmark về tốc độ trang bằng công cụ PageSpeed Insights của Google. Công cụ này cho bạn biết điểm tốc độ dựa trên mã trang và tốc độ nạp trang với người dùng Chrome.
Bạn cần vào mục Opportunities để biết nên làm gì để tăng tốc trang. Ví dụ: nén ảnh, dùng host nhanh hơn, loại bỏ các plugin và script thừa thãi, xoá bất kỳ thứ gì bạn không dùng hoặc không cần…
Khó đọc = nhác đọc. Do đó, nếu nội dung bạn như ảnh dưới, Bounce rate sẽ cao lên tận nóc.
Lời khuyên là: hãy dùng nhiều khoảng trắng, tách nội dung thành các đoạn ngắn khoảng 1-2 câu, kích cỡ font 15-17px, dùng tiêu đề phụ cho từng mục.
Như đã nói ở trên, người dùng thường bỏ trang khi thiết kế quá tệ. Và trang có thiết kế đẹp sẽ khiến mắt họ dính vào màn hình như keo dán loại xịn nhất vậy! Do đó, nói một cách ngắn gọn, nếu thiết kế trang của bạn chỉ tạm thôi, thì hãy cân nhắc bỏ tiền đầu tư một thiết kế siêu đẹp!
57% lưu lượng trực tuyến đến từ các thiết bị di động. Do đó nếu muốn Bounce rate thấp, website cần hoạt động thật sự hiệu quả trên điện thoại và tablet.
Muốn xem website của bạn trông ra sau trên các thiết bị di động khác nhau, hãy thử công cụ miễn phí mobiReady.
Và bạn cũng cần sử dụng thử website của mình trên các thiết bị khác nhau – tất nhiên là thông qua giả lập. Chúng ta dùng công cụ BrowserStack cho việc này. Nó cho phép bạn dùng website trên hàng chục thiết bị, hệ điều hành, và trình duyệt phổ biến mà không tốn nhiều công sức!
Bounce Rate là gì
|
Exit rate | Bounce rate email là gì | Conversion rate |
Bounce rate Google Analytics | How to check bounce rate in google analytics | Drop rate | Bounce rate benchmarks by industry |
Bài liên quan